Quyền lực của Mỹ – Trung Quốc – Nga đang gây căng thẳng tại Bắc Cực
Sự tăng cường cạnh tranh địa chính trị ở Bắc Cực giữa Mỹ, Trung Quốc và Nga đang gia tăng căng thẳng trong khu vực, theo cơ quan Tình báo Quốc phòng Đan Mạch cho biết.
Ảnh minh hoạ.
Tranh chấp ở Bắc Cực về vấn đề nóng lên toàn cầu và sự tiếp cận các khoáng sản nổ ra vào tháng 5 khi Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Mike Pompeo đã cáo buộc Nga có hành vi hung hăng ở khu vực cực này, đồng thời nói rằng các hành động của Trung Quốc cần phải được theo dõi chặt chẽ.
“Một trò chơi quyền lực lớn được hình thành giữa Nga, Mỹ và Trung Quốc, đang gia tăng mức độ căng thẳng ở khu vực (Bắc Cực)”, cơ quan Tình báo Đan Mạch cho biết trong báo cáo đánh giá rủi ro hàng năm.
Video đang HOT
Đan Mạch đã ưu tiên duy trì Bắc Cực như một khu vực hợp tác quốc tế và giải quyết mọi vấn đề tiềm năng thông qua các cuộc đàm phán chính trị giữa các quốc gia có lãnh thổ ở khu vực này. Greenland, một hòn đảo rộng lớn nằm giữa Bắc Đại Tây Dương và Bắc Băng Dương, là một vùng tự trị của Đan Mạch.
Nhưng mục tiêu trên của Đan Mạch đã trở nên khó đạt được hơn khi Nga nói riêng đang tăng cường khả năng quân sự ở đó, báo cáo cho biết. Đây được coi là động lực thiết yếu cho một số quốc gia ven biển Bắc Cực khác bắt đầu tăng cường hiện diện quân sự khu vực (của họ).
Báo cáo cũng cho biết, một chiến lược đối với Bắc cực mới của Mỹ được công bố vào tháng 6 năm nay kết hợp với các ý kiến công khai từ các quan chức chính phủ và quốc phòng cấp cao, cũng đã góp phần làm gia tăng căng thẳng trong khu vực.
Sự quan tâm ngày càng tăng của Nhà Trắng đối với Bắc Cực đã trở nên rõ ràng vào tháng 8, khi Tổng thống Donald Trump đề nghị mua Greenland từ Đan Mạch. Ý tưởng nhanh chóng bị chính phủ Đan Mạch và khu vực Greenland bác bỏ.
Phương Thảo
Theo giaoducthoidai.vn/Reuters.com
Mỹ tiết lộ nhiệm vụ bí mật của tàu ngầm Nga mới gặp nạn Losharik
Giới nghiên cứu quân sự Mỹ tin rằng Nga dự tính lợi dụng khả năng lặn sâu của AS-31 Losharik để mở rộng tham vọng lãnh thổ dưới đáy biển Bắc Băng Dương.
Viện Hải quân Hoa Kỳ khẳng định chiếc tàu ngầm hạt nhân nước sâu AS-31 Losharik của Nga được lên kế hoạch triển khai ở Bắc Đại Tây Dương.
Bình luận về vụ tai nạn xảy ra với thiết bị nghiên cứu nước sâu của Nga, tổ chức chuyên gia Mỹ cho rằng "vụ tai nạn xảy ra trong giai đoạn vận hành mùa Hè của chiếc tàu thuộc biên chế Tổng cục Nghiên cứu Nước sâu, Bộ Quốc phòng Nga, trước khi nó được triển khai đến Bắc Đại Tây Dương để thực hiện nhiệm vụ".
Nga sử dụng AS-31 Losharik cho tham vọng mở rộng lãnh thổ dưới đáy biển Bắc Băng Dương? (Ảnh: dni24.com)
Tờ The Barents Observer của Na Uy nhấn mạnh rằng chiếc AS-31 Losharik có khả năng "mang theo một số thiết bị cỡ nhỏ phục vụ cho mục đích quân sự và được thiết kế để đặt dưới đáy biển". "Các thiết bị này sẽ được sử dụng để đánh lạc hướng chú ý của các tàu ngầm nước ngoài vào thời điểm tàu ngầm Nga rời Bán đảo Kola để di chuyển đến Bắc Đại Tây Dương. Các thiết bị nghe lén kèm theo sẽ có nhiệm vụ phát hiện các âm thanh do tàu địch tạo ra", tờ báo Na Uy viết.
Hơn nữa, khi đề cập đến các mục tiêu cụ thể trong nhiệm vụ của AS-31 Losharik, Viện Hải quân Hoa Kỳ nhận định rằng "chính phủ Nga dự tính lợi dụng khả năng lặn sâu của chiếc tàu này để mở rộng tham vọng lãnh thổ dưới đáy biển Bắc Băng Dương".
Trước đó, ngày 1/7, một trong những thiết bị nghiên cứu khoa học nước sâu của Bộ Quốc phòng Nga đã gặp nạn trong quá trình tiến hành đo độ sâu, khiến 14 thủy thủ thiệt mạng. Theo thông báo của giới truyền thông Nga, đám cháy trong vụ tai nạn xuất phát từ chiếc tàu ngầm hạt nhân nước sâu thuộc dự án 10831- AS-31 Losharik.
Vào năm 2012, trong chuyến thám hiểm Bắc Cực mang tên "Sevmorgeo", cũng chính chiếc AS-31 Losharik đã thu thập được những mẫu trầm tích dưới đáy biển ở độ sâu hơn 2 km. Từ những gì thu thập được, các nhà địa chất Nga khẳng định quyền sở hữu của Matxcơva đối với dải núi ngầm Alpha-Mendeleev ở vùng Bắc Cực, nơi theo ước tính tập trung 1/4 trữ lượng tài nguyên thiên nhiên của thế giới.
(Nguồn: Gazeta)
VĂN ĐỨC
Theo VTC
"Quát vật" đánh chìm tàu hải quân Nga, thủy thủ đoàn hốt hoảng tháo chạy Một nhóm các nhà khoa học và nhà nghiên cứu Nga đã phải bỏ chạy thoát thân khỏi cuộc tấn công của một con hải mã sau khi con thú này đánh chìm tàu hải quân của họ ở Bắc Cực. Một tàu hải quân Nga đã bị hải mã tấn công khi thám hiểm Bắc Cực Cụ thể, theo Express, con tàu...