Quý ông hao hụt “tinh binh” từ những lý do không ngờ
Tỷ lệ vô sinh ngày càng tăng, những em bé ra đời từ phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm trên thế giới ngày càng nhiều, trong đó có nguyên nhân từ vô sinh nam do suy giảm tinh trùng.
Tỷ lệ vô sinh nam ngày càng tăng
Năm 2013, nghiên cứu của Rolland đã báo cáo về sự sụt giảm số lượng tinh trùng của nam giới là 32% tính từ năm 1989 so với năm 2005.
Trong nghiên cứu của Sengupta năm 2017 có dẫn chứng của Rolland, tác giả đã phân tích tổng hợp các nghiên cứu từ năm 1980 đến năm 2015 về số lượng tinh trùng của nam giới ở các nước trên thế giới: châu Mỹ, châu Úc, châu Âu, châu Á, châu Phi.
Bác sĩ tư vấn nam khoa cho bệnh nhân. Ảnh: BVPS TP. Cần Thơ
Chức năng sinh sản của nam giới trên thế giới đang cần báo động? Tỷ lệ vô sinh ngày càng tăng, số trẻ em ra đời từ phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm trên thế giới ngày càng nhiều trong đó nguyên nhân vô sinh nam, do suy giảm tinh trùng đóng góp hơn 40%.
Đó là lời cảnh báo từ các nghiên cứu dựa trên 138 bài báo chọn lọc đã được công bố (từ năm 1980 đến năm 2015) về nguy cơ trong tương lai, con người khó có thể sinh sản bằng con đường tự nhiên như các ông cha của chúng ta.
Các số liệu nghiên cứu phản ánh cụ thể như thế nào?
Nghiên cứu của Rolland dựa trên chọn lọc 138 bài báo đã công bố, nghiên cứu đã lựa chọn các báo cáo có phân loại độ tuổi, các vùng địa lý khác nhau, các số liệu đủ lớn để kết quả phân tích có sự khác biệt.
Phân tích tương quan và hồi quy các dữ liệu được thực hiện bằng StatSoft (2011). Hệ số tương quan được coi là có ý nghĩa nếu p
Biểu đồ phân tích hồi quy tuyến tính các dữ liệu nghiên cứu (kích thước bóng phản ánh cỡ mẫu).
Kết quả thống kê cho thấy:
Số lượng tinh trùng giảm trung bình khoảng 57% trên toàn thế giới từ năm 1980 đến năm 2015 (91,65 triệu/ ml xuống còn 39,34 triệu / ml (r = .313, p = .0002).
Theo khu vực địa lý, số lượng tinh trùng trong các báo cáo ở Bắc Mỹ giảm 36,49%, châu Âu giảm 39%, châu Á giảm 47,12% và châu Phi giảm 72,58%, Nam Mỹ giảm 4,22% và duy nhất ở Úc không thấy sụt giảm.
Các nguy cơ được cảnh báo trong nghiên cứu
Có nhiều yếu tố nội sinh và ngoại sinh gây tổn hại tinh trùng cũng như khả năng sản xuất tinh trùng, trong đó sử dụng hóa chất không được kiểm soát và các thói quen sinh hoạt không khoa học đang âm thầm gây tác hại cho việc sản xuất tinh trùng và di truyền các đột biến gen gây vô sinh nam cho thế hệ sau.
Môi trường và thói quen sinh hoạt tác động đến sản xuất tinh trùng
Video đang HOT
Trong số hàng ngàn hóa chất mà chúng ta tiếp xúc từ môi trường sinh hoạt hoặc môi trường nghề nghiệp, bệnh lý ung thư thường được nghiên cứu nhiều vì ảnh hưởng trực tiếp và rõ ràng trong thời gian ngắn. Ngược lại, rất ít hóa chất được nghiên cứu để đánh giá về độc tính đối với hệ sinh sản.
Tuy nhiên, tỷ lệ vô sinh ngày càng tăng ở các nước công nghiệp phát triển cũng là các nước sử dụng nhiều hóa chất gây rối loạn nội tiết sinh sản đã được chứng minh qua nhiều nghiên cứu.
Điện thoại, sóng Wifi, tăng nhiệt độ tinh hoàn, stress, rượu, bia, thuốc lá đều là những yếu tố có ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng…
Sinh hoạt tình dục không an toàn, viêm nhiễm đường sinh dục gây tắc ống dẫn tinh và giảm chất lượng tinh trùng.
Nhiều bệnh lý di truyền, đột biến gen, các bệnh hệ thống, bệnh mạn tính cũng làm mất khả năng sinh tinh.
Hình ảnh các yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản nam giới.
Các chất gây phá vỡ trục điều hòa nội tiết dưới đồi tuyến yên EDCs ?
Các chất hóa học gây phá vỡ cân bằng nội tiết (EDCs) đang được sử dụng rất nhiều quanh chúng ta, ảnh hưởng của nó tới sức khỏe sinh sản vẫn đang còn nhiều tranh cãi. Tuy nhiên trong nghiên cứu này cho thấy xu hướng giảm số lượng tinh trùng ở nam giới cao tuổi từ năm 1980 đến năm 2015 xuất hiện nhiều hơn có thể là bằng chứng do có sự tiếp xúc liên tục của các chất EDC được tích lũy theo thời gian.
Các chất EDC có thể gây ra các ảnh hưởng bất lợi đối với từng cơ quan do tác động trực tiếp lên hệ thống nội tiết thông qua các hoạt động estrogen hoặc kháng androgen, có khả năng cản trở sự phát triển của tinh hoàn ở thai nhi và các chức năng của tinh hoàn sau khi sinh.
Béo phì gây suy giảm chất lượng tinh trùng
WHO (2014) cũng báo cáo tỷ lệ béo phì (BMI 30 kg / m2) đã tăng đáng kể trên toàn thế giới vào năm 2014. Mỹ là nơi có số nam giới béo phì cao cũng phản ánh số lượng tinh trùng suy giảm nhiều.
Tình trạng béo phì trên toàn thế giới đã tăng hơn gấp đôi kể từ năm 1980 và cũng đồng thời số lượng tinh trùng đã giảm hơn một nửa. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối liên quan chặt chẽ giữa béo phì và suy giảm chất lượng tinh trùng.
Chất lượng tinh trùng sụt giảm ảnh hưởng lớn đến khả năng thụ thai. Ảnh minh hoạ
Cảnh báo tình trạng sụt giảm chất lượng tinh trùng
Kết quả nghiên cứu là một báo cáo khoa học công phu có hệ thống về đánh giá chỉ số nồng độ tinh trùng cũng như các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản nam giới từ khắp nơi trên thế giới trong 35 năm.
Trước thực trạng trên, các nhà khoa học cần phải tiến hành nghiên cứu nhiều hơn nữa để tìm ra nguyên nhân để từ đó đưa ra các biện pháp nhằm khắc phục mối đe dọa vô sinh ngày càng tăng cho các thế hệ tiếp theo.
Đừng để cho công nghệ “Hỗ trợ sinh sản” trở thành thiết yếu và can thiệp vào từng gia đình trong việc duy trì nòi giống của chúng ta.
5 việc nam giới nên làm để cải thiện cơ hội làm bố
Số lượng tinh trùng của một người đàn ông trung bình đã giảm dần. Vậy phải làm sao để tăng cường khả năng sinh sản cho nam giới?
Trong một chương trình tư vấn trực tuyến về vô sinh nam, ThS.BS Lê Đăng Khoa - Trưởng đơn vị Nam học Trung tâm Hỗ trợ sinh sản BVĐK Tâm Anh TP.Hồ Chí Minh chia sẻ Việt Nam đang có khoảng hơn 1 triệu cặp vợ chồng vô sinh, trong đó nguyên nhân vô sinh bắt nguồn từ nam giới chiếm 40-50%.
BS Khoa cũng chỉ ra 5 nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng vô sinh nam gia tăng trong thời gian gần đây. Nguyên nhân đầu tiên được nhắc tới là do liên quan tới di truyền. Nguyên nhân thứ hai có liên quan đến lối sống không lành mạnh, như thói quen uống nhiều bia rượu, hút thuốc lá, dinh dưỡng không điều độ, ít vận động, không tập thể dục, chế độ ăn giàu đường, giàu chất béo bão hòa... Thứ ba là nam giới có khuyết tật ở cơ quan sinh dục, như tắc đường ống dẫn tinh, tắc mào tinh hoàn... Thứ tư là do tác động của môi trường sống, như ô nhiễm, căng thẳng... Cuối cùng là nam giới mắc phải các bệnh lý gây ảnh hưởng sinh sản, như viêm nhiễm ở tinh hoàn - mào tinh, ung thư tinh hoàn, giãn thừng tinh...
ThS.BS Lê Đăng Khoa (thứ 2 từ trái qua) đang thực hiện vi phẫu micro-TESE cho bệnh nhân nam vô sinh. Ảnh: VTV
Trong một nghiên cứu được đăng trên tạp chí Human Reproduction, các tác giả đã tiến hành phân tích tổng hợp liên quan đến sức khỏe sinh sản của nam giới, cụ thể là sự thay đổi về số lượng và chất lượng tinh trùng. Kết quả các nhà nghiên cứu thu được là "số lượng tinh trùng của một người đàn ông trung bình đã giảm dần trong 40 năm qua". Thực tế này sẽ khiến mọi người sợ hãi, đặc biệt là đàn ông.
Chất lượng tinh trùng giảm có thực sự là một vấn đề?
Nghiên cứu trên nói rằng số lượng tinh trùng trung bình đã giảm 59% trong 38 năm qua. Với sự sụt giảm này, không có gì đáng ngạc nhiên khi trang web của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ tuyên bố "trong khoảng 35% các cặp vợ chồng bị vô sinh, nguyên nhân do nam giới được xác định ngang bằng với nguyên nhân từ phía người phụ nữ". Số lượng tinh trùng giảm, kết hợp với xu hướng có con ở độ tuổi muộn hơn, có nghĩa là một số cặp vợ chồng sẽ gặp khó khăn với khả năng sinh sản.
Để cải thiện sức khỏe sinh sản, nam giới nên làm gì?
Dưới đây là 5 cách được khoa học chứng minh có thể giúp tăng số lượng tinh trùng và khả năng sinh sản ở nam giới.
1. Tập thể dục thường xuyên
Không chỉ tốt cho sức khỏe nói chung, tập thể dục thường xuyên có thể làm tăng mức testosterone và cải thiện khả năng sinh sản.
Các nghiên cứu lưu tại Thư viện Y tế quốc gia Hoa Kỳ cho thấy những người đàn ông tập thể dục thường xuyên có mức testosterone cao hơn và chất lượng tinh dịch tốt hơn so với những người đàn ông không vận động. Tuy nhiên, bạn nên tránh tập thể dục quá nhiều, vì nó có thể có tác dụng ngược lại và có khả năng làm giảm nồng độ testosterone.
2. Bổ sung đủ vitamin C
Vitamin C được biết đến nhiều với hiệu quả tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể. Nhưng cũng có bằng chứng chỉ ra rằng, bổ sung chất chống oxy hóa, chẳng hạn như vitamin C, có thể cải thiện khả năng sinh sản.
Stress oxy hóa là khi mức độ của các loại oxy phản ứng (ROS) đạt đến mức có hại trong cơ thể. Nó xảy ra khi hệ thống phòng thủ chống oxy hóa của cơ thể bị quá tải vì bệnh tật, tuổi già, lối sống không lành mạnh hoặc các chất gây ô nhiễm môi trường.
ROS liên tục được sản xuất trong cơ thể, nhưng nếu bạn khỏe mạnh thì cơ thể có thể kiểm soát mức độ của chúng. Nồng độ ROS cao có thể thúc đẩy tổn thương mô và viêm, làm tăng nguy cơ mắc bệnh mãn tính. Ngoài ra, có một số nghiên cứu lưu trên Thư viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ đưa ra những bằng chứng cho thấy stress oxy hóa và nồng độ ROS quá cao có thể dẫn đến vô sinh ở nam giới.
Hấp thụ đủ chất chống oxy hóa, chẳng hạn như vitamin C, có thể giúp chống lại một số tác động có hại này. Ngoài ra còn có một số bằng chứng cho thấy bổ sung vitamin C có thể cải thiện chất lượng tinh dịch.
Một nghiên cứu của các tác giả tại Trung tâm Y tế & Phòng thí nghiệm Nghiên cứu ở Dubai, ở những người đàn ông vô sinh cho thấy rằng bổ sung 1.000mg vitamin C 2 lần/ngày trong tối đa 2 tháng làm tăng khả năng vận động của tinh trùng lên 92% và số lượng tinh trùng hơn 100%. Nó cũng làm giảm tỷ lệ tế bào tinh trùng bị biến dạng 55%. Bổ sung vitamin C cũng cải thiện đáng kể số lượng tinh trùng và khả năng vận động, đồng thời giảm số lượng tế bào tinh trùng bị biến dạng.
3. Thư giãn và giảm thiểu căng thẳng
Căng thẳng có thể làm giảm sự thỏa mãn tình dục của bạn và làm giảm khả năng sinh sản của bạn.
Căng thẳng kéo dài làm tăng mức độ cortisol, có tác động tiêu cực mạnh mẽ đến testosterone. Khi cortisol tăng lên, nồng độ testosterone có xu hướng giảm xuống. Mặc dù lo lắng nghiêm trọng, không giải thích được thường được điều trị bằng thuốc, nhưng các dạng căng thẳng nhẹ hơn có thể được giảm bớt bằng các kỹ thuật thư giãn.
Bạn có thể quản lý căng thẳng bằng cách đơn giản như đi dạo, thiền định, tập thể dục hoặc dành thời gian cho bạn bè.
4. Bổ sung đủ vitamin D
Vitamin D có thể quan trọng đối với khả năng sinh sản của nam và nữ. Đó là một chất dinh dưỡng khác có thể làm tăng mức testosterone.
Một nghiên cứu của các nhà khoa học tại Đại học Y Graz quan sát cho thấy rằng những người đàn ông thiếu vitamin-D có nhiều khả năng có nồng độ testosterone thấp. Nghiên cứu cũng nhận thấy rằng bổ sung 3,000 IU vitamin D3 mỗi ngày trong 1 năm sẽ tăng mức testosterone của nam giới lên khoảng 25%. Nồng độ vitamin D cao có liên quan đến khả năng vận động của tinh trùng cao hơn.
5. Bổ sung đủ kẽm
Kẽm là một khoáng chất thiết yếu có nhiều trong các thực phẩm động vật, chẳng hạn như thịt, cá, trứng và động vật có vỏ.
Nhận đủ kẽm là một trong những nền tảng của việc tăng cường khả năng sinh sản của nam giới.
Các nghiên cứu quan sát của các nhà khoa học tại Đại học Mazandaran (Iran) cho thấy tình trạng kẽm thấp hoặc thiếu hụt kẽm có liên quan đến nồng độ testosterone thấp, chất lượng tinh trùng kém và tăng nguy cơ vô sinh nam.
Hơn nữa, bổ sung kẽm có thể làm giảm nồng độ testosterone giảm có liên quan đến số lượng quá nhiều tập thể dục cường độ cao.
Có thể nói, có nhiều thứ có thể giúp tăng khả năng sinh sản, nhưng những gì phù hợp với bạn phụ thuộc vào nguyên nhân của các vấn đề sinh sản của bạn.
Ngoài ra, hãy nhớ rằng khả năng sinh sản và ham muốn tình dục thường đi đôi với sức khỏe chung. Vì lý do này, bất cứ điều gì cải thiện sức khỏe tổng thể của bạn đều có khả năng tăng khả năng sinh sản.
Duy trì những thói quen này trong cuộc sống cũng sẽ giúp tăng khả năng sinh sản và số lượng và chất lượng tinh trùng:
- Có một lối sống lành mạnh.
- Giảm cân dư thừa.
- Hạn chế uống rượu.
- Nhận đủ folate.
- Ngủ đủ giấc.
Điều trị vô sinh nam: Những điều cần biết! Tinh trùng khỏe phải đảm bảo được bảo toàn về hình dạng, về chất lượng và số lượng. Từ trước đến giờ, chúng ta thực hiện những thủ thuật như phẫu thuật nối ống dẫn tinh, hầu hết đạt được mục tiêu "có tinh trùng" và chúng ta còn cần nhiều giải pháp tận gốc kèm theo để làm sao "có con tinh...