Quy chế đào tạo trình độ đại học: Bước tiến mới
Theo đánh giá của chuyên gia, Quy chế đào tạo trình độ đại học vừa được Bộ GD&ĐT ban hành có nhiều quy định mới, với bước tiến quan trọng.
Quy chế đào tạo trình độ đại học theo hướng có lợi cho người học. Ảnh: Internet
Các quy định theo hướng có lợi cho người học và phát huy quyền tự chủ của cơ sở đào tạo.
Quy định “mở”
TS Phùng Xuân Dũng – Chủ tịch Hội đồng Trường ĐH Sư phạm Thể dục thể thao Hà Nội cho biết: Kế thừa ưu điểm của các quy chế khác, Quy chế đào tạo trình độ đại học giải quyết nhiều vướng mắc từ thực tiễn. Chẳng hạn, quy định về công nhận kết quả học tập và chuyển đổi tín chỉ. Quy định này theo hướng mở, có lợi cho thí sinh.
“Theo đó, kết quả học tập của người học đã tích lũy từ trình độ đào tạo, một ngành đào tạo hay chương trình đào tạo, khóa học hoặc từ cơ sở đào tạo khác được cơ sở đào tạo xem xét công nhận, chuyển đổi sang tín chỉ của những học phần trong chương trình đào tạo theo học.
Hội đồng chuyên môn của cơ sở đào tạo xem xét công nhận, chuyển đổi tín chỉ trên cơ sở đối sánh chuẩn đầu ra, nội dung và khối lượng học tập, cách thức đánh giá học phần và điều kiện bảo đảm chất lượng thực hiện chương trình theo các cấp độ: Công nhận, chuyển đổi theo từng học phần; Công nhận, chuyển đổi theo từng nhóm học phần; Công nhận, chuyển đổi theo cả chương trình đào tạo” – TS Phùng Xuân Dũng viện dẫn, đồng thời khẳng định: Các quy định trong Quy chế đã tạo sự đồng thuận, thống nhất cao trong cơ sở giáo dục đại học; khắc phục tình trạng mỗi trường hiểu và triển khai khác nhau.
Ghi nhận điểm nhấn của Quy chế đào tạo trình độ đại học là hướng đến quyền lợi của người học, PGS.TS Bùi Đức Triệu – Trưởng phòng Quản lý Đào tạo, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân (Hà Nội) nhấn mạnh: Quy chế này mở ra cơ hội chuyển ngành, chuyển trường cho sinh viên. Tuy nhiên, không phải chuyển một cách tùy tiện.
Video đang HOT
Cụ thể, sinh viên được xem xét chuyển sang học một chương trình, ngành đào tạo khác, hoặc một phân hiệu khác của cơ sở đào tạo khi có đủ các điều kiện theo quy định. Ngoài ra, sinh viên được xem xét chuyển từ hình thức chính quy sang vừa làm vừa học hoặc đào tạo từ xa của cơ sở đào tạo nếu còn đủ thời gian học tập theo quy định với hình thức chuyển đến.
Quy chế đào tạo trình độ đại học với nhiều bước tiến mới. Ảnh: Internet
Bước tiến quan trọng
Tán thành với quy định: Sinh viên được xem xét chuyển ngành, trường, chuyển nơi học, ngoại trừ sinh viên trình độ năm thứ nhất hoặc năm cuối, PGS.TS Bùi Đức Triệu phân tích: Đến năm thứ hai, các em mới thực sự đủ độ chín để xác định ngành học phù hợp nhất với bản thân.
Điều này còn bảo đảm quyền lợi của các em, vì năm thứ nhất sinh viên chủ yếu học các môn đại cương, ngành có sự tương đồng. Do đó, việc học tập ở ngành mới, trường mới từ năm thứ hai sẽ không bị ảnh hưởng quá nhiều.
“Quy chế đã hướng đến quyền lợi của người học. Sinh viên muốn chuyển phải đáp ứng điều kiện bắt buộc là đạt điều kiện trúng tuyển của chương trình, ngành đào tạo cùng khóa tuyển sinh tại nơi chuyển đến” – PGS Bùi Đức Triệu lưu ý.
Cho rằng, Quy chế có nhiều điểm mới, với những bước tiến quan trọng, TS Trương Đại Lượng – Trưởng phòng Đào tạo quản lý Khoa học và Hợp tác quốc tế (Trường ĐH Văn hoá Hà Nội) trao đổi, các quy định không chỉ lợi cho người học, mà còn “gõ khó” cho cơ sở đào tạo; đồng thời tạo điều kiện để các trường phát huy quyền tự chủ.
TS Trương Đại Lượng tâm đắc với quy định về hoạt động trao đổi sinh viên. Theo đó, các cơ sở đào tạo có thể xây dựng và ban hành quy định về việc công nhận lẫn nhau về quy trình, nội dung đào tạo và giá trị của tín chỉ.
Đây căn cứ cho phép sinh viên của cơ sở đào tạo này được học một số học phần tại cơ sở đào tạo khác và ngược lại. Trong hợp tác đào tạo giữa các cơ sở đào tạo, việc đánh giá và công nhận số lượng tín chỉ lẫn nhau mà sinh viên tích lũy tại cơ sở phối hợp đào tạo khác không vượt quá 25% tổng khối lượng của chương trình đào tạo.
Quy chế đào tạo trình độ đại học quy định chung về tổ chức và quản lý đào tạo trình độ đại học. Quy chế này là căn cứ để cơ sở đào tạo xây dựng và ban hành các văn bản quy định cụ thể, bao gồm tổ chức đào tạo trình độ đại học và các ngành chuyên sâu đặc thù quy định tại Điểm a khoản 1 Điều 14 Nghị định số 99/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ. Bộ GD&ĐT cũng sắp ban hành Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ (sửa đổi, bổ sung). Bộ đang xây dựng chuẩn chương trình đào tạo. Cùng với Quy chế đào tạo trình độ đại học, tất cả văn bản này liên thông với nhau, tạo thành hệ thống văn bản chặt chẽ thống nhất và phù hợp với Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học, cũng như lộ trình tự chủ đại học.
Dự thảo Quy chế đào tạo trình độ đại học: Tháo gỡ nhiều vướng mắc
Theo các chuyên gia, dự thảo Quy chế đào tạo trình độ đại học có nhiều điểm mới.
Một lớp học của Trường ĐH Mở Hà Nội. Ảnh: TG.
Quy chế vừa tôn trọng tự chủ đại học, bảo đảm chất lượng đào tạo chung của hệ thống; Đồng thời có tính kế thừa và tháo gỡ nhiều vướng mắc cho cơ sở giáo dục đại học (GDĐH).
Vừa "mở" vừa chặt chẽ
TS Phùng Xuân Dũng - Chủ tịch Hội đồng Trường ĐH Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội ghi nhận: Dự thảo Quy chế đào tạo trình độ đại học không chỉ kế thừa những ưu điểm của các quy chế đào tạo trước đó, mà còn cập nhật nhiều nội dung mới, trong đó có Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật GDĐH (Luật số 34). Dự thảo Quy chế đồng thời giải quyết nhiều vướng mắc trong thực tiễn mà các cơ sở GDĐH đang gặp phải, như: Cách tính điểm, quy định chuyển trường, sinh viên trong diện bảo lưu kết quả học tập... Những nội dung này được Quy chế hướng dẫn chi tiết và có thống nhất; khắc phục tình trạng mỗi trường triển khai một kiểu.
Cho rằng, dự thảo Quy chế đào tạo trình độ đại học vừa chặt chẽ, lại vừa "mở", phù hợp với xu thế tự chủ đại học, PGS.TS Bùi Đức Triệu - Trưởng phòng Quản lý Đào tạo, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân phân tích: Chặt chẽ ở chỗ: Các vấn đề về quản lý đào tạo từ trước đến nay chưa đề cập hoặc chưa thống nhất, nay đã đề cập tới và giải quyết một cách cơ bản thống nhất.
Còn ở chiều "mở", dự thảo Quy chế chỉ đưa ra khung chính, điều khoản cơ bản, để phù hợp với Luật cũng như xu thế tự chủ của các trường. "Ngoài ra, dự thảo Quy chế đã chú trọng đến hai vấn đề quan trọng: Bảo đảm nâng cao chất lượng và công nhận tín chỉ, liên thông. Hai vấn đề này được đề cập khá đầy đủ trong dự thảo lần này" - PGS.TS Bùi Đức Triệu nhấn mạnh.
Dự thảo Quy chế đào tạo trình độ đại học vừa "mở", vừa chặt chẽ.
Chỉ liên kết đào tạo với hình thức vừa làm, vừa học
TS Trương Đại Lượng - Trưởng phòng Đào tạo quản lý Khoa học và Hợp tác quốc tế, Trường ĐH Văn hoá Hà Nội cho rằng: Dự thảo quy định về công nhận kết quả học tập và chuyển đổi tín chỉ khá chặt chẽ, phù hợp với thực tiễn. Theo đó, khối lượng tối đa được công nhận, chuyển đổi thực hiện theo quy định của cơ sở đào tạo, nhưng không vượt quá 50% khối lượng học tập tối thiểu của chương trình đào tạo. Điều này giúp các em có cơ hội tích lũy thêm kiến thức mới.
"Nếu xem xét dựa trên yếu tố chất lượng đào tạo, đây là bước tiến đặc biệt. Quy chế này yêu cầu các cơ sở GDĐH, muốn liên kết đào tạo phải đáp ứng yêu cầu kiểm định chất lượng, ở mức độ cao hơn là kiểm định chương trình đào tạo" - TS Lượng nhấn mạnh, đồng thời ghi nhận: Quy định về liên kết đào tạo trong dự thảo này chặt chẽ hơn. Theo đó, liên kết đào tạo chỉ thực hiện đối với hình thức vừa làm, vừa học. Các ngành thuộc lĩnh vực khoa học sức khoẻ có cấp chứng chỉ hành nghề không được liên kết đào tạo.
Dự thảo Quy chế cũng nêu rõ các yêu cầu tối thiểu với cơ sở tổ chức liên kết đào tạo và cơ sở phối hợp đào tạo. Cụ thể, để liên kết đào tạo, cơ sở đào tạo phải được công nhận đạt chuẩn chất lượng cơ sở GDĐH (còn thời hạn theo quy định) bởi tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục hợp pháp. Đồng thời, chương trình đào tạo được công nhận đạt chuẩn kiểm định chất lượng theo quy định hiện hành. Ngoài ra, cơ sở đào tạo phải bảo đảm đội ngũ giảng viên cơ hữu giảng dạy tối thiểu 70% nội dung, khối lượng chương trình đào tạo. Các điều kiện bảo đảm chất lượng tại cơ sở phối hợp đào tạo cũng phải được cơ sở đào tạo quy định và thẩm định.
Về phía cơ sở phối hợp đào tạo, dự thảo quy định đơn vị này phải được công nhận đạt chuẩn chất lượng cơ sở giáo dục (còn thời hạn theo quy định) bởi tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục hợp pháp. Đáp ứng các yêu cầu về môi trường sư phạm, cơ sở vật chất, thiết bị, thư viện và cán bộ quản lý theo yêu cầu của chương trình đào tạo.
Đáng chú ý, so với dự thảo lần trước, bản dự thảo lần này bỏ quy định cơ sở phối hợp đào tạo phải được UBND cấp tỉnh chấp thuận bằng văn bản. Đây cũng là điểm mới được đại diện các cơ sở GDĐH và cơ sở phối hợp đào tạo ghi nhận, góp phần giảm gánh nặng về thủ tục hành chính cho công tác liên kết đào tạo. Tuy nhiên, cơ sở phối hợp đào tạo phải lưu ý báo cáo UBND về công tác liên kết đào tạo, tuyển sinh... theo đúng quy định.
Theo báo cáo của Vụ GDĐH (Bộ GD&ĐT), nội dung dự thảo Quy chế đào tạo đại học là quy chế khung, quy định các vấn đề cốt lõi trong đào tạo (gồm các quy định cứng, quy định mở, về yêu cầu tối thiểu trong tổ chức đào tạo chính quy, vừa học vừa làm, liên kết đào tạo, đào tạo liên thông, đào tạo văn bằng 2 cho người có trình độ đại học). Căn cứ Quy chế này, các cơ sở đào tạo phải xây dựng và ban hành quy chế riêng của trường mình để thực hiện cho phù hợp với điều kiện thực tế.
TS Nguyễn Xuân Tùng - Phó Trưởng phòng Đào tạo (Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội) ghi nhận, dự thảo Quy chế đã bao hàm tất cả khía cạnh về quản lý Nhà nước, nhưng không can thiệp quá sâu, hay "cầm tay chỉ việc" và bảo đảm quyền tự chủ của các trường.
Quy chế đào tạo mới: Sinh viên có thể chuyển ngành, trường mà không cần thi lại? Dự thảo quy chế đào tạo đại học đưa ra nhiều quy định mới có lợi cho sinh viên, liên quan đến chuyển ngành, chuyển trường, công nhận tín chỉ, cải thiện điểm. Dự thảo Quy chế đào tạo đại học mới sẽ có thể giải quyết các vướng mắc thực tế mà trong các cơ sở giáo dục hiện nay đang triển...