Quy định số cấp phó phù hợp, có tính đến mô hình trường phổ thông nhiều cấp học
Cử tri tỉnh Quảng Trị kiến nghị:
Ảnh minh họa/INT
Các trường tiểu học và THCS sau khi sáp nhập ở tỉnh Quảng Trị phần lớn có 3 điểm trường trở lên. Tuy nhiên, theo Thông tư số 16/2017/TT-BGDĐT, chỉ bố trí 1 giáo viên Tổng phụ trách Đội nên duy trì các hoạt động tại 3 điểm trường rất khó khăn. Ngoài ra, việc sáp nhập các trường học quy mô dưới 28 lớp cũng chỉ bố trí 1 hiệu trưởng, nên việc quản lý, chỉ đạo chuyên môn ở hai cấp học gặp khó. Đề nghị Bộ GD&ĐT xem xét, có quy định bổ sung thêm một chức danh phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn đối với loại hình trường sáp nhập 2 cấp học tiểu học và THCS có quy mô từ 10 lớp trở lên; bổ sung thêm 1 biên chế Tổng phụ trách Đội cho các điểm trường. Đồng thời, có chế độ thâm niên nghề đối với nhân viên trường học.
Bộ GD&ĐT cho biết: Thực hiện Nghị quyết số 102/NQ-CP về giải pháp đối với biên chế sự nghiệp giáo dục và y tế và Nghị định số 106/2020/NĐ-CP về vị trí việc làm và số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập, hiện nay Bộ GD&ĐT đang phối hợp với Bộ Nội vụ chỉnh sửa định mức giáo viên/lớp được quy định tại Thông tư liên tịch số 06/2015/TTLT-BGDĐT-BNV quy định về danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập và Thông tư số 16/2017/TT-BGDĐT hướng dẫn danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập (Thông tư 16) để bảo đảm phù hợp với việc triển khai đổi mới Chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông và điều kiện thực tế của từng vùng, miền.
Tuy nhiên, theo quy định tại Nghị định số 120/2020/NĐ-CP về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập, các cơ sở giáo dục phổ thông công lập được bố trí không quá 2 cấp phó. Do đó, khi triển khai sửa đổi Thông tư số 16/2017/TT-BGDĐT, Bộ GD&ĐT sẽ phối hợp với Bộ Nội vụ để quy định về số lượng cấp phó phù hợp, có tính toán đến mô hình trường phổ thông có nhiều cấp học.
Căn cứ Thông tư 16, ngoài định mức giáo viên theo quy định, các cơ sở giáo dục tiểu học, THCS được bố trí 1 giáo viên làm Tổng phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. Định mức tiết dạy của giáo viên làm Tổng phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh được quy định tối đa không quá 1/3 định mức tiết dạy của giáo viên theo cấp học là để đảm bảo giáo viên làm Tổng phụ trách Đội có đủ thời gian thực hiện các nhiệm vụ (đối với trường có một cấp học hoặc nhiều cấp học).
Về chế độ thâm niên nhà giáo, theo quy định của Chính phủ hiện nay, chỉ áp dụng đối với nhà giáo đang giảng dạy, giáo dục trong các cơ sở giáo dục công lập. Do đó, các nhân viên trường học không thuộc đối tượng hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo. Bên cạnh đó, ngày 6/9/2018, Văn phòng Chính phủ có Công văn số 8476/VPCP-KTTH về việc triển khai Nghị quyết số 27-NQ/TW, trong đó chỉ đạo “từ nay đến khi ban hành các văn bản quy định chế độ tiền lương mới, không xem xét ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung các chế độ, chính sách tiền lương hiện hành”. Vì vậy, Bộ GD&ĐT không có cơ sở để đề xuất phụ cấp thâm niên nghề cho nhân viên trường học như cử tri đề nghị.
Gian nan con chữ ở những bản xa nhất của Mường Lát
Cách trung tâm xã Trung Lý, huyện Mường Lát gần 50 cây số, đời sống của đồng bào dân tộc Mông ở các bản Tà Cóm, Cá Giáng, Cánh Cộng... còn nhiều khó khăn, thiếu thốn, vì vậy việc gieo chữ nơi này càng khó khăn, vất vả hơn.
Video đang HOT
Xã Trung Lý có 15 bản, trong đó có 11 bản có đồng bào dân tộc Mông sinh sống. Bản cách xa trung tâm gần 50 cây số như Tà Cóm, Cá Giáng, Cánh Cộng... vì vậy muốn đi vào các bản này phải qua sông, trèo đèo, lội suối khoảng 2 giờ đồng hồ.
Đường giao thông vào các bản Tà Cóm, Cá Giáng, Cánh Cộng... chủ yếu là đường đất dốc, nhỏ hẹp, khó khăn cho việc đi lại.
Các em học sinh ở bản men theo con đường đất để tới điểm trường.
Điểm dừng chân đầu tiên khi chúng tôi đến là điểm trường Cánh Cộng (thuộc Trường Tiểu học Trung Lý 2). Nơi đây có 103 em học sinh ở bản Cá Giáng đang theo học. Vì cơ sở vật chất điểm Cá Giáng đang xuống cấp nên các em học sinh ở bản phải mượn lớp học ở điểm trường bản Cánh Cộng.
Thầy Phạm Văn Mùi quê ở huyện Cẩm Thủy lên công tác ở Mường Lát đã 8 năm và gắn bó với điểm trường Tà Cóm, Cá Giáng. Đường sá đi lại khó khăn, nên một năm về quê vài bận. Hiện hai vợ chồng thầy Mùi đang ở khu tập thể điểm trường mầm non Cá Giáng.
Lớp học của thầy Sùng A Chai có 14 học sinh lớp 3.Thầy Sùng A Chai là người con bản Tà Cóm. Tốt nghiệp khoa Tiểu học, Trường Đại học Hồng Đức, thầy được về dạy học tại quê nhà và mong muốn đem con chữ đến các em học sinh nơi đây.
Điểm trường Cánh Cộng chỉ có 2 phòng học nhưng hiện nay cơ sở vật chất xuống cấp.
Tiếp tục hành trình, chúng tôi đến thăm điểm trường tiểu học Tà Cóm, (Trường Tiểu học Trung Lý 2). Năm 2018, điểm trường được xây 2 phòng học khang trang, đáp ứng dạy và học cho 2 lớp, còn lại 3 lớp vẫn học trong ngôi nhà tạm, xuống cấp.
Thầy Hà Văn Hơn, khu trưởng bản Tà Cóm cho biết: Điểm trường Tà Cóm có 83 học sinh từ lớp 1 đến lớp 5 lớp nhưng chỉ có 4 giáo viên dạy học nên hiện tại thầy dạy cả lớp 4 và lớp 5. Bản Tà Cóm chủ yếu là hộ nghèo, cận nghèo vì vậy đời sống bà con khó khăn, thiếu thốn, các em học sinh được đến trường là sự nỗ lực của gia đình và các em. Các thầy cô giáo thường xuyên động viên các em đến lớp, đến trường để biết cái chữ.
Chiều đến, lớp học của cô giáo Lò Thị văn vang lên tiếng đọc bài của các em học sinh lớp 1. Lớp có 12 học sinh, chiều nay đến lớp chỉ có 6 học sinh. Cô Văn quê ở xã Cổ Lũng, huyện Bá Thước. Sau khi tốt nghiệp Trường Đại học Hồng Đức, cô Văn lên công tác tại huyện Mường Lát từ năm 2017. Cô người Thái, trò người Mông, những ngày đầu đến lớp, bất đồng ngôn ngũ nên cô trò vất vả nhưng dần dần cô trò đã quen và bắt nhịp với việc dạy học.
Lớp học thầy của Va Văn Tuấn trở nên rộn ràng trong giờ ôn bài. Thầy Tuấn vừa cho các em học sinh lớp 3 ôn Toán, vừa ôn Tiếng Việt. Vào giờ ôn tập, để các em học sinh tiếp thu bài tốt hơn, thầy Tuấn đề ra phương pháp là những bạn khá kèm các bạn học kém, khi các em chưa hiểu thầy sẽ giảng giải thêm.
Tiếng trống trường tan học xua ban không khí ám đảm nơi vùng biên.
Các em trở về nhà, dưới chiều lạnh, những manh áo cộc, có những em đôi chân không dép, không tất bước đi trên con đường đất gồ ghề.
Thầy Nguyễn Tiến Hiệp, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Trung Lý 2 cho biết: Trường Tiểu học Trung Lý 2 có 1 điểm chính (bản Cò Cài) và 5 điểm lẻ ở các bản: Cá Giáng, Cánh Cộng, Tà Cóm, Lìn, Pá Búa. Trong số các bản mới chỉ có bản Lìn có điện lưới, trong công tác dạy học cũng rất vất vả, nhất là vào mùa đông, trời nhanh tối không đảm bảo cho các em học tập.
">
Những ngày này Mường Lát đang trong "tâm dịch" COVID-19, các em học sinh trên địa bàn đều tạm dừng đến trường. Năm học 2021-2022, Trường Tiểu học Trung Lý 2 có 368 học sinh; 25 cán bộ, giáo viên. Từ ngày 16-12 đến nay, toàn trường có 2 giáo viên F0, 18 thầy cô giáo F1, 4 học sinh F0 từ gia đình. Con chữ ở địa bàn khó khăn đã vất vả nay càng vất vả hơn vì dịch bệnh. Mong dịch bệnh sớm đẩy lùi, mọi người khỏe mạnh, các thầy cô giáo, các em học sinh tiếp tục đến trường.
Ra mắt bộ nhận diện Trường Sư phạm - Trường Đại học Vinh Sự ra đời của Trường Sư phạm cũng như quyết định ra mắt bộ nhận diện và khung chuẩn đầu ra khối ngành đào tạo giáo viên đã thể hiện rõ đặc trưng, màu sắc riêng và mục tiêu hướng đến của Trường Sư phạm trong tương lai. Tối 30/12, Trường Sư phạm thuộc Trường Đại học Vinh đã tổ chức chương trình...