Quy mô đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ chỉ tăng khi đảm bảo chất lượng
Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn nhấn mạnh: “Chúng ta chỉ có thể tăng được quy mô đào tạo khi chúng ta đảm bảo với xã hội, cam kết với xã hội về chất lượng”.
Ngày 12/10, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Tọa đàm góp ý dự thảo Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ và tiến sĩ. Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn chủ trì Tọa đàm.
Phát biểu khai mạc Tọa đàm, Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn cho biết, nhìn chung quy mô đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ của các các cơ sở giáo dục đại học giảm mạnh; do nguyên nhân chủ quan, khách quan và có yếu tố cạnh tranh của các cơ sở giáo dục đào tạo nước ngoài. Tuyển sinh thạc sĩ, tiến sĩ ở những trường tốp cao kém hơn các trường khác là một trong những bất cập trong thực tế.
Vì vậy, Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trương xây dựng lại Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ và tiến sĩ, đảm bảo theo đúng quy định của luật và yêu cầu tập trung vào chất lượng.
Theo Thứ trưởng, Quy chế có thể giảm bớt các yêu cầu về quy trình, thủ tục không cần thiết để các cơ sở giáo dục đại học tự quyết và tự chịu trách nhiệm. Nguyên tắc căn bản là chuẩn mực về chất lượng, tuyển sinh, đề cao tính công bằng, khách quan, trách nhiệm giải trình của các cơ sở giáo dục đại học.
Từ đó, tạo ra cơ chế thông thoáng; nếu có cạnh tranh thì phải cạnh tranh lành mạnh giữa các cơ sở giáo dục đại học trong nước với nhau và với quốc tế, từng bước hướng tới chuẩn mực quốc tế, phù hợp với điều kiện Việt Nam.
Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn phát biểu tại Tọa đàm (ảnh: moet.gov.vn)
Thứ trưởng yêu cầu, cần có sự nhất quán giữa các quy chế. Quy chế cần làm rõ thế nào là đào tạo thạc sĩ theo định hướng nghiên cứu và định hướng ứng dụng; đồng thời quy định về công tác tuyển sinh, đào tạo… Làm sao để các trường quyết định dựa trên đặc thù lĩnh vực, ngành đào tạo, nhưng vẫn đảm bảo tính công bằng, khách quan và chuẩn đầu ra.
Video đang HOT
Thứ trưởng nhấn mạnh: “Chúng ta chỉ có thể tăng được quy mô đào tạo khi chúng ta đảm bảo với xã hội, cam kết với xã hội về chất lượng”.
Tăng tự chủ, siết đầu ra
Dự thảo Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ đã có những bước đổi mới quan trọng về tổ chức đào tạo trình độ thạc sĩ, theo hướng tăng cường tự chủ, công khai, khuyến khích tính chủ động, sáng tạo của các cơ sở giáo dục đại học, tiệm cận với thông lệ của các nước phát triển. Đồng thời, để đảm bảo chất lượng, chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ phải tuân thủ quy định về chuẩn chương trình đào tạo do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
Các cơ sở đào tạo xây dựng phương án tuyển sinh phù hợp (thi tuyển, xét tuyển hay kết hợp hai phương thức này,…), đồng thời, tuân thủ các tiêu chuẩn tối thiểu do Nhà nước quy định, thực hiện nghiêm trách nhiệm giải trình cũng như sự giám sát của các bên liên quan và toàn xã hội.
Dự thảo Quy chế cho phép đối tượng đầu vào là người học có bằng đại học ở các ngành khác nhau với khối lượng học tập tích lũy khác nhau, được xác định tuỳ vào chương trình đào tạo ở trình độ đại học của người học.
Dự thảo quy định tổ chức đào tạo trình độ thạc sĩ theo hệ thống tín chỉ. Các cơ sở đào tạo xây dựng quy chế tổ chức đào tạo theo tín chỉ áp dụng trong tổ chức chương trình đào tạo ở trình độ thạc sĩ, dựa trên quy chế về đào tạo tín chỉ được quy định ở trình độ đại học. Để hạn chế tình trạng chương trình học tập quá ngắn so với quy định tại Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân, cơ sở đào tạo phải quy định khối lượng tín chỉ học viên đăng ký tối thiểu và tối đa cho mỗi học kỳ.
Dự thảo Quy chế quy định theo hướng cho phép chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ có thể tổ chức đào tạo trực tuyến nhưng không quá 30% khối lượng kiến thức của toàn bộ chương trình đào tạo.
Để hạn chế việc hướng dẫn luận văn thạc sĩ tràn lan và không có công cụ kiểm soát chất lượng, dự thảo đã chỉnh lý, làm rõ về hướng dẫn luận văn thạc sĩ và tiêu chuẩn người hướng dẫn đối với chương trình đào tạo theo định hướng nghiên cứu.
Đối với chương trình đào tạo theo định hướng ứng dụng, cơ sở đào tạo quy định cho từng chương trình cụ thể, học viên có thể học các học phần trong toàn bộ chương trình và có điểm đánh giá dự án hoặc bài luận cuối khóa học (nếu có).
Dự thảo bổ sung quy định yêu cầu minh bạch tra cứu văn bằng để phục vụ công tác hậu kiểm. Quy định chuẩn đầu ra ngoại ngữ phải đạt trình độ bậc 4 theo khung năng lực 6 bậc cho Việt Nam của dự thảo cũng là điều kiện đầu vào của tuyển sinh trình độ tiến sĩ tại Việt Nam.
Quy chế đào tạo tiến sĩ giảm thiểu “cầm tay chỉ việc”
Sau khi Quy chế đào tạo trình độ tiến sĩ ban hành theo Thông tư số 08/2017/TT-BGDĐT, số lượng nghiên cứu sinh tuyển mới năm 2018 giảm đáng kể. Trong khi đó, Luật giáo dục đại học 2012 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật giáo dục đại học năm 2018 quy định mở rộng quyền tự chủ cho cơ sở đào tạo trong chuyên môn.
Để khắc phục những bất cập và phù hợp với Luật, dự thảo Quy chế chỉ quy định khung về tiêu chuẩn giảng viên, người hướng dẫn, điều kiện tuyển sinh, yêu cầu về thành viên và quy định bảo vệ luận án. Các thủ tục liên quan đến tổ chức và quản lý đào tạo giao cho Thủ trưởng cơ sở đào tạo quyết định theo hướng tự chủ và chịu trách nhiệm giải trình.
Dự thảo nêu chi tiết các quy định liên quan đến trách nhiệm của Bộ Giáo dục và Đào tạo – cơ quan kiểm tra giám sát và trọng tài khi có khiếu kiện tố cáo liên quan đến chất lượng và quy trình đào tạo tiến sĩ.
Về cấu trúc, dự thảo Quy chế giảm từ 08 Chương và 32 Điều xuống 05 chương và 26 Điều, giảm thiểu các chi tiết cầm tay chỉ việc, giao cơ sở tự chủ. Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ quy định chuẩn và thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra giám sát theo chuẩn.
Về người hướng dẫn, dự thảo quy định đối với từng lĩnh vực. Ở lĩnh vực văn hoá, thể dục thể thao, có thể thay thế bài báo bằng giải thưởng chính thức của các cuộc thi quốc tế hoặc 02 giải thưởng chính thức của các cuộc thi quốc gia tương ứng, được công nhận bởi cơ quan quản lý có thẩm quyền.
Đối với đề tài luận án các ngành Khoa học quân sự và ngành Khoa học an ninh có thể thay thế tối thiểu các bài công bố trong các tạp chí thuộc Danh mục tạp chí khoa học được tính tối thiểu 01 điểm công trình của Hội đồng Giáo sư Nhà nước hằng năm.
Về tổ chức đào tạo, dự thảo quy định về việc gia hạn tối đa 3 năm, từ đó, nâng tổng thời gian đào tạo tiến sĩ từ 5 – 6 năm lên 6 – 7 năm. Quy định mới sẽ cho phép bảo lưu kết quả học chương trình tiến sĩ trong thời hạn nhất định theo quy định của thủ trưởng cơ sở đào tạo.
Để không tạo ra các vòng đánh giá luận án nặng về thủ tục, dự thảo Quy chế cũng phân định rõ quy trình giữa đánh giá luận án ở đơn vị chuyên môn và bảo vệ luận án ở cấp cơ sở, đảm bảo đánh giá ở đơn vị chuyên môn là sinh hoạt khoa học do thủ trưởng cơ sở đào tạo quyết định.
Được biết, Dự thảo Thông tư ban hành Quy chế đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ có nhiều điểm mới. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đăng công khai lấy ý kiến rộng rãi cho dự thảo Thông tư ban hành Quy chế đào tạo thạc sĩ từ ngày 18/9 đến ngày 18/11 và dự thảo Thông tư quy định Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ từ ngày 07/10 đến ngày 07/12.
Lần đầu tiên đào tạo thạc sĩ về an ninh kinh tế, an ninh thông tin và an ninh mạng
Đại học Quốc gia Hà Nội vừa mở chuyên ngành đào tạo thạc sĩ Quản trị An ninh phi truyền thống với 3 chuyên sâu " An ninh kinh tế và An ninh tài chính", "An ninh doanh nghiệp", "An ninh thông tin và An ninh mạng" giao cho Khoa Quản trị và Kinh doanh (HSB) tổ chức đào tạo .
Đây cũng là cơ sở đầu tiên ở Việt Nam đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực này.
Mục tiêu của chương trình là đào tạo ra các thạc sỹ quản trị an ninh phi truyền thống, có kiến thức liên ngành có tầm nhìn và tư duy chiến lược có kỹ năng nghiên cứu và dự báo về an ninh phi truyền thống có khả năng tham gia hoạch định và thực thi các chiến lược và kế hoạch hành động để quản trị tốt an ninh phi truyền thống, góp phần phát triển bền vững quốc gia, cộng đồng, tổ chức và doanh nghiệp.
Các tân thạc sĩ Quản trị An ninh phi truyền thống của Đại học Quốc gia Hà Nội
Văn bằng tốt nghiệp thạc sĩ do Đại học Quốc gia Hà Nội cấp. Thời gian đào tạo là 2 năm lớp học được tổ chức linh hoạt, chủ yếu học vào thứ Bảy và Chủ nhật.
Điều kiện, thí sinh phải có ít nhất 1 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực liên quan đến các hoạt động quản lý nhà nước, hành chính, an ninh, kinh tế - xã hội, kinh doanh, ngoại giao hoặc các hoạt động liên quan tới an ninh phi truyền thống tốt nghiệp đại học chuyên ngành phù hợp (nếu tốt nghiệp đại học đúng ngành sẽ được phỏng vấn tuyển sinh luôn nếu tốt nghiệp các đại học khác sẽ học bổ sung một số học phần kiến thức trước khi phỏng vấn tuyển sinh) chứng chỉ tiếng Anh trình độ B1 trở lên.
Học viên có thể tìm hiểu về chương trình đào tạo qua website: hsb.edu.vn/thông báo tuyển sinh chương trình Thạc sĩ Quản trị an ninh phi truyền thống (MNS).
Khẳng định thương hiệu "Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thương mại" Tiền thân là Trường chuyên nghiệp Trung cấp của Tổng cục Vật tư thành lập ngày 20/12/1961, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thương mại đã có gần 60 năm lịch sử và phát triển. Trong suốt quá trình xây dựng và trưởng thành, Nhà trường đã không ngừng phát triển, đóng góp xuất sắc vào sự nghiệp "trồng người" của...