Quy định mới về Hội thi giáo viên giỏi từ năm 2020
Thông tư mới ban hành về Hội thi giáo viên giỏi có hiệu lực từ 12/02/2020. Theo Thông tư trên, Hội thi giáo viên giỏi sẽ có rất nhiều điểm mới.
Sau nhiều tháng ban hành dự thảo để lắng nghe đóng góp của nhân dân về hội thi giáo viên giỏi, giáo viên chủ nhiệm giỏi các cấp, đến ngày 20/12/2019, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chính thức ban hành thông tư số 22/2019/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành về Hội thi giáo viên giỏi cơ sở giáo dục mầm non; giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm giỏi cơ sở giáo dục phổ thông (sau này xin gọi chung là Hội thi giáo viên giỏi).
Thông tư trên có hiệu lực từ 12/02/2020. Theo Thông tư trên, Hội thi giáo viên giỏi sẽ có rất nhiều điểm mới.
Lễ tổng kết Hội thi và trao giải giáo viên dạy giỏi (Ảnh minh họa: Ngọc Pháp – Tấn Ngọc).
Về nguyên tắc của Hội thi giáo viên giỏi
Tại khoản 2 – Điều 2: Mục đích và nguyên tắc của Hội thi giáo viên giỏi
Nguyên tắc của Hội thi là dựa trên sự tự nguyện, không ép buộc, không tạo áp lực của giáo viên tham gia Hội thi.
Về chu kỳ Hội thi
Tại Điều 3: Các cấp tổ chức, chu kỳ và đối tượng tham dự kỳ thi
1. Hội thi cấp trường, cấp huyện, cấp tỉnh:
a. Cấp trường: Được tổ chức theo chu kỳ 02 năm một lần, do trường tổ chức (hiện nay là mỗi năm một lần).
b. Cấp huyện: theo chu kỳ 02 năm một lần (giống như hiện nay) do Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức.
c. Cấp Tỉnh: Theo chu kỳ 04 năm một lần (giống như hiện nay) do Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức.
Về công nhận giáo viên giỏi mầm non, phổ thông
Video đang HOT
Tại Điều 5: Công nhận giáo viên giỏi
Được công nhận giáo viên giỏi sau khi đạt các tiêu chuẩn, yêu cầu và được cấp giấy chứng nhận của cơ quan tổ chức Hội thi.
Sau khi được công nhận được bảo lưu như sau: cấp huyện, cấp trường bảo lưu 01 năm, cấp tỉnh bảo lưu trong thời gian 03 năm
Điều 6, 7: Nội dung, tiêu chuẩn của Hội thi giáo viên giỏi mầm non, phổ thông
1. Nội dung:
- Thực hành một hoạt động giảng dạy tại thời điểm diễn ra Hội thi tại nhóm, lớp đang giảng dạy và được báo trước tối đa 02 ngày
- Trình bày biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục mầm non, phổ thông trong thời gian không quá 30 phút
2. Tiêu chuẩn: Đối với giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở: Nếu dự thi cấp huyện phải đạt giáo viên giỏi cấp trường ở năm trước liền kề hoặc năm đang dự thi; nếu dự thi cấp tỉnh phải đạt giáo viên giỏi cấp huyện trong 02 năm trước liền kề hoặc đạt cấp huyện năm tham gia dự thi.
Đối với giáo viên trung học phổ thông: Nếu dự thi cấp tỉnh phải đạt cấp trường 02 năm trước liền kề hoặc đạt ở năm tham dự kỳ thi.
Về Hội thi giáo viên chủ nhiệm giỏi bậc phổ thông
Điều 8: Nội dung, tiêu chuẩn của Hội thi giáo viên chủ nhiệm giỏi phổ thông
1. Nội dung:
- Thực hành 1 tiết hoạt động giáo dục (tiết sinh hoạt lớp hoặc tiết trải nghiệm) tại lớp đang dạy tại thời điểm diễn ra Hội thi.
- Trình bày biện pháp nâng cao chất lượng chủ nhiệm không quá 30 phút.
Về tiêu chuẩn giống như đối với hội thi giáo viên giỏi phổ thông.
Trên đây là một trong số những điểm mới Hội thi giáo viên giỏi, hy vọng khi thực hiện sẽ tránh áp lực cho giáo viên.
BÙI NAM
Theo giaoduc.net
Thi giáo viên dạy giỏi: Vì sự tiến bộ của thầy và trò
Bộ GD&ĐT đã đưa ra dự thảo Thông tư ban hành quy định công nhận giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi các cấp học mầm non, phổ thông.
Với tinh thần Dự thảo mới, những người trong cuộc cũng mong muốn việc thi giáo viên dạy giỏi sẽ bớt tính hình thức, những tiết thi giảng sẽ thực chất hơn.
Nên duy trì hoạt động thi GVDG định kỳ như một "sân chơi giáo dục". Ảnh minh họa: IT
Sân chơi nhiều ý nghĩa
Với khá nhiều thay đổi so với quy định hiện hành, nhiều người tin tưởng, nếu những quy định trong dự thảo trở thành hiện thực sẽ giúp GV giảm tải những áp lực vô hình và có thêm động lực để cống hiến cho nghề.
Thầy giáo Nguyễn Hoàng Tuyên, Tổ trưởng tổ Toán, Trường THPT Quảng Xương 2 (Thanh Hóa) cho biết: Nếu so sánh những quy định Hội thi giáo viên dạy giỏi (GVDG) trong Dự thảo mới ban hành với những quy định cũ hiện nay, chúng ta sẽ thấy được đây chính là sự thay đổi khá lớn về nội dung và cách tổ chức của hội thi.
Theo thầy Tuyên, nên giữ lại kỳ thi giáo viên giỏi vì nó là một sân chơi nhiều ý nghĩa, qua đó ghi nhận, tôn vinh sự cố gắng của giáo viên thể hiện trong kỳ thi. Thông qua kỳ thi giáo viên, cũng được giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm với các đồng nghiệp để có thêm kiến thức, thái độ và kinh nghiệm trong dạy và học.
Tuy nhiên, trong giai đoạn giao thời của đổi mới chương trình giáo dục, giáo viên cần phải nâng chuẩn và bổ túc kiến thức mới nên tạm hoãn hội thi giáo viên giỏi. Sau này khi ổn định nên chuyển thi sang xét để công nhận thì chính xác hơn. Bởi đánh giá GV dạy giỏi phải xét cả quá trình dạy học và có bộ tiêu chí xét để giáo viên cố gắng chứ không vì 1 hay 2 tiết dạy mà công nhận GV giỏi.
Theo dự thảo, ở mỗi bậc học, nội dung thi đều gồm 2 phần: Trực tiếp tổ dạy tại 1 lớp học trong 1 tiết và báo cáo thuyết trình tối đa 30 phút. Các tiết dạy học hay tổ chức hoạt động được thực hiện tại cơ sở nơi giáo viên đang làm việc, ở các lớp học có đầy đủ học sinh. Những hoạt động này không được thử trước và chỉ báo trước tối đa 3 ngày trước thời gian thi.
Theo thầy Tuyên, không dạy thử trước ở lớp dạy là đúng nhưng nên cho GV thời gian chuẩn bị ít nhất 5 ngày. Đây là thời gian hợp lý để GV chuẩn bị.
Ảnh minh họa/ INT
Cơ hội học hỏi, giao lưu
Theo cô Nguyễn Thị Tuyết, GV Trường THPT Hoài Đức (Hà Nội), nên duy trì hoạt động thi GVDG định kỳ như một "sân chơi giáo dục", một hoạt động dạy học được đầu tư chuẩn bị chu đáo, bài bản, mẫu mực diễn ra định kỳ hằng năm, để các thầy cô có cơ hội giao lưu, học hỏi lẫn nhau. Đồng thời đây cũng là dịp để lan tỏa phong trào thi đua "dạy tốt, học tốt" trong nhà trường các cấp học, góp phần tạo dựng các phong trào, hoạt động sôi nổi trong nhà trường.
Hội thi GVDG còn là dịp để các GV trải nghiệm cách xử lý những tình huống sư phạm trong giờ thi, làm cơ sở góp ý, đánh giá tiết dạy cho đồng nghiệp. Người được góp ý có quyền lý giải, biện minh và thành tâm tiếp thu ý kiến đóng góp của đồng nghiệp, để tự uốn nắn, điều chỉnh mình cho phù hợp, để những tiết dạy sau càng đúng quy định và đạt chất lượng, hiệu quả hơn.
Tuy nhiên, sau buổi họp góp ý, rút kinh nghiệm, đánh giá giờ hội thi ấy, tình cảm đồng nghiệp, tập thể vẫn vẹn nguyên. Cả GV dự thi và GV tham gia dự giờ đều cảm thấy thoải mái, có thêm kinh nghiệm, mạnh dạn, tự tin, chủ động hơn trong quá trình giảng dạy các tiết học trong chương trình. Tất cả phải vì sự tiến bộ của GV và học trò.
Cần đảm bảo tính trung thực, dân chủ, công khai
Bên cạnh những ý kiến đồng tình nên giữ lại kỳ thi GV giỏi, nhiều giáo viên lo ngại việc thi GV giỏi sẽ gây căng thẳng. Cô Phạm Thị Thủy, GV Trường THPT Quảng Xương 2 (Thanh Hóa) cho rằng, nên bỏ thi GV giỏi vì qua 1 tiết dạy cộng với báo cáo 30 phút không đánh giá được chính xác năng lực của GV. Nhiều GV có kiến thức vững vàng, song có dự giờ họ mất bình tĩnh, vì vậy, giờ dạy không được thành công như mong muốn. Bên cạnh đó, năng lực quan điểm của các giám khảo cũng không đồng đều khiến cho việc đánh giá không chính xác.
"Đảm bảo được tính trung thực, dân chủ, công khai, minh bạch, công bằng và khách quan, hội thi GV dạy giỏi sẽ là một hoạt động giáo dục quan trọng và bổ ích không thể thiếu trong nhà trường."
Cô Thủy hi vọng
Khi đã thi thì không thể nói là không tốn kém và không có tiêu cực. Trong khi đó, thời gian dạy báo trước 3 ngày hơi ngắn, gây khó khăn cho GV trong thiết kế tiết dạy và làm đồ dùng dạy học. Theo cô Thủy, thời gian tổ chức các cuộc thi GV giỏi như trong Dự thảo là hợp lí. Thời gian tổ chức Hội thi cấp trường được tổ chức mỗi năm một lần, do nhà trường tổ chức; Hội thi cấp huyện được tổ chức 2 năm một lần, do phòng GD&TĐ tổ chức; Hội thi cấp tỉnh được tổ chức 4 năm một lần, do sở GD&ĐT tổ chức.
Nếu giữ hội thi GVDG thì hội thi phải thực sự là "sân chơi" lành mạnh để tôn vinh những GV giỏi, để những tâm huyết, sáng kiến đổi mới trong giảng dạy của nhà giáo được lan truyền cho các đồng nghiệp khác nghiên cứu, tham khảo học tập. Dù là hình thức nào cũng nhằm tạo điều kiện để GV thể hiện phẩm chất, được cống hiến với nghề và được tôn vinh vì đã có thành tích trong giảng dạy.
Tạo một "cú hích" có ích, để GV phấn đấu, rèn luyện và trau dồi kỹ năng, kiến thức chuyên môn, từ đó góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy là việc làm cần thiết. Kỳ thi GV dạy giỏi, dựa trên nguyện vọng tự nguyện của GV, không ép buộc, không tạo áp lực cho GV tham gia hội thi là một trong những điểm mới.
Hội thi GVDG còn là dịp để các GV trải nghiệm cách xử lý những tình huống sư phạm trong giờ thi, làm cơ sở góp ý, đánh giá tiết dạy cho đồng nghiệp. Người được góp ý có quyền lý giải, biện minh và thành tâm tiếp thu ý kiến đóng góp của đồng nghiệp, để tự uốn nắn, điều chỉnh mình cho phù hợp, để những tiết dạy sau càng đúng quy định và đạt chất lượng, hiệu quả hơn.
Lê Đăng
Theo GDTĐ
Thi giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm giỏi: Cần đổi mới để bớt áp lực Việc thi giáo viên (GV) dạy giỏi, GV chủ nhiệm giỏi các cấp luôn nhận được sự quan tâm của những người đứng lớp cũng như Bộ GD&ĐT. Trước những phản ánh bất cập của cuộc thi này, lãnh đạo Bộ cho biết, sẽ nghiên cứu lại để không còn tình trạng những giờ GV dạy giỏi chỉ để "diễn" như vừa qua....