Ra chơi… ở trong lớp
Đang tuổi chạy nhảy nhưng giờ ra chơi nhiều học sinh tiểu học phải ngồi trong lớp, chơi ở hành lang… vì không có chỗ chạy nhảy. Thiếu sân chơi nên nhiều trường tại TPHCM đành khuyến khích HS chơi các trò không tốn mặt bằng.
Giờ ra chơi tại Trường tiểu học Lê Ngọc Hân cơ sở 3 (đường Nguyễn Du, Q.1, TPHCM), rất nhiều HS không rời chỗ ngồi mà lôi sách ra đọc, nhiều em lên thư viện, có nhóm tụm năm tụm bảy trước hành lang, trên bục giảng hoặc ngồi nói chuyện ngay cầu thang lên xuống…
Cũng dễ hiểu, cơ sở này của trường có trên 700 HS nhưng sân chơi chính rộng không quá 300m2. Chỉ cần vài nhóm HS nhanh chân “chiếm chỗ” để chạy nhảy, đá cầu… thì sân được phủ kín ngay. Nhìn HS giờ chơi nhưng ngồi rong lớp ôm sách vở, một GV của trường cho hay: “Nếu 2/3 HS ở trong lớp thì các em còn lại cũng có sân chơi”.
Bác sĩ chuyên khoa 2 Đỗ Thị Ngọc Diệp, giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM cho hay, việc thiếu vận động là một trong những nguyên nhân làm mất cân bằng giữa năng lượng ăn vào và năng lượng tiêu hao trong thời gian dài gây nên béo phì. Mỗi ngày trẻ cần được vận động 60 phút bằng các trò chơi, chạy nhảy, thể dục cũng như giúp việc ở trường lớp và ở gia đình.
Khuyến khích trẻ bớt chạy nhảy
Video đang HOT
Trường tiểu học Nguyễn Văn Trỗi (Q.4), có cơ sở vật chất khá tốt với những lớp học khang trang, sân trường khá rộng. Thế nhưng bà Phạm Thị Thúy Hà, hiệu trưởng nhà trường cho hay, sân chơi của trường vẫn chưa đạt chuẩn 6m2/HS.
Sân chơi của trường rộng 3.455m2 nhưng có đến 1.386 HS, nếu các em cùng ùa ra thì… chỉ có nước kẹt sân. “Đồng thời với việc để HS vui chơi chạy nhảy ở sân, trường cũng phải tổ chức các trò chơi vườn xanh, chơi dân gian, trò chơi tĩnh… cho các em, chứ nếu em nào cũng chạy nhảy sao đủ chỗ”, bà Hà nói.
Sân chơi chật hẹp nên Trường tiểu học Kim Đồng cũng chỉ có thể tổ chức các hoạt động vui chơi nhẹ nhàng bằng các tiết học ngoài trời. Nắm rõ, HS tuổi này không được thoải mái vận động sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển nhưng thầy cô cũng phải chấp nhận cảnh HS ra chơi ngồi trong lớp, hay chỉ chơi ở hành lang.
Thiếu chỗ chạy nhảy, HS nhiều trường tham gia các trò chơi tĩnh, ít vận động.
Do hạn chế về cơ sở vật chất ảnh hưởng đến sự vận động của HS nên các trường cũng thường tổ chức tư vấn cho phụ huynh về chế độ dinh dưỡng, chăm sóc trẻ, khuyến khích trẻ vận động ở nhà để tránh các nguy cơ về thừa cân, béo phì… để “bù đắp” phần nào cho sự thiếu hụt sân chơi ở trường học.
Bà Trương Ngọc Anh, tổ trường mầm non Phòng Giáo dục quận Bình Tân, cho biết, với khối mầm non, việc thiếu sân chơi cũng trầm trọng không kém. Ở các trường công lập trạng trạng thiếu sân chơi đỡ hơn, còn trường tư thục hầu như không có sân chơi vì địa điểm thuê lại nhà dân, thiết kế không có diện tích sân chơi. Vì thế, nhiều trường không thể tổ chức các hoạt động ngoài trời, các trò chơi vận động mà trẻ chỉ có thể… ngồi chơi trong lớp.
Theo lãnh đạo các trường, việc mở rộng diện tích sân chơi là do quận, thành phố, việc này nằm ngoài khả năng của mình nên các trường cũng chỉ biết chờ. Và như một hiệu trưởng chia sẻ, khi sân chơi không có thì việc giáo viên khuyến khích HS chơi trong lớp trong giờ ra chơi điều không thể tránh được.
Hoài Nam
Theo dân trí
Thiếu trầm trọng mặt bằng học Thể dục
Rất nhiều trường học tại TP.HCM không có nổi góc sân nhỏ hay khuôn viên làm sân chơi, sân tập thể dục.
Đối với học sinh Trường THCS Lam Sơn (Q.Bình Thạnh), tập thể dục là chuyện không tưởng. Trường được xây từ năm 1955, có 2 tầng, hành lang được xây hết sức đặc biệt: càng lên cao, bề rộng cứ nhỏ dần, từ 2m ở tầng trệt thì chỉ còn chưa đầy 1,5m ở tầng trên. Dọc hành lang mỗi lớp chỉ đủ chỗ cho hơn 10 học sinh có thể tập thể dục. Trong khi đó mỗi lớp có từ 40-50 học sinh, thậm chí có lớp tới 60.
Bà Nguyễn Kim Trưng - Hiệu trưởng nhà trường tâm sự: "Nhiều năm nay trường không thể cho học sinh tập thể dục giữa giờ. Nhiều giáo viên thể dục tâm huyết muốn dạy nhưng không thể thực hiện được. Ngay cả chuyện cho học sinh tập trên hành lang cũng rất nan giải".
Trường tiểu học Huỳnh Mẫn Đạt (Q.5, TP.HCM) không cổng, không cây xanh, không sân.
Hơn chục năm nay, Trường tiểu học Huỳnh Mẫn Đạt (Q.5) vẫn là khối nhà 6 tầng lầu, không sân trường, không cây xanh, không cổng. Lớp học là bốn bức tường bao xung quanh đến mức cứ cúp điện thì học sinh phải nghỉ học vì phòng học nóng và tối. Giờ học thể dục, hơn 650 học sinh các khối lớp thay phiên nhau xếp hàng lên sân thượng ở lầu 6 để tập.
Cũng ở Q.5, Trường THCS Trần Bội Cơ có gần 3.000 học sinh với khoảng 70 lớp nhưng sân trường chỉ khoảng 200m2. Để có chỗ cho học sinh tập thể dục, nhà trường tận dụng cả phòng giáo vụ trên lầu để các lớp thay nhau học. Vì quá chật chội nên giờ sinh hoạt dưới cờ vào ngày thứ hai trường phải tổ chức 4 lần, ngày 20.11 phải thực hiện 5 lần...
Rất nhiều trường hiện nay trên địa bàn thành phố cũng ở tình trạng tương tự như Trường tiểu học Lý Thái Tổ (Q.8), Kim Đồng (Q.Gò Vấp), Trần Quang Khải (Q.1), Tô Vĩnh Diện (Q.Bình Thạnh), Vĩnh Xuyên (Q.6)...
Theo TNO
Thi vào lớp 1 khó hơn thi cao học? Để vào học lớp 1, nhiều trẻ mẫu giáo phải oằn mình luyện viết trong các lò luyện, trong khi không ít sinh viên mới tốt nghiệp ĐH, công chức chỉ cần ung dung nộp tiền, học ôn là chắc chắn đỗ cao học. Trẻ gò mình luyện thi Trước đây, sau khi học xong mẫu giáo, phụ huynh chỉ cần nộp hồ...