‘Quy tắc 37%’ xác định độ tuổi kết hôn
Kết hôn là sự kiện trọng đại trong đời, nhưng không phải ai cũng biết nên nói lời thề nguyện ở tuổi nào để có hôn nhân viên mãn.
Sự nghiệp ổn định, vốn sống dồi dào là thời điểm tốt để hai người kết hôn. Ảnh: Trung Nguyen/Pexels.
Thời gian dường như là “kẻ thù” của nhiều người khi họ luôn phải lắng nghe những câu hỏi như “Bao giờ mới lập gia đình?”, “30 tuổi rồi mà chưa có anh nào rước à?”. Dần dần, kết hôn trở thành nỗi sợ và ám ảnh.
Trong xã hội ngày nay, khi việc chọn lựa bạn đời trở nên tự do hơn, nhiều người phụ nữ vẫn khó tìm cho mình tấm chồng ưng ý.
Dựa vào toán học và khoa học, con người phát hiện ra “quy tắc 37%” để xác định độ tuổi kết hôn lý tưởng. Theo đó, độ tuổi hoàn hảo để bước vào thánh đường là 26, theo Ghana Report.
Theo cuốn sách Algorithms to Live By: The Computer Science of Human Decisions (tạm dịch: Tuân thủ thuật toán: Khoa học máy tính về quyết định của con người) của 2 tác giả Brian Christian và Tom Griffiths, “quy tắc 37%” sẽ giúp một người dễ dàng và nhanh chóng tìm được nửa kia ăn ý.
Dựa theo đó, mọi người cần sàng lọc tất cả lựa chọn trong khoảng thời gian cố định (ví dụ như chọn lựa ứng viên tuyển dụng, mua xe, mua nhà,…), thời cơ hợp lý nhất để tìm một ứng viên đủ tiêu chuẩn là khi xem xét được 37% danh sách. Bởi đó là lúc họ đã nằm lòng đủ thông tin, tránh rủi ro không đáng có.
Thậm chí, quy tắc này còn có tác dụng trong việc chọn bạn đời. Phạm vi mà mọi người thường tìm kiếm vợ/chồng tương lai là 18-40 tuổi và mốc 37% chính xác là ở tuổi 26.
Video đang HOT
26 tuổi là độ tuổi vừa vặn để tính đến chuyện trăm năm. Ảnh: /Pexels.
Ở chiều ngược lại, nhiều chuyên gia đồng ý độ tuổi cuối 20 là thời điểm vàng để kết hôn. Tiến sĩ Wyatt Fisher, nhà tâm lý học người Anh, cho rằng lý do khiến độ tuổi này trở nên lý tưởng là vì đó là lúc hai người đã hoàn thành việc học và bắt đầu gây dựng sự nghiệp.
Trong khi đó, Kelsey Torgerson, nhân viên xã hội lâm sàng đồng thời chuyên gia trị liệu hôn nhân và gia đình, cho rằng thời điểm quan trọng để tìm một người chung nhà phải đợi cho đến khi não bộ phát triển đầy đủ, nghĩa là khi 25 tuổi.
“Nếu hai người yêu nhau từ thời trung học, hãy trải nghiệm xong việc học đại học, du học hoặc có công việc ổn định. Khi đó, đôi bên đều đã tự tin đối mặt với căng thẳng, khó khăn trong cuộc sống”, Torgerson nói.
Bên cạnh đó, Weena Cullins, chuyên gia trị liệu về mối quan hệ, cho rằng hai người lấy nhau ở độ tuổi 28 chắc chắn sẽ có hôn nhân viên mãn.
“Theo kinh nghiệm của tôi, độ tuổi kết hôn tuyệt vời đối với phụ nữ ở Mỹ là 28. Ở tuổi này, cô dâu sắp cưới sẽ có đủ nhận thức và tự tin về lựa chọn của mình. Họ đã thấu hiểu bản thân và có sự nghiệp ổn định, biết rõ điều gì mình muốn nhất ở người bạn đời và học hỏi từ sai lầm đã mắc phải trong các mối tình cũ”.
Thời điểm hoàn thành việc học là dịp tốt giúp hai người kết hôn. Ảnh: Freepik.
Đối với nam giới, bà Cullins cho rằng: “Sẽ thật tuyệt vời khi họ lập gia đình ở tuổi 32. Khi đó, phái mạnh đã có sự nghiệp và khả năng thăng tiến trong tương lai. Đồng thời, họ cũng có cơ hội phát triển về mặt xã hội và tình cảm thông qua việc sống một mình hoặc hẹn hò”.
Ở độ tuổi này, đàn ông đã đủ tinh tường để đưa ra những quyết định sáng suốt trong cuộc sống hôn nhân. Họ cũng có xu hướng có quan điểm tỉnh táo về dự định có con và vai trò trong việc cùng nuôi dạy con cái. Điều này có lợi cho mối quan hệ hôn nhân.
Nghiên cứu hay lời khuyên từ bên ngoài chỉ mang tính chất tham khảo, thực tế không ai có thể chắc chắn và xác định được chính xác độ tuổi nào là hoàn hảo để kết hôn và có cuộc sống gia đình hạnh phúc.
Vì vậy, không có gì là bất thường nếu ở độ tuổi 25, bạn vẫn đơn côi lẻ bóng. Tương tự, ở độ tuổi 36 vẫn độc thân, đừng đánh mất hy vọng.
Cái kết buồn của chuyện tảo hôn nơi miền sơn cước
Chuyện về chàng trai trẻ Sồng A Bề tự vận còn kéo theo cả đứa con trai 3 tuổi khiến bà con người Mông ở bản Co Lóng, xã Lóng Luông, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La bàng hoàng.
Nỗi đau người ở lại
Cơn mưa rừng bất chợt đổ ập xuống khiến bản Co Lóng thêm phần hiu quạnh. Ngôi nhà lợp ngói thâm nâu của gia đình bà Mùa Thị Rỗ (mẹ đẻ của Bề) cũng chìm nghỉm trong sương. Nhà bà Rỗ không làm hàng rào, nên khách đến chơi tự do ra vào.
Hôm chúng tôi đến thăm, chồng bà Rỗ đi chăn trâu. Bà Rỗ và đứa con gái vừa đi làm ở Bắc Giang mới về thì đi hái su su. Hai người phụ nữ vất vả đưa từng gùi su su từ đồi xuống sân nhà. Bà Rỗ - người phụ nữ Mông cả đời lam lũ, giờ lại chìm trong nỗi buồn thương. Bà tưởng khi về già sẽ được nhờ đứa con trai gánh vác cho việc nặng nhọc trong nhà, nào ngờ, cậu Sùng A Bề (SN 1999, con trai út của bà) có lớn, nhưng lại không có khôn. Chỉ vì một giây phút dại dột mà Bề đã tự vận và còn "ép" cả đứa con trai mới bước sang tuổi thứ 3 từ bỏ kiếp người.
Mất đi người thân, cả nhà bà Rỗ chẳng thiết làm gì. Bà Rỗ chỉ ở quanh quẩn trong nhà, chồng bà buồn quá cứ lên núi ở rịt trông đám bò, tối mịt mới về. Nhà bà vốn ít người, nay lại càng vắng vẻ, quanh hiu hơn. Ở đầu hồi nhà, bà Rỗ còn gom lại mấy đôi giày dép của đứa cháu nội cho vào cái túi bóng. Cứ nhìn thấy vật đó, bà như thấy hình ảnh đứa cháu nội đang lẫm chẫm biết đi còn đây. Phía trong nhà, 2 cái ảnh được treo trang trọng ở cột nhà. Ảnh trên là cậu Bề, khuôn mặt sáng láng, tuổi đời còn rất trẻ. Phía dưới là ảnh cậu bé ôm chiếc bánh sinh nhật lần thứ hai của cuộc đời. Vậy mà giờ đây, bố con Bề đã là người thiên cổ, để lại trong lòng bà bao nỗi xót xa và buồn tủi.
Từ hôm bố con Bề ra đi, chị Chang - vợ của Bề cũng chưa hề về gia đình chồng cũ thăm hỏi và động viên gia đình lấy một câu. Nhắc đến con dâu, bà Rỗ như buồn thêm. Bà lặng lẽ lấy khăn lau nước mắt. Bà nói tiếng phổ thông câu được, câu chăng. Mỗi câu, mỗi từ như tắc nghẹn nơi cổ họng. Bà muốn nói nhiều lắm nhưng cứ mở lời là nước mắt lại rơi.
Vợ chồng bà chỉ sinh được 2 người con, 1 gái, 1 trai. Anh Bề là con út. Ở bản Mông, gia đình bà sinh ít con thuộc dạng hiếm. Vợ chồng bà chỉ nghĩ, sinh ít con cho đỡ vất vả. Nhờ vậy mà so với các gia đình khác trong bản, nhà bà cũng có dư dả hơn. Ngôi nhà gỗ lợp ngói được xây dựng chắc chắn. Khu vệ sinh làm phía ngoài kiên cố. Cuộc sống vui êm đềm của gia đình bà cứ vậy mà trôi qua.
Ngôi nhà quạnh hiu của gia đình bà Rỗ
Vợ chồng "trẻ con"
Vợ Bề là Giang Y Chang, người ở xã bên. Vợ chồng cậu Bề lấy nhau ở độ tuổi còn rất trẻ. Vợ Bề còn ít hơn Bề 1 tuổi. Chúng lấy nhau chưa đủ tuổi đăng ký kết hôn. Người Mông ở đây là vậy, đôi trẻ mà ưng nhau là gia đình tổ chức cưới, chứ không cần đợi đến khi đủ tuổi kết hôn. Vợ Bề sinh con được 3 tháng, vợ chồng có phát sinh mâu thuẫn. Do không dàn xếp được, vợ Bề bỏ về cha mẹ đẻ. Vợ Bề bỏ đi khi con đang thời kì bú sữa. Thằng bé vắng mẹ cứ khóc ngằn ngặt. Bề còn trẻ tuổi, chưa có kinh nghiệm chăm sóc trẻ con, nên mọi việc lớn nhỏ đều đổ dồn lên vai vợ chồng bà Rỗ.
Bà Rỗ nuôi bộ đứa cháu nội bằng sữa bò. Ngày này qua tháng khác, qua đôi bàn tay chăm sóc của bà, đứa cháu nội lớn lên khỏe mạnh. "Có tiếng đứa trẻ bi bô trong nhà, vợ chồng tôi cũng đỡ tủi", bà Rỗ chia sẻ. Chang bỏ đi và tuyệt nhiên không quay lại thăm con đẻ lần nào.
Ở vùng miền núi này, trai gái người Mông khi lấy nhau chưa đủ tuổi kết hôn, đôi trai gái về ở với nhau không hợp là bỏ nhau dễ dàng. Do không ràng buộc về pháp luật, nên cô gái tự do ra đi. Theo lẽ thường, khi vợ chồng bỏ nhau, con nhỏ theo mẹ, nhưng ở vùng sơn cước này, hầu hết các đứa trẻ khi sinh ra thuộc về nhà chồng. Cô gái ra đi là tay trắng.
Cách đây ít hôm, vợ chồng bà Rỗ đi làm nương. Hôm đó, Bề xin nghỉ làm và bế con đi chơi. Nhìn đứa con trai và cháu nội rời khỏi nhà, bà Rỗ không nghĩ rằng, đó là giây phút cuối cùng bà nhìn thấy họ. Vợ chồng bà đang làm nương, nghe được điện thoại do người trong bản báo mà bà không tin nổi: Bề và đứa cháu nội chết ngoài bìa rừng, cách bản tầm một tiếng gọi. Bề tự vận còn kéo theo cả đứa con trai của mình vào cuộc.
Bà Rỗ nhận xác con cháu mà ngất lên, ngất xuống. "Khi tôi tỉnh lại, cả bản đang làm ma cho bố con nó. Tôi chẳng còn nước mắt mà khóc nữa. Có ai ngờ, chỉ trong một ngày tôi mất cả con lẫn cháu", bà Rỗ buồn rầu chia sẻ.
Ông Giàng A Rùa, Trưởng bản Co Lóng, xã Lóng Luông là người đã gắn bó cả đời với bản Mông, nên ông hiểu được tâm lý người Mông nơi đây. Người Mông mỗi khi có mâu thuẫn tình cảm, hay chuyện buồn gì đó họ thường nghĩ đến việc quyên sinh bằng cách ăn lá ngón hoặc uống thuốc sâu. Tuy nhiên, đó là chuyện của quá những năm tháng xưa. Mấy chục năm gần đây, tình trạng người Mông tự tử ở bản gần như không xảy ra. "Chuyện cháu Bề quả thật là đáng tiếc. Trong gia đình cũng không có mâu thuẫn gì lớn. Tôi còn được biết, Bề vừa có bạn gái mới rất xinh. Thế mà không hiểu sao cháu Bề còn dẫn cả đứa con trai chết theo mình. Đây quả là điều đau xót và đáng tiếc", ông Rùa cho biết.
Biết con dâu mua nhà trước kết hôn, mẹ chồng giận tím mặt: "Tôi quả nhiên không đoán sai, cô không phải là vợ tốt" Trên thực tế, Quyên mua nhà trước khi kết hôn là kết quả sau khi thương lượng với đối tác. Thế nhưng mẹ chồng lại suy nghĩ vô cùng méo mó! Trong cuộc sống, có những người luôn thích nhai đi nhai lại sai lầm của người khác không buông, dù người phạm sai lầm không cố ý. Họ tùy ý định nghĩa...