Quyết tâm thi lại Kiến trúc sau 13 năm đi làm phụ hồ
Vì không đủ tiền đóng học phí nên học được 1,5 năm thì Võ Xuân Phú bị buộc nghỉ học trường ở Kiến trúc. 13 năm sau Phú lại thi vào trường từng học để thực hiện ước mơ kiến trúc sư.
Trong phần thi năng khiếu Vẽ mỹ thuật diễn ra tại trường ĐH Kiến trúc TP.HCM (Q.3), có một thí sinh đứng tuổi, nét mặt già dặn. Như bao sĩ tử khác, anh tập trung đo tỷ lệ hình khối, bàn tay đã chai sạn đều đặn phác thảo từng nét vẽ chì lên giấy. Thí sinh ấy là Võ Xuân Phú (35 tuổi), quê ở H.Đông Hòa, Phú Yên.
Với mơ ước trở thành một kiến trúc sư, nên dù ở tuổi 35 thì Phú vẫn quyết tâm đi thi đại học. Qua lời Phú kể thì 13 năm trước, ươc mơ ấy từng một lần dang dở. Năm học 1999-2000, từ miền quê nghèo năng gió Phú Yên, chàng tân sinh viên Xuân Phú hồ hởi nhập học ĐH Kiến trúc TP.HCM. “Tôi rất thích vẽ từ nhỏ nên khi đậu trường này thì mừng lắm. Tuy nhiên, lúc xuống Sài Gòn thì bao nỗi lo toan chuyện ăn học lại dồn về. Gia đình ở quê làm ruộng mà còn không đủ nuôi ba người con, nói chi đến chuyện học đại học”, Phú nhớ lại.
Võ Xuân Phú thực hiện phần thi năng khiếu của mình.
Vì nhà nghèo, nên chàng trai xứ Nẫu không thể hoàn thành nhiệm vụ đóng học phí cho nhà trường. Kết quả, học được 1,5 năm thì anh bị cấm thì, rồi buộc thôi học. Trong ký ức của phúc, cảm giác con đường học vấn đứt gánh giữa chừng vẫn in hằn. “Thời điểm ấy, tôi buồn lắm, chẳng thiết đi học nữa. Có tiếc cũng không được gì nên tôi xin đi làm phụ hồ luôn”, Phú kể.
Làm phụ hồ một thời gian, Phú từng nghĩ đến chuyện đi học lại. Nhưng thời điểm ấy, anh vẫn đang lo cho cô em gái ăn học nên chỉ biết cật lực với nắng gió công trình để lo cho em. Vì vậy, Phú không đi thi, dù ước mơ kiến trúc sư vẫn luôn đau đáu. Đến khi em gái ra trường, có công ăn việc làm, bản thân Phú cũng ổn định cuộc sống thì anh quyết định thi lại.
Ngày đi làm thợ ở công trường, tối về anh học đến 1-2 giờ sáng. Các môn Văn, Toán, Vẽ thì Phú đều tự ôn, tự học. Đến ngày thi, Phú chuẩn bị đầy đủ bút, tẩy, bảng vẽ… mang vào phòng thi. Anh chia sẻ, vì suốt thời gian dài không học Văn, mà chỉ có 2 tháng để ôn lại nên làm bài không như ý.
“Nội dung kiến thức Ngữ văn đã có nhiều xáo trộn, nhiều cái mới. Như đề Văn khối D1 có bài về Đàn guitar của Lorca rất mới mẻ với tôi. Hy vọng tôi được 5 điểm môn này, còn Toán và Vẽ thì làm khá tốt”, Phú nói.
Hoàn thành phần thi của mình, Phú trở lại vơi công việc thường ngày cùng hy vọng đậu đại học, viết tiếp ước mơ kiến trúc sư. “Tôi nghĩ ở tuổi này, việc học tiếp vẫn chẳng có gì là muộn màng. Cuộc sống của tôi giờ cũng không còn đến nỗi vất vả, đủ lo cho bản thân ăn học được. Hơn nữa mấy năm học trôi qua rất nhanh thôi”, anh chia sẻ.
Theo zing
Cao thủ khối V thi vẽ chiến sĩ tại ĐH Kiến trúc
Tại trường ĐH Kiến trúc TP.HCM, sau khi làm xong các môn Toán, Văn các thí sinh bước vào phần thi vẽ mỹ thuật. Dù là môn thuộc về năng khiếu, nhưng nhiều em cũng tỏ ra căng thẳng.
Thí sinh thi trường Kiến trúc làm bài thi vẽ
Video đang HOT
Chiều 10/7, các thí sinh dự thi khối V1 vào trường ĐH Kiến trúc TP.HCM bắt đầu bước vào phần thi năng khiếu sau khi làm xong bài thi hai môn Toán, Ngữ Văn (đề thi khối D). Hình ảnh ghi nhận tại cơ sở chính của trường (Q.3).
Khắp các dãy hành lang, cầu thang, trong phòng học được chọn làm nơi làm bài thi vẽ mỹ thuật của thí sinh khối V1.
Theo lý giải của giám thị, nơi thi vẽ phải là khu vực có ánh sáng hắt vào để thí sinh dễ lên khối hình khi thực hiện vẽ bằng bút chì.
Đề thi năm nay yêu cầu các sĩ tử vẽ tượng chân dung chiến sĩ Hải quân Việt Nam (theo mẫu tại phòng thi). Chất liệu thể hiện là bút chì đen.
Để hoàn thành tốt bài thi, các thí sinh đều mang đủ dụng cụ cần thiết như ghế nhựa, các loại bút chì 2b, 3b, 4b; tẩy, gọt bút chì, dao dọc giấy, bảng vẽ... Một số thí sinh mang theo các loại nước uống để đảm bảo đủ sức lực, tỉnh tảo trong suốt 3 tiếng ngồi vẽ.
Có thí sinh còn mang theo cả dụng cụ quét sơn để phủi bụi, cặn tẩy ở trên bài thi.
Mỗi thí sinh chọn một tư thế ngồi vẽ.
Tư thế ngồi vẽ miễn sao cho thoải mái là yếu tố quan trọng.
Thí sinh Võ Xuân Phú (35 tuổi, quê Phú Yên) đang ngắm đo tỷ lệ của vật mẫu. Phú cho biết, đề thi cũng tương đối dễ, chỉ khó ở một số chi tiết như đôi mắt, mũ, các nếp nhăn trên mặt.
Nhiều sĩ tử chọn cách vẽ nháp ra giấy trước khi vẽ chính thức.
Em Lê Minh Phát (18 tuổi, TP.HCM) tập trung vào bài vẽ của mình. Phát chia sẻ: "dạng vẽ mẫu này mình cũng thường hay vẽ ở nhà, tuy nhiên do đây là bài thi nên cũng khá căng thẳng".
Mỗi thí sinh một biểu hiện một cảm xúc khác nhau trên khuôn mặt khi làm bài thi.
Nhưng tất cả đều rất tập trung.
Và cũng tỏ ra khá căng thẳng.
Trên nền nhà vương vãi giấy, các loại bút, tẩy... và cả bằng tốt nghiệp THPT.
Nguyễn Trường Phú (18 tuổi, H.Cái Bè, Tiền Giang) đối chiếu lại hình vẽ của mình so với mẫu. Theo Phú, bài thi của cậu khá tốt, nhưng phần vẽ dòng chữ trên mũ lại không như ý vì quá nhiều chi tiết.
Không như nhiều bài thi khác, với phần thi vẽ thì thí sinh được phát 1 mảnh giấy riêng để điền thông tin. Mảnh giấy được dán vào bài làm.
Theo yêu cầu trong đề bài, tiêu chuẩn chấm bài là hình vẽ cân đối trên tờ giấy thi. Dựng hình đúng tỷ lệ, cấu trúc và đặc điểm riêng của mẫu. Hình vẽ thể hiện được hệ thống sáng tối, diễn tả đúng khối của tượng mẫu trong không gian. Bài thi cũng phải diễn tả được chất liệu của tượng mẫu, nền vải, thể hiện tốt bút pháp chất liệu chì.
Không có nhiều thí sinh hoàn thành sớm bài thi. Trong ảnh, sĩ tử Nguyễn Thiện Quang (quê Lâm Đồng) là một trong số ít thí sinh làm xong bài thi sớm. Điểm các môn thi khối V1 sẽ lấy hệ số 1.
Theo zing
Kết thúc thi đại học đợt 1: 73 thí sinh bị xử lý kỷ luật Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho biết, kỳ thi tuyển sinh Đại học đợt 1 trong 2 ngày 4, 5/7 diễn ra bình thường đảm bảo đúng quy định quy chế. Tuy nhiên, cả nước có 73 thí sinh bị xử lý kỷ luật. Theo lãnh đạo Bộ GD-ĐT, số thí sinh đến dự thi đại học đợt 1 này là...