Quyền lực của ‘ông lớn’ công nghệ thể hiện qua việc cấm tài khoản Tổng thống Trump như thế nào?
Quyết định cấm vĩnh viễn tài khoản Tổng thống Trump của Facebook, Twitter nhận được đồng tình. Song chúng một lần nữa cho thấy sức mạnh chưa được kiểm soát của các ‘ông lớn’ công nghệ.
Twitter cấm tài khoản cá nhân của Tổng thống Trump vĩnh viễn.
Khi Facebook và Twitter cấm người dùng và các nhóm ủng hộ bạo loạn tại Đồi Capitol (Mỹ) tuần trước, lượt tải của một ứng dụng khác là Parler lại tăng lên. Tuy nhiên, nhằm ngăn chặn việc tổ chức các hành vi tương tự, Google và Apple đã gỡ Parler khỏi các chợ ứng dụng, trong khi Amazon đóng cửa dịch vụ web của Parler.
Trên website, CEO Parler John Matze khẳng định sẽ không khuất phục trước áp lực từ các đối tượng phản cạnh tranh, các công ty mang động cơ chính trị và những kẻ độc tài ghét bỏ tự do ngôn luận.
Dù vậy, trên thực tế, Matze không có nhiều lựa chọn. Mạng xã hội tự do ngôn luận của ông bị Google xem là “nguy cơ đang diễn ra và cấp bách đối với an ninh trật tự”, còn nhân viên Amazon yêu cầu công ty “từ chối mọi dịch vụ Parler cho tới khi nó xóa bỏ bài viết kích động bạo lực và Amazon đã làm theo. Apple cũng nhanh chóng đi theo con đường của các đồng nghiệp.
Với một hệ sinh thái nằm trong tay số ít “ông lớn”, ứng dụng không nhiều khả năng sống sót nếu không được tiếp cận các kênh chính thống này. Cánh cửa đóng sập với Parler nhấn mạnh quyền lực ngày một lớn mà các doanh nghiệp công nghệ đang nắm giữ. Họ có quyền quyết định điều gì được phép trên dịch vụ và nhanh chóng đưa ra hành động. Trong nhiều năm, Big Tech tránh xa những cuộc tranh luận về quyền lực khi tuyên bố trung lập nội dung. Song tin giả và can thiệp bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016 làm rõ một điều: các công ty cùng thuật toán và cách quản trị nội dung của họ gây tác động lớn tới đời thực.
Ngày nay, dưới áp lực từ các nhà lập pháp, nhà hoạt động nhân quyền và thậm chí nhân viên, Big Tech nhận ra quyền lực và trách nhiệm mà họ phải gánh đối với các cuộc thảo luận công khai trên mạng, bao gồm cả trên ứng dụng họ không tạo ra. Quyền lực ấy lọt vào tầm ngắm của nhà chức trách Mỹ khi Google và Facebook đang phải đối mặt với những vụ kiện chống độc quyền của chính phủ. Đồng thời, họ còn bị chỉ trích vì thiếu nghiêm túc trong hoạt động kiểm duyệt nội dung, quá dễ dãi đối với các lời nói có khả năng kích động bạo lực hoặc phạm pháp trong thế giới thực.
Động thái gần đây của Facebook và Twitter như cấm vĩnh viễn tài khoản của Tổng thống Mỹ Donald Trump hay cấm Parler của Google, Apple nhận được sự ủng hộ của chính trị gia và nhà phê bình. Nhiều người đặt câu hỏi vì sao phải mất quá lâu họ mới ra quyết định như vậy. Bên cạnh đó, nó còn làm dấy lên nhiều lo ngại.
Video đang HOT
Kate Ruane, Cố vấn lập pháp cao cấp tại tổ chức American Civil Liberties Union, cho rằng mọi người nên lo lắng khi các công ty như Facebook, Twitter vận dụng quyền lực chưa được kiểm soát để loại bỏ người khác ra khỏi các nền tảng đã trở thành một phần không thể thiếu với hàng tỷ người. Đặc biệt, quyết định loại bỏ diễn ra nhanh hơn với các sự kiện chính trị. Bà hi vọng các công ty này áp dụng quy định minh bạch với tất cả mọi người.
Parler vốn đã gặp nhiều trở ngại. Công ty phải cạnh tranh với các dịch vụ lớn hơn nhiều về quy mô như Twitter, Facebook và Instagram. Mạng xã hội chỉ thu hút sự chú ý từ năm 2020. Được Rebekah Mercer, con gái của nhà đầu tư Robert Mercer, một người ủng hộ Trump hỗ trợ, Parler là ứng dụng hàng đầu trên App Store vào ngày 9/1 trước khi bị cấm. Chức năng của Parler khá giống Twitter, nơi người dùng đăng thông điệp ngắn lên bảng tin để người khác theo dõi và tương tác.
Khi Twitter và Facebook tăng cường dán nhãn, xác minh sự thật đối với bài viết của ông Trump vài tháng gần đây, một số chính trị gia Đảng Cộng hòa và nhân vật truyền thông nổi tiếng khuyến khích người ủng hộ theo dõi họ trên Parler. Do tập trung vào người dùng cánh hữu, tìm kiếm sự tự do, không bị kìm kẹp bởi các quy định của Big Tech, một số người dùng Parler phàn nàn nó giống như “buồng vọng âm” của những người có tư tưởng giống nhau hơn là nơi để tranh luận như Twitter. Bản thân ông Trump cũng không có tài khoản Parler.
Parler cũng bị phát hiện là nơi để người dùng lên kế hoạch bạo loạn tại Đồi Capital. Twitter cho biết họ tìm thấy bằng chứng về cuộc bạo động mới được lên kế hoạch vào ngày 17/1, còn Facebook nói đã gỡ bỏ 600 nhóm quân sự hóa và cũng cấm những bài viết có nội dung mang theo vũ khí tới các trụ sở chính quyền.
Theo nhà phân tích công nghệ độc lập Bennedict Evans, không bao giờ có cái gọi là “điều tiết hoàn hảo” song có sự khác biệt giữa cố gắng và không. Những vấn đề này không liên quan tới mô hình kinh doanh, nó áp dụng với mọi mạng lưới và mô hình.
CEO Parler Matze động viên người dùng tìm cách lách luật, như sử dụng website trên trình duyệt hay cài đặt trên điện thoại Android từ các chợ ứng dụng không phải Google Play. Ông còn kêu gọi họ hủy thuê bao Amazon, ngừng sử dụng Apple, “gọi điện, viết thư và gửi email cho thành viên quốc hội, nghị sỹ để vạch trần hành vi phản cạnh tranh”.
Ngay cả khi phần xương sống công nghệ đã bị Big Tech vô hiệu hóa, Parler vẫn có thể tồn tại với quy mô nhỏ hơn. Google từng cấm Gab, một website tự do ngôn luận khác phổ biến trong giới cực đoan cánh hữu, năm 2017 vì vi phạm chính sách phát ngôn thù địch. Năm 2018, Gab bị nhà cung cấp dịch vụ thanh toán PayPal và nhà cung cấp tên miền GoDaddy cấm sau vụ xả súng giết hại 11 người tại một giáo đường Do Thái. Kể từ vụ việc tại Đồi Capitol, Gab liên tục tweet về các lệnh cấm như một biểu tượng danh dự và ghi nhận lượng người dùng, đơn xin việc tăng vọt, phải tăng cường máy chủ mới để duy trì website.
Gab đăng trên Twitter: “Chuyển đổi mô hình sáng các nền tảng mới ủng hộ tự do ngôn luận sẽ diễn ra chỉ sau một đêm”. Gab cũng chúc CEO Parler “may mắn”.
Ứng dụng kêu gọi xâm nhập Đồi Capitol bị gỡ trên Android, iOS
Đây được coi là một trong những mạng xã hội lớn nhất cho nhóm cực hữu hoạt động.
Sau sự kiện bạo loạn ngày 6/1 tại Đồi Capitol, Washington D.C., nhiều mạng xã hội lớn đã đưa ra những biện pháp mạnh tay để xử lý tài khoản của Tổng thống Mỹ Donald Trump, cũng như nhiều người cực đoan ủng hộ ông Trump.
Nhiều người ủng hộ ông Trump đã kêu gọi người dùng chuyển sang những nền tảng khác như Parler, mạng xã hội vẫn đang có chính sách thoải mái với giới cực hữu. Tuy nhiên, Apple và Google lại không muốn hỗ trợ Parler.
Parler là mạng xã hội được nhiều nhóm cực hữu lựa chọn sau khi bị khóa tài khoản ở Facebook, Twitter.
Google vào ngày 9/1 thông báo sẽ xóa Parler khỏi chợ ứng dụng Play Store, trừ khi mạng xã hội này áp dụng các hình thức kiểm duyệt nội dung. Một ngày sau, Apple cũng cho biết họ đã xóa Parler khỏi App Store, sau khi nhà phát triển không thể cung cấp kế hoạch cụ thể để kiểm duyệt, lọc nội dung cực đoan khỏi nền tảng.
"Chúng tôi vẫn tìm thấy những đe dọa bạo lực trực tiếp, hay các lời kêu gọi thực hiện hành vi phi pháp. Những biện pháp này không đủ để đối phó với sự bùng nổ về nội dung nguy hiểm, đáng chê trách trên mạng xã hội này", Bloomberg trích thư phản hồi của Apple khi công bố xóa Parler.
Tuy nhiên, ứng dụng này vẫn có thể quay trở lại nền tảng iOS nếu chứng minh được khả năng lọc nội dung nguy hiểm, Apple cho biết.
Những người dùng Android, iOS đã tải Parler sẽ không bị ảnh hưởng. Việc xóa ứng dụng khỏi kho chỉ ngăn những người mới tiếp cận, hoặc khiến ứng dụng trở nên lỗi thời, không tương thích với các bản cập nhật hệ điều hành mới.
Bloomberg nhận định hành động của Apple còn cứng rắn hơn Google, bởi hệ điều hành Android cho phép cài đặt ứng dụng qua nhiều đường khác, trong khi người dùng iOS khó có thể cài đặt mà không dùng App Store.
Parler tự mô tả mình là mạng xã hội "không thiên kiến, tự do ngôn luận, hướng tới bảo vệ quyền của người dùng". Mạng xã hội này nhanh chóng được nhóm cực hữu yêu thích sau khi nhiều tài khoản trên Facebook, Twitter bị xóa.
Theo điều tra của Guardian , Parler cùng một mạng xã hội khác là Gab đã trở thành nơi mà các nhóm cực hữu lên kế hoạch, bàn bạc về việc bạo loạn tại Washington D.C.
Trong suốt sự kiện, nhiều tài khoản chia sẻ đường đi để tránh cảnh sát, công cụ tốt nhất để phá khóa cửa. Nhiều người cũng gửi hình mình đang cầm súng tiến về Đồi Capitol.
Mạng xã hội này đã bị xóa ở cả kho ứng dụng iOS và Android.
Vào ngày 6/1, sau cuộc bạo loạn tại thủ đô nước Mỹ, Parler đã trở thành ứng dụng miễn phí được yêu thích nhất trên App Store.
CEO của Parler, ông John Matze cho rằng Apple đang áp những tiêu chuẩn cho Parler mà chính họ cũng không thể đáp ứng. Trả lời Reuters , vị lãnh đạo này cho biết những hành vi bạo loạn, bạo lực không có chỗ trên mạng xã hội của mình.
Tuy nhiên, đòn đau nhất với Parler có thể lại đến từ Amazon. Sáng 10/1 (giờ Việt Nam), công ty này cho biết sẽ ngừng cung cấp dịch vụ máy chủ cho Parler, buộc mạng xã hội này phải tìm nhà cung cấp khác hoặc chịu cảnh không thể truy cập.
Trong phản hồi của mình, Amazon cho rằng Parler đã vi phạm quy tắc sử dụng, và sẽ cắt dịch vụ vào trưa 11/1 (giờ Việt Nam).
Sự thực phía sau những cuộc di cư khỏi Thung lũng Silicon Chính quyền bang California đang phải đối mặt với một "cuộc khủng hoảng về hình ảnh và quan hệ công chúng" khi lần lượt các ông lớn công nghệ xách vali rời khỏi Thung lũng Silicon. Trong nửa thế kỷ qua, Thung lũng Silicon là trung tâm của sự đổi mới công nghệ ở Hoa Kỳ và thế giới. Nếu được tách riêng,...