Ăn hàu có thực sự tăng sinh lực “chuyện ấy”, ăn thế nào cho đúng?
Hàu sữa được nhiều người cho là “trợ thủ đắc lực” trong chuyện “chăn gối” của nam giới. Điều này có đúng không và nên ăn hàu như thế nào cho hiệu quả?
Cách đây 2 tháng chị Thu Giang, 27 tuổi (Hà Nội) xem được một video trên mạng xã hội chia sẻ về vấn đề nếu đàn ông ăn nhiều hàu sẽ “khỏe” và sung sức hơn.
Tin tưởng điều đó, chị thường vào siêu thị mua hàu loại tách sẵn từ 500gram đến 1kg, thậm chí 1 tuần thì đến 5 bữa có món hàu cho chồng ăn với các dạng chế biến như hàu sống, rán cùng trứng, cháo, lẩu, súp…
Mới đầu, chồng chị cũng phấn khởi và hào hứng các món mà vợ nấu nhưng càng về sau, tần suất các bữa có món hàu dày đặc khiến anh ngao ngán.
“Anh ấy ăn hàu cũng có khỏe hơn thật nên tôi càng mua nhiều để chồng ăn. Tuy nhiên, thời gian gần đây anh đấy thường xuyên kêu ngán, thậm chí sợ… mỗi khi nhìn thấy trên mâm cơm có hàu và yêu cầu đổi sang các món khác”, chị Giang tâm sự.
Có phải ăn hàu tốt cho “ chuyện ấy”? (Ảnh minh họa)
Hàu hỗ trợ tổng hợp hormon sinh dục testosterone, sinh tinh trùng…
Bác sĩ Trần Quốc Cường – giảng viên bộ môn dinh dưỡng và an toàn thực phẩm Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch (TP.HCM) cho biết, hàu chứa nhiều kẽm nên được biết đến như một thực phẩm hỗ trợ phái nam trong chuyện “chăn gối”, do có liên quan đến việc hỗ trợ quá trình tổng hợp hormon sinh dục testosterone và sinh tinh trùng.
Trong 100 gam hàu chứa trung bình 13mg kẽm. Nhu cầu kẽm của người trưởng thành là khoảng 10mg mỗi ngày.
Video đang HOT
Cùng ý kiến này, Ths.BS Phan Chí Thành – Chánh văn phòng Trung tâm đào tạo, Bệnh viện Phụ sản trung ương (Hà Nội) cũng cho hay, lượng kẽm có trong hàu cao gấp 6 – 10 lần các thực phẩm thông thường. Kẽm giúp điều tiết hormone nam, tăng cường testosterone ở nam giới.
Ngoài ra, kẽm tạo ra các biểu mô niêm mạc của hệ thống ống sinh tinh được nuôi dưỡng giàu dinh dưỡng. Tinh trùng được biệt hóa, chuyển hóa thành tinh trùng trưởng thành, giúp khả năng sinh sản, thụ tinh tốt hơn.
Đáng chú ý, kẽm cũng có vai trò giúp chống oxy hóa. Một trong những nguyên nhân gây hiếm muộn và bất thường ở nam giới là do trong ống dẫn tinh chứa nhiều chất oxy hóa. Các chất oxy hóa này giống như một con sông bị ô nhiễm, gây ảnh hưởng đến cơ thể chúng ta.
“Kẽm như một chất trung gian, trung hòa các chất oxy hóa, giúp cho tinh trùng ít bị bất thường hơn, nâng cao chất lượng tinh trùng và khả năng di chuyển của tinh trùng tốt hơn”, bác sĩ Thành thông tin.
Bên cạnh đó, hàu cũng có vai trò quan trọng trong việc sản xuất tinh trùng. Khi lượng testosterone tăng lên giúp nam giới sản xuất tinh trùng tốt hơn. Đồng thời, chúng giúp cho việc di chuyển của tinh trùng tốt hơn rất nhiều.
Hàu chứa nhiều kẽm, hỗ trợ quá trình tổng hợp hormon sinh dục testosterone (Ảnh minh họa)
Có phải ăn càng hàu nhiều càng “khỏe”?
Trả lời câu hỏi này, bác sĩ Cường cho hay, kẽm không có chỗ dự trữ trong cơ thể nên việc nạp thừa sẽ bị đào thải. Do đó việc ăn quá nhiều trong cùng một lúc cũng không phải là giải pháp tốt.
Ngưỡng dung nạp kẽm tối đa với người trưởng thành là 40mg mỗi ngày, nên nếu sử dụng quá liều này cũng có thể gây ngộ độc (đặc biệt là sử dụng từ thuốc có chứa kẽm).
Chia sẻ thêm về chủ đề này, bác sĩ Thành cho biết, kẽm không chỉ có nhiều trong hàu mà chúng còn có rất nhiều trong các loại hải sản, các loại rau củ, đặc biệt là các loại nấm. Vì vậy, không nhất thiết phải ăn thật nhiều hàu để cải thiện chuyện “chăn gối”, mà nên bổ sung thêm các loại thực phẩm khác như rau củ, nấm, các loại thịt đỏ.
Trước thực tế nhiều người cho rằng ăn hàu sẽ giúp sinh con trai. Theo bác sĩ Thành, đến nay chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh việc ăn hàu có thể giúp các cặp vợ chồng sinh con trai.
“Ăn hàu chỉ giúp tăng cường lượng tinh trùng, tạo môi trường thuận lợi cho tinh trùng chất lượng hơn, giúp dễ “đậu thai” hơn”, bác sĩ Thành cho hay.
"Yêu" càng nhiều càng dễ đậu thai: Đúng hay sai?
Nhiều cặp đôi cho rằng, cứ tăng tần suất quan hệ thì sẽ tăng cơ hội mang thai. Điều này có đúng hay không? Chị Thu Hương (26 tuổi, Hà Nội) cho biết, chị đã lập gia đình được 3 tháng.
Mặc dù cả hai vợ chồng đều đang mong có con, làm "chuyện ấy" thường xuyên nhưng vẫn chưa thấy tin vui.
"Em thấy một số người nói rằng cứ quan hệ nhiều thì kiểu gì cũng "dính". Bác sĩ cho em hỏi liệu ngày nào cũng quan hệ có thai không và điều này có thật sự tốt hay không?", chị Hương thắc mắc.
Trao đổi về vấn đề này, ThS.BS Phan Chí Thành - Chánh văn phòng Trung tâm Đào tạo - Chỉ đạo tuyến, Bệnh viện Phụ sản Trung ương cho biết, câu hỏi: "ngày nào cũng quan hệ có thai không" hay "làm thế nào để tăng tỷ lệ thụ thai thành công" là những băn khoăn, thắc mắc mà rất nhiều cặp đôi quan tâm hiện nay. Đặc biệt là khi tình trạng vô sinh hiếm muộn đang có xu hướng gia tăng thì mọi người càng có tâm lý lo lắng hơn nếu như đang mong con mà vẫn chưa thấy kết quả.
Ngày nào cũng quan hệ có giúp dễ đậu thai hơn?
Thực chất, về mặt lý thuyết, nếu ngày nào cũng quan hệ tình dục, đồng thời không sử dụng biện pháp tránh thai thì cơ hội mang thai sẽ cao hơn. Tuy nhiên, bác sĩ Thành nhấn mạnh các cặp đôi cần lưu ý rằng "chỉ là cơ hội cao hơn mà không phải là chắc chắn có thai".
Tuy nhiên, không phải ngày nào quan hệ tình dục cũng có thể dễ dàng mang thai, mà nó còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác như chất lượng tinh trùng, thời điểm rụng trứng, độ pH âm đạo, nội tiết... Đây là những yếu tố quan trọng quyết định việc thụ thai thành công.
Không những vậy, nếu ngày nào cũng "yêu" sẽ khiến cơ thể của cả người vợ và người chồng đều sẽ cảm thấy rất mệt mỏi. Thậm chí có thể ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe và một số công việc sinh hoạt hàng ngày.
Bên cạnh đó, còn gây rối loạn khả năng sinh lý, các quý ông dễ bị xuất tinh sớm, rối loạn cương dương, tinh trùng không tái tạo kịp thời dẫn tới suy giảm chất lượng. Đồng thời hai người còn dần dần mất đi hưng phấn trong chuyện giường chiếu và chất lượng cuộc "yêu" vì thế cũng sẽ giảm đi rất nhiều.
Hơn nữa, ngày nào cũng quan hệ dễ gây viêm nhiễm đường sinh dục, nhiễm trùng tiết niệu, đau rát vùng kín, giảm tiết dịch âm đạo, đau lưng...
Do đó, theo bác sĩ Thành, thay vì thắc mắc "ngày nào cũng quan hệ có thai không", các cặp đôi đang lên kế hoạch sinh em bé hãy thực hiện những phương pháp để tăng chất lượng "cuộc yêu" giúp tăng tỷ lệ thụ thai thành công. Quan hệ tình dục đều đặn từ 2 - 4 lần/tuần chính là tần suất lý tưởng cho các cặp đôi đang mong chờ có tin vui.
Để mang thai phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau (Ảnh minh họa)
Làm thế nào để tăng khả năng mang thai?
Khoảng 80% các cặp vợ chồng sẽ thụ thai thành công trong năm đầu tiên, nếu như họ không dùng bất cứ biện pháp tránh thai nào và có một đời sống tình dục khoa học, lành mạnh.
Do đó, để có thể làm tăng khả năng mang thai, bác sĩ Thành khuyến cáo các cặp vợ chồng nên giữ tâm lý thoải mái, chủ động xây dựng đời sống tình dục sao cho khoa học, đúng cách và phù hợp với sức khỏe theo một số lưu ý như chọn tư thế quan hệ để dễ thụ thai, tần suất khi "yêu". Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, từ bỏ rượu bia, thuốc lá, xây dựng lối sống lành mạnh,...
Tuy nhiên, vị bác sĩ cũng cảnh báo, nếu cảm thấy không yên tâm hoặc nghi ngờ sức khỏe của mình có vấn đề bất thường, cách tốt nhất là hai vợ chồng nên lựa chọn tìm đến những cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ tư vấn, kiểm tra sức khỏe sinh lý và sinh sản, can thiệp xử lý khi cần thiết.
"Đặc biệt là đối với những trường hợp cặp đôi quan hệ đều đặn, không dùng biện pháp an toàn nhưng sau 1 năm vẫn không thụ thai được thì cần đi khám vô sinh hiếm muộn càng sớm càng tốt", bác sĩ Thành nhắn nhủ.
"Yêu" những tháng cuối thai kỳ có ảnh hưởng đến em bé không? Nhiều mẹ bầu lo lắng quan hệ khi mang thai tháng cuối sẽ dẫn tới việc sinh non hoặc chạm đầu thai nhi. Vậy sự thật thế nào? Làm "chuyện ấy" những tháng cuối có ảnh hưởng đến thai nhi không? Ths.BS Phan Chí Thành - Chánh văn phòng Trung tâm Đào tạo và Chỉ đạo tuyến (Bệnh viện Phụ sản Trung ương)...