Quy tắc tiết kiệm hiệu quả cho người mới đi làm, dù lương thấp vẫn có được món tiền đáng kể trước tuổi 25
Quy tắc 6-3-1 là quy tắc lý tưởng dành cho người mới làm quen với quản lý chi tiêu.
Li Xun một youtuber người Đài Loan, có nhiều video chia sẻ về bí quyết tiết kiệm tiền, đầu tư và quản lý tài chính. Anh không lớn lên trong một gia đình giàu có, không có nền tảng tài chính từ trước nhưng đã tiết kiệm được 1 triệu tân đài tệ (khoảng 810 triệu đồng) trước tuổi 25.
Li Xun.
Qua kinh nghiệm của bản thân, bắt đầu tiết kiệm tiền từ khi còn là sinh viên ngồi trên ghế nhà trường, Li Xun đã đưa ra quy tắc quản lý tài chính hiệu quả cho người mới ra trường đi làm như sau:
Quy tắc 6-3-1 cho người mới làm quen với quản lý tài chính
Tiết kiệm tiền và vui vẻ, hạnh phúc với cuộc sống hạn chế chi tiêu không phải là điều dễ dàng ai cũng làm được. Chính vì thế bạn phải có thời gian làm quen dần dần. Quy tắc 631 là quy tắc lý tưởng dành cho người mới làm quen với quản lý chi tiêu.
Theo quy tắc này, dù mức lương của bạn nhiều ít ra sao, hãy phân bổ nó thành 3 phần:
- 60% lương dành cho chi phí sinh hoạt, bao gồm tất cả các khoản tiêu dùng.
- 30% lương dành để tiết kiệm. Khi số tiền tiết kiệm này đã đạt được con số nhất định, bạn có thể tiếp tục chia nhỏ nó ra thành 2 phần. 15% để tiết kiệm và 15% để đầu tư. Đầu tư là một cách giúp quỹ tiết kiệm của bạn tăng nhanh hơn nhiều lần.
Video đang HOT
- 10% còn lại dành cho đề phòng rủi ro, chủ yếu là mua bảo hiểm. Không may bị ốm hoặc gặp tai nạn, bạn sẽ phải chi trả phí y tế khá đáng kể. Nếu không có bảo hiểm hỗ trợ, bạn sẽ phải dùng đến tiền tiết kiệm của mình.
Trường hợp những người mới đi làm, dường như 60% chi phí tiêu dùng vẫn là chưa đủ. Thực tế lúc này 10% đề phòng rủi ro có thể được lên kế hoạch sau. Bạn hãy phân bổ 10% ấy cho 2 quỹ còn lại, được kết quả 65% lương dành cho mục đích tiêu dùng và 35% để tiết kiệm.
Có một điểm mấu chốt mà bạn cần nhớ đó là quỹ tiết kiệm không bao giờ được thấp hơn 30%, nếu không tốc độ tiết kiệm tiền của bạn sẽ rất chậm.
Quy tắc 4-3-3 cho giai đoạn sau
Sau khi đã có khoảng thời gian làm quen với quản lý tài chính và ý thức được tầm quan trọng của việc tiết kiệm tiền, bạn có thể chuyển sang quy tắc 433.
Theo đó 40% đầu tiên bạn hãy dành để đầu tư sinh lời, 30% tiếp theo phục vụ việc tiết kiệm và 30% còn lại mới là để chi dùng.
Bạn đừng nghĩ rằng 30% cho tiêu dùng là thấp. Phần vì đã quen với các phương án chi tiêu tiết kiệm, bạn sẽ không còn quá nhiều ham muốn mua sắm. Phần nữa khi mức lương tăng lên, 30% lương lúc này không còn giống 30% lương lúc đầu nữa.
Trong giai đoạn này, công việc và cuộc sống của bạn đã ổn định hơn, cũng như bạn đã có được món tiền tiết kiệm nhất định. Ưu tiên hàng đầu khi đó không phải là tiết kiệm nữa mà là đầu tư. Có những kế hoạch đầu tư sáng suốt sẽ giúp tài sản của bạn tăng lên nhanh chóng.
Phân bổ tiền lương là yếu tố mấu chốt
Dẫu sử dụng quy tắc nào thì việc phân bổ tiền lương cũng là yếu tố mấu chốt giúp bạn tiết kiệm được tiền. Tránh trường hợp chi dùng quá mức, dù lương cao nhưng chẳng tiết kiệm nổi đồng nào. Bạn có thể sử dụng nguyên tắc phân bổ nêu trên với các nguồn thu nhập khác nhau, không nhất thiết phải là với tiền lương.
Những mẹo đắc lực giúp các bà nội trợ mua sắm tiết kiệm
Bạn hãy tham khảo một số mẹo mua sắm sau để tiết kiệm tài chính cho gia đình.
Rất nhiều người thích sử dụng dạng nước hơn dạng bánh hoặc thanh. Tuy nhiên, để tiết kiệm chi phí sinh hoạt hàng tháng, bạn có thể chọn một loại xà phòng bánh loại tốt, không làm hại da tay và để ở nơi khô ráo sạch sẽ. Chúng chỉ có giá bằng một phần rất nhỏ so với xà phòng nước bày bán ngoài siêu thị.
Những lời mời gọi giảm giá khiến chúng ta chi tiêu nhiều hơn nhu cầu. Và kết quả là chúng ta lãng phí thức ăn, đồ đạc và tiền bạc. Khi chuẩn bị đi siêu thị, bạn nên nghiên cứu kỹ và lên danh sách những món đồ mới mua, đừng bị xao nhãng bởi các chiêu thức marketing hấp dẫn ở cửa hàng hoặc siêu thị.
Để tẩy trang, nhiều phụ nữ sử dụng những miếng bông cotton vừa đắt lại vừa xả rác ra môi trường. Thay vào đó, bạn hãy sử dụng những miếng mút, bông làm từ bột tre hoặc các chất liệu thân thiện với sức khoẻ, môi trường, tái sử dụng chúng bằng cách sử dụng xong rồi giặt, phơi khô sạch sẽ...
Một nghiên cứu trong năm 2021 cho thấy, con người mua nhiều quần áo hơn 60% so với 15 năm trước đây. Tuy nhiên, trong tủ quần áo của phụ nữ có rất nhiều món đồ chưa được mặc bao giờ hoặc chỉ mặc 1, 2 lần rồi để đó.
Khăn giấy có thể dễ dàng làm sạch các bề mặt, tuy nhiên không phải là lựa chọn tiết kiệm tiền. Hãy sử dụng các loại khăn vải sợi mềm mại giúp bạn giặt đi giặt lại để tái sử dụng một cách dễ dàng.
Thức ăn làm sẵn: Thịt và cá phi lê, rau cắt sẵn và hỗn hợp salad là những ví dụ nổi bật nhất về việc các nhà tiếp thị và nhà sản xuất kiếm tiền từ sự lười biếng của chúng ta. Mặc dù tiết kiệm được nhiều thời gian và năng lượng nhưng việc mua những loại thực phẩm như vậy không hề rẻ. Hơn nữa, rau rửa sạch có thời hạn sử dụng ngắn hơn nhiều, một số loại trái cây rửa và cắt nhỏ có ít chất dinh dưỡng hơn...
Mua nước tinh khiết để sử dụng rõ ràng vừa tốn kém lại thải nhựa ra môi trường. Giải pháp đưa ra là bạn nên đầu tư một máy lọc nước tốt cho ngôi nhà và thay bộ lọc 2 lần/năm.
Thẻ tập gym theo năm: Hầu hết trong chúng ta đều háo hức mua thẻ tập thể dục hàng năm và đầy quyết tâm theo đuổi nó. Tuy nhiên, sự hào hứng này không chắc kéo dài bao lâu. Một nghiên cứu cho thấy có đến hơn 50% mua thẻ tập gym rồi để đấy. Để tránh lãng phí, bạn hãy tập trung vào một môn thể thao yêu thích và kiên trì.
Tẩy tế bào chết chuyên dành cho vùng da sần vỏ cam, mascara cho lông mi dưới, kem dưỡng da cổ... là những chiêu thức ngành công nghiệp mỹ phẩm liên tục sáng tạo ra để kích thích người tiêu dùng. Đó là lý do vì sao để tiết kiệm tiền, chúng ta cần phải có tư duy phản biện. Hãy giữ sự tỉnh táo để có những giải pháp làm đẹp đơn giản, hiệu quả và tiết kiệm túi tiền.
Sữa tắm và dầu gội đầu thường được chứa trong những chai rất dày. Đây là lý do tại sao bạn không cần phải mua chai mới mỗi khi sử dụng hết. Bạn hoàn toàn có thể mua các sản phẩm tắm gội dưới dạng túi với giá mềm hơn để đổ vào chai đã sử dụng ở nhà. Hành động này sẽ giúp bạn tiết kiệm được khối tiền đấy!
5 quan niệm sai lầm lớn nhất về tiền bạc mà nhiều người tưởng đúng Hãy chấp nhận sự thật là chi phí sinh hoạt có xu hướng tăng lên khi thu nhập của bạn tăng lên. Đó chính là lạm phát lối sống. Muốn gia tăng tiết kiệm và đầu tư khi thu nhập tăng, điều rất quan trọng và cần thiết là lập ngân sách và bám sát nó thay vì tăng chi tiêu theo mức...