Quy định 45 HS/lớp, giờ các em tự chọn tổ hợp chỉ 15 HS/lớp, vậy làm thế nào?
Nhiều trường THPT ở tỉnh Hòa Bình xây dựng các tổ hợp môn dựa trên đội ngũ giáo viên hiện có, sau đó xét tuyển năng lực, nguyện vọng học sinh vào các lớp.
Năm học 2022 – 2023 là năm đầu tiên triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với học sinh lớp 10. Theo lý thuyết khi môn Lịch sử chưa trở thành môn học bắt buộc, học sinh có 108 lựa chọn tổ hợp môn.
Với nhiều tổ hợp môn như vậy, câu hỏi đặt ra là liệu các trường có đáp ứng được về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên hay không? Hay nhà trường sẽ căn cứ trên đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất hiện có để tạo tổ hợp môn cho các em lựa chọn?
Đến nay, nhiều trường trung học phổ thông tại các địa phương đã công bố điểm chuẩn, cũng như chuẩn bị hoàn thành các tổ hợp môn để bố trí lớp và giáo viên giảng dạy.
Theo chia sẻ của một số hiệu trưởng trường trung học phổ thông tại tỉnh Hòa Bình tới Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, do khó khăn về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, số lượng học sinh ít nên nhiều trường không thể bố trí lớp theo sự lựa chọn tổ hợp môn của học sinh, mà dựa trên năng lực của các em, nhà trường sẽ xét tuyển vào lớp thuộc ban tự nhiên (khối A, B…) hoặc ban xã hội (khối C…)
Trao đổi với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, thầy Lại Đức Trung (Hiệu trưởng trường trung học phổ thông Lạc Thủy B, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình) cho hay, đến nay nhà trường đã công bố điểm chuẩn và có 240 em trúng tuyển vào lớp 10 (6 lớp học).
Video đang HOT
Hình ảnh minh họa. (Ảnh: Doãn Nhàn)
“Đến cuối tháng 7 nhà trường sẽ cho học sinh đến đăng ký tổ hợp môn. Nhà trường tạo ra các tổ hợp môn để học sinh đăng ký và sắp xếp lớp”, thầy Trung chia sẻ.
Theo lãnh đạo trường trung học phổ thông Lạc Thủy B, nhà trường có 3 tổ hợp môn để học sinh lựa chọn, trong đó môn Nghệ thuật (gồm Âm nhạc và Mỹ thuật) vì không có giáo viên nên không đưa vào giảng dạy.
Thực tế, trước đây khi học ở bậc trung học cơ sở, học sinh cũng không được học môn này vì tỉnh Hòa Bình là địa phương vùng cao, còn nhiều khó khăn nên học sinh tiếp cận với nghệ thuật cũng còn nhiều hạn chế.
Tuy nhiên theo thầy Trung, nếu nhóm môn Nghệ thuật được đưa vào giảng dạy giữa tiết của buổi học sẽ giúp học sinh lớp tổ hợp các môn tự nhiên bớt áp lực học tập.
Trước câu hỏi của phóng viên, vậy trong tương lai, đối với nhóm môn Nghệ thuật nhà trường có bổ sung thêm giáo viên hay không, thầy Trung cho hay, việc này nhà trường còn phụ thuộc vào chỉ tiêu biên chế.
“Đến năm 2025, khi đã có định hình về việc phân lớp, tổ hợp môn, nhà trường sẽ có định hướng tiếp. Đối với những môn Nghệ thuật ít học sinh lựa chọn, việc cử giáo viên đi học cũng rất khó, bên cạnh đó còn phụ thuộc chỉ tiêu biên chế. Đây là vấn đề rất nan giải”, thầy Trung chia sẻ.
Thầy Trung cho hay, hiện nay nhà trường bắt buộc phải sắp xếp hợp lí dựa trên đội ngũ giáo viên đang có.
“Nếu để học sinh tự lựa chọn tổ hợp môn, giả sử mỗi lớp chỉ có 15-20 học sinh trong khi đó theo quy định một lớp là 40-45 học sinh, vậy phải làm thế nào?”, thầy Trung lí giải.
Thầy Trung cũng có những băn khoăn là sau 3 năm nữa, khi các em (lớp 10 hiện tại) thi tốt nghiệp sẽ phải thi tổ hợp gì, cũng là bài toán cần được bàn đến.
Hoặc, nếu năm 2023 Bộ Giáo dục và Đào tạo định hướng các môn thi tốt nghiệp, khi đó học sinh muốn chuyển đổi học môn khác thì cũng là bài toán khó với các trường.
Chia sẻ thêm về việc học sinh lựa chọn tổ hợp môn, thầy Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hiệu trưởng Trường trung học phổ thông Nam Lương Sơn cho hay, nhà trường xây dựng ban xã hội gồm 4 lớp và ban tự nhiên gồm 3 lớp. Đối với nhóm môn Công nghệ và Nghệ thuật vì nhà trường không có giáo viên môn nghệ thuật (gồm Âm nhạc và Mỹ thuật) nên không đưa vào giảng dạy.
Trước kì thi tuyển sinh vào lớp 10, đội ngũ giáo viên nhà trường đã về các trường trung học cơ sở trên địa bàn để tư vấn.
“Hôm chuẩn bị thi tuyển sinh vào 10, chúng tôi mời học sinh, phụ huynh đến để phân tích, tuyên truyền về chương trình giáo dục phổ thông 2018. Các em học sinh được đăng kí 2 nguyện vọng, trong đó nguyện vọng 1 là vào đúng ban, hết chỉ tiêu nguyện vọng 1 thì nguyện vọng 2 được xét vào ban còn lại”, thầy Khiêm chia sẻ.
Tuyển sinh trực tiếp: Nhà trường không được vận động cha mẹ đóng khoản thu ngoài quy định
Từ nay đến hết ngày 18-7, các trường học của Hà Nội triển khai tuyển sinh trực tiếp. Trong thời gian tuyển sinh, các trường tuyệt đối không được thu hoặc vận động cha mẹ học sinh đóng góp các khoản ngoài quy định.
Hà Nội tuyển sinh trực tiếp các lớp đầu cấp đến hết ngày 18-7
Các trường học ở Hà Nội đang triển khai tuyển sinh đầu cấp trực tiếp năm học 2022-2023. Sở GD-ĐT Hà Nội lưu ý, khi tiếp nhận hồ sơ tuyển sinh, cán bộ tuyển sinh phải kiểm tra kỹ hồ sơ, bảo đảm sự trùng khớp thông tin của cá nhân học sinh gồm họ tên, ngày sinh, nơi sinh... trong giấy khai sinh, sổ hộ khẩu, học bạ.
Nếu thấy trùng khớp, cán bộ tiếp nhận hồ sơ phải ghi vào mặt sau của bản sao giấy khai sinh: "Đã kiểm tra khớp với bản chính sổ hộ khẩu và hồ sơ tuyển sinh", sau đó ký và ghi rõ họ tên, hiệu trưởng ký, đóng dấu. Bản sao giấy khai sinh có xác nhận này sẽ là căn cứ để ghi vào hồ sơ học tập, cấp văn bằng, chứng chỉ cho học sinh sau này.
Để tránh quá tải trong những ngày thu nhận hồ sơ tuyển sinh, các trường đều thông báo phân lịch tuyển sinh theo khu vực. Phụ huynh cần theo dõi thông tin để đến làm thủ tục đúng thời gian quy định.
Trong thời gian tuyển sinh, các trường tuyệt đối không được thu hoặc vận động cha mẹ học sinh đóng góp các khoản ngoài quy định.
Thời gian nhận hồ sơ nhập học từ nay đến 18-7. Sau thời điểm này, những trường tuyển sinh chưa đủ chỉ tiêu được giao phải báo cáo phòng giáo dục và đào tạo. Căn cứ tình hình cụ thể của từng trường, phòng giáo dục và đào tạo cho phép trường được tuyển sinh bổ sung học sinh cho đủ chỉ tiêu.
Hơn 16.800 thí sinh Hà Tĩnh làm bài thi tổ hợp Khoa học tự nhiên và Khoa học xã hội Từ 7h35 phút sáng nay, hơn 16.800 thí sinh ở Hà Tĩnh tham gia làm bài thi tổ hợp Khoa học tự nhiên và Khoa học xã hội (theo hình thức trắc nghiệm với tổng thời gian 150 phút, mỗi môn 50 phút). Sáng nay, thí sinh toàn tỉnh bước vào buổi thi thứ 3 với tâm thế khá thoải mái. Trong ảnh:...