Quy định mới về tỷ lệ sở hữu nước ngoài
Theo quy định trong Luật Chứng khoán mới dự kiến áp dụng từ năm 2021, tỷ lệ sở hữu nước ngoài được tính trên vốn điều lệ của công ty, thay vì tính trên vốn cổ phần có quyền biểu quyết như trong Nghị định 60 hiện nay.
Với quy định này, khả năng phát hành cổ phiếu không có quyền biểu quyết cho nhà đầu tư nước ngoài tại các doanh nghiệp đã kín room coi như đã đóng.
Đây là nội dung được trao đổi, đối thoại giữa các doanh nghiệp niêm yết và cơ quan quản lý tại Hội nghị niêm yết do Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) tổ chức ngày 4/12 trong khuôn khổ Hội nghị và Lễ trao giải Cuộc bình chọn Doanh nghiệp niêm yết 2020.
Nhiều thắc mắc từ phía doanh nghiệp niêm yết tập trung ở các vấn đề tỷ lệ sở hữu nước ngoài, mua cổ phiếu quỹ, phát hành cổ phiếu dưới mệnh giá… trước thời điểm 1/1/2021 dự kiến áp dụng Luật Chứng khoán và các văn bản hướng dẫn Luật Chứng khoán mới.
Bà Bùi Thị Huệ, Vụ phó Vụ Phát triển thị trường, UBCK cho biết, điểm khác biệt giữa Nghị định 60 và dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật Chứng khoán mới là tính tỷ lệ sở hữu nước ngoài dựa vào vốn điều lệ – là quy định đồng bộ với điều ước quốc tế và pháp luật về đầu tư. Trên thực tế, chốt tỷ lệ sở hữu nước ngoài vẫn là dựa trên vốn điều lệ và nay đưa nó về đúng bản chất.
Đại diện UBCK và HOSE trao đổi và trả lời thắc mắc của doanh nghiệp niêm yết. Ảnh: Lê Toàn
Điểm khác biệt nữa là doanh nghiệp được quyết định tỷ lệ sở hữu thấp hơn mức cam kết quốc tế, hoặc thấp hơn các quy định pháp luật có quy định về tỷ lệ sở hữu nước ngoài. Nghị định hướng dẫn có quy định về thời điểm chốt để tính tỷ lệ sở hữu nước ngoài, đó là chốt 1 năm 1 lần, bám theo danh sách chốt tham dự ĐHCĐ thường niên.
Có nhiều ý kiến cho rằng, tăng lên tỷ lệ room nhất định, vượt qua mức đó thì mới áp là tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, theo bà Huệ, đặc thù TTCK vừa mang tính c hất đầu tư gián tiếp, vừa có thể chuyển thành trực tiếp thông qua việc mua bán sáp nhập khi mua cổ phần trên thị trường, nên quy định mới này là dung hòa với các pháp luật khác, phù hợp với Luật Đầu tư. Ngoài ra, quy định mới cũng trao trách nhiệm của doanh nghiệp khi thực hiện thông báo thì doanh nghiệp rà soát tỷ lệ sở hữu nước ngoài đối với từng ngành nghề, trong đó xác định theo mức thấp nhất của ngành có quy định về sở hữu nước ngoài.
Trả lời thắc mắc của doanh nghiệp về việc tính tỷ lệ sở hữu nước ngoài tính trên vốn điều lệ có bao gồm có bao gồm cả cổ phiếu ưu đãi hay không, bà Huệ cho biết, Luật Doanh nghiệp có quy định vốn điều lệ kết hợp từ nhiều loại vốn từ vốn cổ phần có quyền biểu quyết, vốn cổ phần ưu đãi…, nên doanh nghiệp muốn phát hành cho nhà đầu tư nước ngoài thì phải tính trên vốn điều lệ, tức bao gồm tất cả các loại vốn trên.
Chính vì lẽ đó, khả năng phát hành cổ phiếu không có quyền biểu quyết cho nhà đầu tư nước ngoài đối với các doanh nghiệp hết room ngoại coi như đã đóng, vì phát hành ưu đãi hay không ưu đãi vẫn được tính vào tỷ lệ sở hữu nước ngoài. HOSE và UBCK hiện đang phối hợp để xây dựng một sản phẩm khác là chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết (NVDR) không bị tính tỷ lệ sở hữu nước ngoài.
Doanh nghiệp thắc mắc, giả sử công ty A đang sở hữu 15% công ty B, nếu nhà đầu tư nước ngoài sở hữu trên 50% của A, thì phần A sở hữu trong B có bị xem là sở hữu nhà đầu tư nước ngoài và có tính vào room của B hay không? Trường hợp B đang có 40% sở hữu nhà đầu tư nước ngoài, nay phát sinh 15% sở hữu của A bị chuyển thành sở hữu nước ngoài, tổng 55%, giả sử room B bị giới hạn 50% thì xử lý ra sao?
Bà Huệ cho biết, nếu doanh nghiệp B có giới hạn sở hữu nước ngoài 50% thì nhà đầu tư nước ngoài sở hữu cổ phần của B phải giảm về đúng mức tỷ lệ 50%.
Ngoài vấn đề về tỷ lệ sở hữu nước ngoài, các doanh nghiệp còn thắc mắc về việc mua cổ phiếu quỹ thì phải giảm vốn điều lệ, trường hợp mua lại cổ phiếu ESOP nhân viên thì giảm vốn ra sao? Các quy định mới liên quan đến quản trị công ty có bắt buộc doanh nghiệp công bố bằng tiếng anh hay chưa để doanh nghiệp còn chuẩn bị? Đối tượng người nội bộ và người có liên quan theo quy định Luật Chứng khoán mới được mở rộng rất nhiều, cụ thể như thế nào? Công ty đại chúng trong Luật Chứng khoán nâng tiêu chuẩn vốn từ 10 tỷ đồng lên 30 tỷ đồng, vậy công ty đại chúng có vốn từ 10 – 30 tỷ đồng thì sau 1/1/2021 được xử lý như thế nào?
Video đang HOT
Giải thích thêm các thắc mắc trên, ông Bùi Hoàng Hải, Vụ trưởng Vụ Quản lý chào bán Chứng khoán UBCK cho biết, quy định mua cổ phiếu quỹ phải giảm vốn điều lệ được quy định trong Luật Chứng khoán, nên Nghị định không thể thay đổi, nhưng có điều khoản chuyển tiếp có quy định các cổ phiếu mua lại trước thời điểm Luật Chứng khoán có hiệu lực thì Công ty vẫn được giữ và bán cổ phiếu đó. Lưu ý, trước khi bán cổ phiếu quỹ, thì không được mua tiếp tục cổ phiếu quỹ vào.
Còn vấn đề về tư cách công ty đại chúng, từ 10 tỷ lên 30 tỷ đồng, trong dự thảo có quy định xử lý riêng từng trường hợp cụ thể.
Về vấn đề phát hành dưới mệnh giá, ông Hải cho biết, dự thảo nghị định có hướng dẫn 2 phần, chào bán ra công chúng và chào bán riêng lẻ dưới mệnh giá. Điều kiện chung vẫn là có thặng dư bù đắp phần thiếu hụt dưới mệnh giá và dự thảo có nói rõ, có thêm điều kiện căn cứ theo giá thị trường.
Liên quan vấn đề công bố thông tin bằng tiếng Anh, ông Lê Công Điền, Vụ trưởng Vụ Giám sát công ty đại chúng, UBCK cho biết, trong quá trình xây dựng dự thảo thông tư, nhiều lần xin ý kiến thành viên thị trường và nhiều ý kiến cho rằng, phải có thông tin bằng tiếng Anh. Dĩ nhiên không phải tất cả, chỉ doanh nghiệp nào đáp ứng được, tiêu chí có đặt ra là vốn 500 tỷ đồng trở lên.
Tuy nhiên, vòng cuối cùng, nội dung công bố thông tin bằng tiếng Anh được quyết định sẽ để dành cho văn bản khác, chẳng hạn như quy chế của Sở, quy chế niêm yết… khi ta lựa chọn cổ phiếu trong rổ VN30 chẳng hạn. Khuyến nghị Sở giao dịch có thể đưa ra các tiêu chí công bố thông tin bằng tiếng Anh, công bố thông tin về ESG… khi lựa chọn bổ chỉ số, có thể lồng ghép thêm các quy định này.
Ông Điền cho biết thêm, thời điểm công bố các thông tin trọng yếu như báo cáo quản trị, báo cáo thường niên, báo cáo tài chính kiểm toán năm 2019… rơi vào giai đoạn giãn cách xã hội nên việc tổng hợp và soạn thảo của doanh nghiệp bị ảnh hưởng. Phần lớn doanh nghiệp xin gia hạn công bố thông tin. Nhưng đó chỉ là câu chuyện của năm nay, còn nhìn chung việc công bố thông tin theo Thông tư 155 do Bộ Tài chính ban hành từ 2015 ngày càng thành thạo hơn.
Với vai trò giám sát nghĩa vụ công bố thông tin, bà Trần Anh Đào, Phó tổng giám đốc HOSE cho biết, các doanh nghiệp niêm yết đã có trách nhiệm và đáp ứng tốt hơn việc này. Số lượng doanh nghiệp vi phạm và bị nhắc nhở giảm xuống qua các năm, năm 2018 là 102 trường hợp vi phạm, 185 bị nhắc nhở, thì năm 2019 còn 87 công ty vi phạm, 154 bị nhắc nhở. Từ đầu năm 2020 đến giữa tháng 11, con số này giảm về 77 công ty vi phạm, bị nhắc nhở công khai 129 lần trên website của Hose.
Theo bà Đào, mặc dù doanh nghiệp không chịu phạt khi bị nhắc nhở nhưng cái giá phải trả rất lớn, vì nhà đầu tư sẽ cân nhắc các quyết định đầu tư, hoặc khi đi vay vốn cũng sẽ bị ngân hàng đánh giá kỹ càng, chi tiết hơn.
Coi chừng làm khó phát hành chứng chỉ lưu ký ở nước ngoài
Có ý kiến lo ngại việc rộng cửa cho phát hành chứng chỉ lưu ký dựa trên cổ phiếu đang lưu hành có thể tạo ra những rủi ro về kiểm soát tỷ lệ sở hữu nước ngoài.
Tránh lẫn hai loại chứng chỉ lưu ký
Liên quan đến nội dung mới về chào bán chứng chỉ lưu ký tại nước ngoài trong dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật Chứng khoán, người trong cuộc đề nghị cơ quan hoạch định chính sách xem xét điều chỉnh quy định cho phù hợp với thực tiễn.
Theo quy định tại Luật Chứng khoán 2019, chứng chỉ lưu ký là một loại chứng khoán được phát hành dựa trên chứng khoán đã phát hành của doanh nghiệp được thành lập tại Việt Nam.
Cho rằng Việt Nam nên khuyến khích phát hành chứng chỉ lưu ký dựa trên chứng khoán cơ sở là cổ phiếu đang lưu hành, để tạo thêm một kênh thu hút vốn ngoại vào thị trường chứng khoán, thay vì loay hoay tìm cách tháo gỡ bế tắc về nới room kéo dài nhiều năm qua nhưng không có kết quả, ý kiến từ một số thành viên thị trường cho rằng, cái hay của việc phát hành chứng chỉ lưu ký dựa trên cổ phiếu đã phát hành là đáp ứng nhu cầu của cả phía cung và cầu trên thị trường.
Về phía cung, không phải tất cả các doanh nghiệp đều sẵn sàng với việc tăng vốn cũng như niêm yết ở nước ngoài. Thế nhưng, rất nhiều doanh nghiệp có thể đáp ứng điều kiện phát hành chứng chỉ lưu ký dựa trên cơ sở là cổ phiếu đang lưu hành không vì mục tiêu tăng vốn, do việc này không làm thay đổi cơ cấu doanh nghiệp, chế độ kế toán.
Còn với bên cầu, điểm mấu chốt là phát hành chứng chỉ lưu ký dựa trên cơ sở cổ phiếu đang lưu hành không dẫn đến phát hành cổ phiếu mới, nên các nhà đầu tư hiện hữu không bị pha loãng giá trị cổ phiếu họ đang sở hữu.
Thậm chí, họ còn được hưởng lợi từ tăng giá cổ phiếu do nhu cầu mua bán cổ phiếu cơ sở cũng như chứng chỉ lưu ký gia tăng.
Vì bản chất việc phát hành sản phẩm này không làm pha loãng giá trị cổ phiếu, nên điều kiện về hồ sơ phát hành sản phẩm này cần được đối xử khác với loại chứng chỉ lưu ký được phát hành dựa phát hành cổ phiếu mới.
Mặt khác, có những tổ chức đầu tư ở nước ngoài, chẳng hạn như quỹ hữu trí ở Mỹ, vì luật pháp của nước này không cho phép họ được đầu tư trực tiếp ra các thị trường chứng khoán nước ngoài, nhưng với sản phẩm chứng chỉ lưu ký thì họ lại được phép tham gia đầu tư.
ây là cách tiếp cận nhà đầu tư nước ngoài mới hiệu quả, mà Việt Nam nên tận dụng để cải thiện khả năng hút vốn ngoại cho thị trường chứng khoán.
Khi giao dịch chứng chỉ lưu ký sôi động sẽ tạo ra hiệu ứng bình thông nhau giữa thị trường nước ngoài, chẳng hạn như thị trường Mỹ, Anh và Việt Nam.
Nhờ hiệu ứng này, khi giao dịch các chứng chỉ lưu ký ở thị trường nước ngoài thanh khoản tốt sẽ dẫn đến nhu cầu phát hành thêm cổ phiếu mới làm cơ sở cho phát hành chứng chỉ lưu ký. Qua đó, góp phần thúc đẩy giao dịch cổ phiếu tại Việt Nam sôi động, cải thiện thanh khoản cho thị trường.
Thực tế đó cho thấy có hai loại chứng chỉ lưu ký là chứng chỉ được phát hành dựa trên cổ phiếu đang lưu hành và loại được phát hành dựa trên phát hành cổ phiếu mới, nhưng dự thảo lại chưa phân tách rõ ràng hai sản phẩm này.
Do đó, để khắc phục tình trạng này, ý kiến từ doanh nghiệp cho rằng, dự thảo cần phân định rõ ràng hai loại chứng chỉ và tương ứng với đó là hai bộ hồ sơ phát hành khác nhau.
Theo đó, hồ sơ phát hành chứng chỉ lưu ký dựa trên cổ phiếu đang lưu hành nên đơn giản, vì càng đơn giản hóa sẽ càng thúc đẩy chứng chỉ lưu ký đi vào thực tế nhanh.
Việc phát hành chứng chỉ lưu ký dựa trên cổ phiếu đang lưu hành không nên yêu cầu phải có bản cáo bạch, phải có sự phê duyệt của đại hội đồng cổ đông, vì những hồ sơ này về bản chất là phục vụ cho phát hành chứng chỉ lưu ký dựa trên chào bán cổ phiếu mới.
Ngoài ra, phát hành chứng chỉ lưu ký dựa trên cổ phiếu đang lưu hành không cần đặt ra yêu cầu phải có bảo lãnh phát hành, mà chỉ nên đặt ra yêu cầu đơn giản là có nghị quyết của hội đồng quản trị thông qua phương án phát hành là được.
Sau đó, tổ chức phát hành cần công bố nghị quyết này trên website của công ty cũng như trên các phương tiện thông tin. Cơ chế phát hành chứng chỉ lưu ký dựa trên cổ phiếu đang lưu hành gọn nhẹ và linh hoạt, sẽ góp phần thu hút nhà đầu tư nước ngoài tham gia sản phẩm này.
"Với loại chứng chỉ lưu ký được phát hành dựa trên cổ phiếu đang lưu hành, theo hiểu biết của chúng tôi, trên thế giới chưa có quốc gia nào đặt ra yêu cầu nhà đầu tư bỏ phiếu biết quyết (thông qua HC) về phương án phát hành loại chứng chỉ lưu ký không vì mục tiêu tăng vốn. Quyết định phát hành chứng chỉ lưu ký dựa trên cổ phiếu đang lưu hành thuộc thẩm quyền phê duyệt của ban điều hành hoặc hội đồng quản trị.
Bởi theo thông lệ quốc tế, hồ sơ chuẩn chỉ bao gồm một bộ hợp đồng phát hành chứng chỉ lưu ký được ký giữa tổ chức phát hành chứng chỉ lưu ký và doanh nghiệp tại Việt Nam, nghị quyết của hội đồng quản trị. Chúng tôi nhấn mạnh với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về tầm quan trọng của việc cần tạo ra cơ chế thông thoáng cho phát hành chứng chỉ lưu ký dựa trên cơ sở cổ phiếu đang lưu hành nhằm gia tăng sức hút đối với nhà đầu tư nước ngoài...", đại diện một ngân hàng lưu ký nước ngoài đề xuất.
Với việc phát hành chứng chỉ lưu ký dựa trên phát hành cổ phiếu mới, hồ sơ cần chặt chẽ hơn, trong đó bao gồm một số tài liệu như bản cáo bạch, quyết định phê duyệt của HC...
Về thời gian phê duyệt hồ sơ đối với phát hành chứng chỉ lưu ký dựa trên cổ phiếu đang lưu hành, thay vì từ 15 - 30 ngày như dự thảo, doanh nghiệp có hai đề xuất.
Thứ nhất là nếu được thì Ban soạn thảo nên chuyển từ cơ chế phải được cơ quan quản lý phê duyệt như dự thảo nghị định sang cơ chế doanh nghiệp thông báo hoặc báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Thứ hai, trong trường hợp cơ quan quản lý vẫn duy trì quy định phê duyệt hồ sơ phát hành thì nên rút ngắn thời gian phê duyệt từ 15 - 30 ngày xuống còn 7 ngày. ó là giải pháp để nhanh chóng đưa sản phẩm lưu ký ra thị trường, góp phần thúc đẩy thanh khoản trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
ừng lo không kiểm soát được sở hữu nước ngoài
Có ý kiến lo ngại việc rộng cửa cho phát hành chứng chỉ lưu ký dựa trên cổ phiếu đang lưu hành có thể tạo ra những rủi ro về kiểm soát tỷ lệ sở hữu nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Tuy nhiên, ý kiến từ chuyên gia cho rằng, không nên lo lắng về vấn đề này, bởi về bản chất, khi phát hành chứng chỉ lưu ký dựa trên cổ phiếu đang lưu hành, tổng số lượng cổ phiếu đã phát hành luôn nằm trong ngưỡng hạn chế sở hữu nước ngoài.
Do đó, bản thân số lượng cổ phiếu được đưa vào làm cơ sở cho phát hành chứng chỉ lưu ký không vì mục đích tăng vốn không ảnh hưởng đến việc kiểm soát nhà đầu tư nước ngoài sở hữu cổ phần của các doanh nghiệp ở Việt Nam.
Chuyên gia và doanh nghiệp kỳ vọng, những đề xuất trên sẽ được Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước nghiên cứu tiếp thu để tăng tính khả thi cho phát hành chứng chỉ lưu ký ở nước ngoài. Qua đó, vừa góp phần quảng bá hình ảnh doanh nghiệp, thị trường chứng khoán Việt Nam trên thị trường vốn quốc tế, vừa rộng cửa cho thị trường thu hút dòng vốn ngoại trong bối cảnh dòng vốn đầu tư toàn cầu đang có sự dịch chuyển do tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19.
Không nên đặt nặng trách nhiệm báo cáo với tổ chức phát hành
Bà Vũ Thị Ngọc Tú, Giám đốc Dịch vụ khách hàng, dịch vụ lưu ký, Ngân hàng Deubank tại Việt Nam
Dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật Chứng khoán đưa ra yêu cầu tổ chức phát hành chứng chỉ lưu ký (thường là ngân hàng) phải báo cáo danh sách nhà đầu tư nắm giữ chứng chỉ lưu ký.
Thế nhưng, thực tế cho thấy, dù là chứng chỉ lưu ký được phát hành dựa trên cổ phiếu đang lưu hành, hay dựa trên cổ phiếu mới được phát hành thì thường tổ chức phát hành chứng chỉ lưu ký không có danh sách này. Do đó, dự thảo đưa ra quy định như vậy sẽ gây khó khăn cho tổ chức phát hành.
Trong khi đó, tổ chức bảo lãnh phát hành có trong tay danh sách nhà đầu tư đăng ký sở hữu chứng chỉ lưu ký. Dẫu vậy, một khi chứng chỉ lưu ký đã được phát hành và đưa vào thị trường ở nước ngoài giao dịch thì sự sang tay sản phẩm này trên thị trường thứ cấp diễn ra rất phổ biến và biến động hàng giờ, hàng ngày.
Do đó, cơ quan quản lý yêu cầu tổ chức phát hành báo cáo về danh sách những nhà đầu tư sở hữu chứng chỉ lưu ký cuối cùng là không thể đáp ứng được. Nếu vẫn giữ yêu cầu này sẽ khiến cho việc phát hành chứng chỉ lưu ký gặp khó khăn. Do đó, chúng tôi đề xuất ban soạn thảo nên bỏ quy định về yêu cầu tổ chức phát hành báo cáo danh sách như trên.
Là ngân hàng lưu ký có nhiều năm hoạt động tại Việt Nam, chúng tôi nhận thấy việc Việt Nam mở ra cơ chế cho phép phát hành chứng chỉ lưu ký sẽ giúp nhà đầu tư nước ngoài có thêm một kênh tiếp cận thị trường chứng khoán Việt Nam không chỉ trên khía cạnh đây là một công cụ đầu tư mà nhà đầu tư ngoại có nhu cầu giao dịch, mà còn là công cụ quảng bá hình ảnh doanh nghiệp cũng như thị trường chứng khoán Việt Nam trên thị trường vốn quốc tế. iều này sẽ tạo ra bước tiến tốt cho thị trường chứng khoán Việt Nam, vì vừa khuyến khích doanh nghiệp gia tăng tính chủ động trong hội nhập quốc tế, vừa là bước đệm để họ ra niêm yết ở nước ngoài khi có nhu cầu.
CTD trình kế hoạch 2020 lợi nhuận 600 tỷ đồng, bãi miễn 2 thành viên Ban kiểm soát không đủ tiêu chuẩn Công ty Coteccons vừa công bố tài liệu ĐHĐCĐ với kế hoạch doanh thu 16.000 tỷ đồng và lợi nhuận hợp nhất 600 tỷ đồng, giảm 32,6% và 15,5% so với thực hiện năm trước. CTD cũng dự trình cổ đông mức chia cổ tức 2019 là 30% trả bằng tiền. Thời gian thực hiện dự kiến trong quý II/2020. CTD cũng trình...