Quyền lợi của học sinh phải đặt lên trên hết!

Theo dõi VGT trên

Đa dạng sách giáo khoa là một bước tiến quan trọng, nhưng để lựa chọn được sách giáo khoa (SGK) phù hợp và thực hiện chọn sách một cách công tâm, minh bạch nhất, vì quyền lợi học sinh cũng là một vấn đề được nhiều người quan tâm.

Vì thế, câu chuyện ai được quyền chọn SGK và chọn như thế nào đang là nỗi băn khoăn thường trực của báo chí và dư luận những ngày này trước việc Bộ GD&ĐT thông tin về việc đang dự thảo thông tư lựa chọn SGK theo tinh thần của Luật Giáo dục 2019.

Trường, giáo viên hay Ủy ban nhân dân tỉnh chọn sách giáo khoa?

Vấn đề được quan tâm trước tiên là việc: Ai có quyền quyết định chọn sách giáo khoa mới?

Luật Giáo dục sửa đổi có hiệu lực vào 1/7/2020 lại quy định: UBND cấp tỉnh quyết định việc lựa chọn SGK sử dụng ổn định trong các cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn. Điều khoản này thay đổi so với Nghị quyết 88/2014/QH13 là: “Các cơ sở giáo dục phổ thông lựa chọn sách giáo khoa để sử dụng dựa trên ý kiến của giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT”.

Quyền lợi của học sinh phải đặt lên trên hết! - Hình 1

Lựa chọn sách giáo khoa cần quan tâm đến quyền lợi của học sinh. Ảnh: T.L

Theo chia sẻ với báo chí của đại diện Bộ GD&ĐT, thực hiện quy định tại Luật Giáo dục, Bộ đang xây dựng thông tư để hướng dẫn. Thông tư này hướng dẫn việc lựa chọn SGK theo từng môn học, hoạt động giáo dục ở các cấp học và không quy định cứng nhắc việc các UBND tỉnh phải chọn tất cả SGK của các môn học trong cùng một bộ hay chỉ được chọn một bộ SGK cho địa phương. Căn cứ vào điều kiện của địa phương, UBND tỉnh xây dựng các tiêu chí để lựa chọn được SGK phù hợp với nhu cầu và điều kiện tổ chức dạy học tại địa phương.

Trong thông tư hướng dẫn lựa chọn SGK, Bộ GD&ĐT sẽ quy định cụ thể thành phần của hội đồng lựa chọn SGK để căn cứ vào đó, UBND tỉnh, thành phố thực hiện. Thành phần sẽ bao gồm các nhà quản lý giáo dục, nhà khoa học, đặc biệt chiếm tỷ lệ đa số là các giáo viên trực tiếp giảng dạy môn học đó ở cấp học.Dự thảo thông tư về lựa chọn SGK của Bộ GD&ĐT sẽ không cứng nhắc mà linh hoạt để việc lựa chọn SGK đảm bảo tính phù hợp với điều kiện của từng vùng miền, địa phương.

Hiện nay, dự thảo thông tư lựa chọn sách giáo khoa đang được Bộ GD&ĐT xây dựng, lấy ý kiến rộng rãi theo quy định biên soạn, ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Sau khi tiếp thu tất cả ý kiến của các bên liên quan, thông tư sẽ được hoàn thiện để sớm trình Bộ trưởng phê duyệt ban hành, kịp thời gian để các địa phương tổ chức lựa chọn SGK đáp ứng yêu cầu năm học mới.

Bộ GD&ĐT cũng cho biết, sẽ triển khai công tác kiểm tra, giám sát, hướng dẫn các địa phương, các nhà xuất bản thực hiện tốt các khâu lựa chọn SGK lớp 1, tổ chức tập huấn sử dụng SGK theo Chương trình GDPT 2018, thực hiện việc in và phát SGK đảm bảo đủ số lượng, kịp thời về tiến độ thời gian cho năm học 2020-2021 và các năm học tiếp theo.

Video đang HOT

Cũng theo đại diện Bộ GD&ĐT, 32 SGK của 8 môn học bắt buộc trong danh mục SGK lớp 1 sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông, được ban hành theo quyết định của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, sẽ được dùng làm căn cứ để các địa phương lựa chọn sử dụng trong năm học 2020-2021 theo lộ trình áp dụng chương trình giáo dục phổ thông mới.

Báo điện tử Vietnamplus dẫn ý kiến cô Nguyễn Thị Huyền Thảo – giáo viên trường chuyên Trần Đại Nghĩa, thành phố Hồ Chí Minh, việc lựa chọn sách giáo khoa nên trao quyền cho các nhà trường theo Nghị quyết 88. Cô Thảo cho rằng, ủy ban nhân dân các tỉnh chịu trách nhiệm quản lý chung về mặt hành chính trong khi chọn sách giáo khoa để dạy trong các nhà trường lại là việc có tính chuyên môn.

Ở góc nhìn khác, báo điện tử Vietnamplus dẫn ý kiến của ông Thái Văn Thành – Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An cho biết, các sách giáo khoa đều đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo thẩm định nên đáp ứng được các yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới, chỉ khác nhau về cách tiếp cận. Tuy nhiên, nếu để cho các trường tự chọn sách giáo khoa riêng với rất nhiều sách khác nhau sẽ dẫn đến việc khó trong công tác chỉ đạo chung của địa phương. Vì thế, ông Thành cho rằng, Luật Giáo dục quy định ủy ban nhân dân các tỉnh quyết định lựa chọn sách là phù hợp, để tạo sự thống nhất nhất định. “Nhưng điều này cũng không mâu thuẫn với Nghị quyết 88 của Quốc hội hay Quyết định 404 của Chính phủ vì ủy ban nhân dân tỉnh chỉ ra quyết định, còn người chọn sách thực sự chính là các giáo viên khi có đến 2/3 thành viên hội đồng chọn sách là giáo viên, là tiếng nói thực tiễn từ cơ sở”, ông Thành phân tích.

Quyền lợi của học sinh phải đặt lên trên hết! - Hình 2

Tuy nhiên, cũng có nhiều ý kiến cho rằng nên chăng để chính các giáo viên lựa chọn SGK, bởi như vậy gần gũi với việc dạy và học nhất. Như quan điểm của báo Thanh Niên: Giao việc chọn SGK cho các nhà trường, GV, thì việc vận hành nhiều bộ SGK sẽ giống với các nước tiên tiến đang làm. GV chính là người hiểu rõ nhất đối tượng HS mà mình giảng dạy phù hợp với cuốn/bộ SGK nào. GV nếu thực sự có năng lực và được trao quyền chủ động, có thể sẽ không chọn một SGK cụ thể nào mà họ tham khảo nhiều cuốn SGK khác nhau và các tài liệu tham khảo để biên soạn một bộ tài liệu dạy của riêng mình, phù hợp nhất với HS mà họ giảng dạy, miễn sao đảm bảo chuẩn đầu ra của chương trình.

Quyền lợi của học sinh là quan trọng nhất

Nhiều ý kiến cho rằng, đa dạng sách giáo khoa là một bước tiến quan trọng, nhưng để lựa chọn được sách giáo khoa phù hợp và thực hiện chọn sách vì quyền lợi học sinh cũng là một vấn đề được nhiều người quan tâm. Mà để vì quyền lợi học sinh, nhiều tờ báo đã chỉ thẳng ra rằng, cái cần nhất là sự công tâm, minh bạch, có trách nhiệm để lựa chọn được bộ sách phù hợp mà không bị chi phối bởi những thứ “ngoài giáo dục”.

Báo T.iền Phong, dẫn ý kiến lo ngại của GS Phạm Tất Dong – nguyên Phó trưởng ban Tuyên giáo T.Ư: “Khi thực hiện chủ trương để địa phương lựa chọn SGK cũng sẽ có khả năng nhà xuất bản “lót tay” nhằm bán sách vì để biên soạn bộ SGK các đơn vị bỏ ra một khoản t.iền và công sức không nhỏ, họ sẽ phải tìm mọi cách để bán được sách”. PGS. TS Vũ Trọng Rỹ (Viện Khoa học giáo dục Việt Nam) cũng bày tỏ sự lo lắng: “Để nhà trường hay địa phương lựa chọn bộ SGK cho riêng mình đều là bài toán nan giải, không biết sẽ thực hiện như thế nào mới đảm bảo sự khách quan, minh bạch. Nếu trước đây chỉ có một bộ SGK, trường nào, giáo viên nào cũng dạy theo đó rất dễ. Khi có nhiều bộ sách, nếu để các trường quyết định lựa chọn thì các nhà xuất bản có cơ hội “mời chào”, “giới thiệu”, thậm chí “mua chuộc”… hiệu trưởng để sử dụng bộ sách của họ. Nếu địa phương lựa chọn cũng khó tránh tình huống người quen, người thân giới thiệu và sử dụng liên quan đến lợi ích cá nhân”. Theo PGS Vũ Trọng Rỹ, ở một số nước có nhiều bộ SGK cũng không yêu cầu nhà trường, địa phương lựa chọn bộ sách cụ thể nào cả. SGK đối với họ không phải là pháp lệnh mà chỉ là tài liệu để giáo viên tham khảo. Cùng với các tài liệu trên mạng internet, giáo viên sẽ tự biên soạn chương trình giảng dạy của riêng mình.

“Có rất nhiều câu hỏi đặt ra khi UBND các tỉnh lựa chọn SGK, chẳng hạn các tỉnh, thành sẽ chọn một bộ sách gồm SGK tất cả môn học từ lớp 1 đến lớp 12 của một nhà xuất bản? GV trực tiếp đứng lớp sẽ có tiếng nói gì không trong hội đồng thẩm định, lựa chọn SGK của các địa phương? Việc lựa chọn SGK có thay đổi từng năm hay giữ ổn định lâu dài?… Đó là chưa kể những lo ngại về tiêu cực nảy sinh khi quyền lựa chọn SGK được thu hẹp ở một hội đồng cấp tỉnh, thay vì trao quyền ấy đến từng GV và HS. Nếu quy trình không chặt chẽ, dư luận có quyền nghi ngờ về sự khách quan trong quyết định lựa chọn SGK khi quyền quyết định ấy thuộc về một nhóm người. Ai dám đảm bảo các nhà xuất bản có SGK được lưu hành trên thị trường không “tìm cách”, kể cả những cách như “vận động hành lang” để bộ SGK của mình được các hội đồng ấy lựa chọn?” – Câu hỏi mà báo Thanh Niên đặt ra có lẽ cũng là vấn đề cần được Bộ GD&ĐT lưu tâm hơn cả trong câu chuyện soạn thảo Thông tư về việc lựa chọn SGk.

Hà Trang

Theo baocongluan

Hội đồng lựa chọn SGK mới ở các trường sẽ gồm những ai?

Bộ GD-ĐT cho biết năm học 2020-2021, các trường có quyền tự chọn sách, từ những năm sau việc lựa chọn SGK sẽ do UBND tỉnh quyết định.

Trao đổi với báo chí, PGS.TS Nguyễn Xuân Thành, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD- ĐT) cho biết, về việc lựa chọn sách giáo khoa, Nghị quyết số 88/2014/QH13 quy định: "Các cơ sở giáo dục phổ thông lựa chọn sách giáo khoa để sử dụng dựa trên ý kiến của giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh theo hướng dẫn của Bộ GD-ĐT". Trong khi đó, Luật Giáo dục 2019 quy định tại điểm c khoản 1 Điều 32: "UBND cấp tỉnh quyết định việc lựa chọn sách giáo khoa sử dụng ổn định trong cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn theo quy định của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT".

Hội đồng lựa chọn SGK mới ở các trường sẽ gồm những ai? - Hình 1


PGS.TS Nguyễn Xuân Thành, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học.

Ngày 1/7/2020, Luật Giáo dục 2019 mới có hiệu lực thi hành, trong khi sách giáo khoa phải được tổ chức lựa chọn từ đầu năm 2020 và công bố kết quả trước tháng 3/2020 cho kịp năm học mới 2020 - 2021.

Như vậy, nếu chờ đến thời điểm 1/7/2020 sẽ không đủ thời gian để các nhà xuất bản in ấn, phát hành, tập huấn sách giáo khoa cho giáo viên. Do đó, việc lựa chọn sách giáo khoa đối với lớp 1 sẽ được thực hiện theo quy định tại Nghị quyết 88/2014/QH13 của Quốc hội.

Hiện nay, cùng với việc xây dựng Thông tư hướng dẫn lựa chọn sách giáo khoa theo quy định của Luật Giáo dục 2019 có hiệu lực từ 1/7/2020, Bộ GD-ĐT cũng đang chủ động xây dựng Thông tư lựa chọn sách giáo khoa theo tinh thần Nghị quyết 88, chỉ áp dụng đối với lớp 1 và có hiệu lực thi hành đến 30/6/2020.

Theo đó, cơ sở giáo dục có thẩm quyền lựa chọn sách giáo khoa để sử dụng dựa trên ý kiến của giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh. Thông tư này sẽ sớm được Bộ GD-ĐT đăng tải công khai để xin ý kiến góp ý rộng rãi.

Phụ huynh học sinh cũng tham gia chọn sách

PGS.TS Nguyễn Xuân Thành cho biết, trong dự thảo thông tư, thành phần hội đồng lựa chọn SGK sẽ gồm: Chủ tịch là người đứng đầu cơ sở giáo dục, Phó Chủ tịch là cấp phó của người đứng đầu cơ sở giáo dục và thư kí phải là tổ trưởng chuyên môn; thành viên hội đồng là giáo viên, phụ huynh học sinh.

"Bộ GD-ĐT cũng sẽ quy định cả trách nhiệm của phòng GD-ĐT, Sở GD-ĐT trong việc tiếp nhận báo cáo của trường về lựa chọn SGK. Sở/phòng GD-ĐT sẽ căn cứ vào báo cáo của cơ sở giáo dục, tổng hợp số lượng SGK để có thông tin chung công bố rộng rãi", PGS.TS Nguyễn Xuân Thành cho biết.

Học sinh có "sốc" khi thay đổi về quy định chọn sách?

Trước băn khoăn học sinh lớp 1 của cùng 1 trường, sau năm 2021 có thể học SGK khác nhau do sự thay đổi về quy định lựa chọn SGK, ông Nguyễn Xuân Thành khẳng định thông tư lựa chọn SGK theo tinh thần Luật Giáo dục 2019 sẽ có sự chuyển tiếp để tiếp nối, kế thừa với Thông tư hướng dẫn lựa chọn SGK theo tinh thần Nghị quyết 88, làm sao đảm bảo sự ổn định, không gây xáo trộn.

Hội đồng lựa chọn SGK mới ở các trường sẽ gồm những ai? - Hình 2


Một số mẫu SGK lớp 1 mới được Bộ GD-ĐT giới thiệu.

"Dù có nhiều SGK, nhưng các sách này đều chung "lõi kiến thức" đã được quy định trong chương trình là nội dung và yêu cầu cần đạt trong từng chủ đề của chương trình. Tác giả dù viết sách thế nào, có thể diễn đạt bằng kênh chữ hay kênh hình, thì cũng phải đáp ứng nội dung kiến thức trong chương trình và đạt được yêu cầu cần đạt của chương trình. Thông tư 33/2017/TT-BGDĐT quy định cấu trúc bài học trong sách giáo khoa mới bao gồm 4 thành phần cơ bản: Mở đầu, kiến thức mới, luyện tập, vận dụng. Các SGK đều phải đảm bảo yêu cầu này. Bởi vậy, học sinh khi học SGK này, chuyển sang học SGK khác cũng không bị gặp khó khăn", ông Thành nhấn mạnh.

Nội dung kiểm tra sẽ thoát ly ngữ liệu

Nói về lo lắng của học sinh và phụ huynh trong công tác kiểm tra, đ.ánh giá khi học nhiều SGK khác nhau, đại diện Vụ Giáo dục Trung học cũng cho rằng, Bộ GD-ĐT sẽ phải sửa quy chế đ.ánh giá học sinh, để làm sao giáo viên khi ra đề kiểm tra sẽ thoát ly ngữ liệu cụ thể trong SGK.

Cũng theo PGS.TS Nguyễn Xuân Thành, việc giao quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục phổ thông thực hiện chương trình giáo dục đã được hướng dẫn từ nhiều năm qua. Các trường cũng đã quen với việc xây dựng kế hoạch nhà trường, tổ chức dạy học theo chương trình (trường được tự chủ trong việc cập nhật, bổ sung những thông tin mới thay cho các thông tin cũ, lạc hậu trong SGK).

Năm 2017, Bộ GD-ĐT cũng đã ban hành công văn 4612/BGDĐT-GDTH, hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh từ năm học 2017-2018. Theo đó, giao giáo viên chủ động xây dựng xây dựng kế hoạch bài học theo hướng tăng cường, phát huy tính chủ động, tích cực, tự học của học sinh thông qua việc thiết kế tiến trình dạy học thành các hoạt động học để thực hiện cả ở trên lớp và ngoài lớp học.

Công văn 4612 cũng đưa ra các yêu cầu về đổi mới phương pháp, hình thức kiểm tra, đ.ánh giá, nên việc kiểm tra, đ.ánh giá của giáo viên không phụ thuộc vào SGK. "Ngoài ra, việc thực hiện theo hướng dẫn tại công văn 4612 về đổi mới sinh hoạt chuyên môn của tổ/nhóm chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học cũng là kinh nghiệm tốt để các trường có kinh nghiệm lựa chọn SGK phù hợp", PGS.TS Nguyễn Xuân Thành chia sẻ thêm./.

Theo VOV

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Nhặt được phong bì ghi "ủng hộ bão lụt 20 triệu", người đàn ông nộp cho công an, mở ra thì ngỡ ngàng
07:02:40 19/09/2024
Ngày thôi nôi con trai, tôi c.hết điếng khi biết chồng n.goại t.ình nhờ vào phong bì của cô đồng nghiệp
05:14:34 19/09/2024
1 "Anh trai say Hi" gây bão khi công bố hình ảnh xấu xí 9 năm về trước
07:26:04 19/09/2024
Nam ca sĩ bỏ 2 căn nhà làm nhạc: "Tôi bị lừa gạt, mất t.iền rất nhiều, phải gánh nợ hộ người khác"
06:01:37 19/09/2024
Diện mạo gây bất ngờ của tỷ phú Johnathan Hạnh Nguyễn khi xuất hiện chớp nhoáng tại 1 bệnh viện
07:03:45 19/09/2024
Tin bão số 4 khẩn cấp: Gió giật cấp 10, cách Đà Nẵng hơn 200km
06:28:53 19/09/2024
Sen Vàng lại dính thị phi: Cuộc thi mới của "bà trùm hoa hậu" Phạm Kim Dung bị Á hậu Thúy Vân "réo tên"
06:22:57 19/09/2024
Bị nói ngăn cản mẹ chồng sang Mỹ nhìn con trai lần cuối, một Hoa hậu nói gì?
06:13:48 19/09/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch Ủy ban châu Âu công bố danh sách đề cử ủy viên châu Âu mới

Thế giới

10:20:44 19/09/2024
Tuần trước, Slovenia cũng đã đề cử một ứng cử viên mới cho ghế ủy viên Ủy ban châu Âu sau khi ứng cử viên ban đầu, Tomaz Vesel, rút lui. Ông Vesel đã có những bất đồng với bà von der Leyen về cách thức Ủy ban nên hoạt động.

12 thảo dược có tác dụng làm đẹp da

Làm đẹp

10:11:58 19/09/2024
Cỏ linh lăng chứa nhiều vitamin A và K, có tác dụng chống oxy hóa và giúp da, tóc, móng khỏe mạnh. Nó cũng chứa carotene, chất diệp lục và một số khoáng chất quan trọng giúp nuôi dưỡng và bảo vệ làn da.

Nhân vật này đang "hớp hồn" cả một quốc gia, khiến cộng đồng Genshin Impact phải "đứng ngồi không yên"

Mọt game

10:05:21 19/09/2024
Vậy là cuối cùng, đại phiên bản thứ 5 của Genshin Impact cũng đã chuẩn bị được ra mắt sau thời gian dài chờ đợi. Khác với những phiên bản trước

Dùng kéo đ.âm bạn nhậu trọng thương vì xưng 'mày, tao'

Pháp luật

09:29:46 19/09/2024
Ngày 18/9, TAND tỉnh Gia Lai mở phiên xét xử sơ thẩm đối với Lê Thanh Hoàng (SN 1985, trú tại thị trấn Phú Túc, huyện Krông Pa, Gia Lai) về tội G.iết n.gười .

4 mẫu chân váy tôn dáng nhất dành cho độ t.uổi ngoài 40

Thời trang

09:21:46 19/09/2024
Chân váy chữ A tiếp tục được yêu thích trong mùa thu năm nay. Mẫu chân váy này diện lên rất nhẹ nhàng, thoải mái. Với phom dáng xòe nhẹ, chân váy chữ A giúp che nhược điểm, tạo cảm giác chân thon dài hơn.

Đi giữa trời rực rỡ - Tập 36: Tình tứ với Thái, Pu sắp bị Bảo Anh xử lý

Phim việt

09:11:14 19/09/2024
Bảo Anh cho người theo dõi đã biết được Thái đang thân thiết với một cô gái - người đó chính là Pu. Pu sắp bị Bảo Anh xử lý?

Cảnh sắc yên bình tại vùng đảo 'biệt lập' giữa lòng hồ Trị An, được ví là 'viên ngọc xanh' của mảnh đất Đồng Nai

Du lịch

09:09:49 19/09/2024
Đảo Cao Minh nằm biệt lập giữa lòng hồ Trị An, đây chính là điểm đến lý tưởng cho những ai muốn hòa mình vào thiên nhiên và tận hưởng không gian tĩnh lặng, thư thái.

Quảng Trị: Truy xét tài xế tăng ga bỏ chạy, vứt t.huốc l.á lậu bên lề đường

Tin nổi bật

09:02:14 19/09/2024
Ngày 18/9, Trung tá Tạ Quang Dung, Trưởng Công an huyện Đakrông (tỉnh Quảng Trị) cho biết, đơn vị vừa truy xét, làm rõ một vụ vận chuyển hàng cấm.

Sao Việt 19/9: Hồ Quỳnh Hương tiết lộ quy tắc sống, Hà Hồ mặc giản dị vẫn đẹp

Sao việt

08:27:21 19/09/2024
Hồ Quỳnh Hương tâm sự về 6 quy tắc sống của bản thân, Hồ Ngọc Hà diện áo tank top và quần jeans khoe vẻ đẹp rạng ngời.