Quy chế đào tạo mới có lợi cho sinh viên
Trong dự thảo Quy chế đào tạo trình độ đại học (ĐH) sắp được Bộ GD&ĐT ban hành có nhiều quy định mới có lợi cho sinh viên như được chuyển ngành, chuyển trường, công nhận tín chỉ, cải thiện điểm…
Lần đầu tiên, hoạt động “ trao đổi sinh viên” giữa các trường ĐH được đưa vào Quy chế đào tạo. Ảnh: Diệp An
Cơ hội chuyển trường, chuyển ngành
Theo PGS.TS Bùi Đức Triệu, Trưởng Phòng Quản lý Đào tạo, trường ĐH Kinh tế Quốc dân, có những sinh viên đôi khi chưa xác định rõ ngành học phù hợp khi trúng tuyển ĐH. Dự thảo quy chế mới mở ra cơ hội chuyển ngành, chuyển trường cho sinh viên nếu đáp ứng các quy định.
Cụ thể, Điều 16 của dự thảo nêu các điều kiện để sinh viên được xem xét chuyển sang học một chương trình, một ngành đào tạo khác, hoặc một phân hiệu khác của cơ sở đào tạo (hoặc từ phân hiệu về trụ sở chính); chuyển trường; chuyển từ hình thức chính quy sang hình thức vừa làm vừa học hoặc đào tạo từ xa của cơ sở đào tạo; công nhận kết quả học tập hoặc chuyển đổi tín chỉ đã tích lũy đối với sinh viên thuộc các trường hợp này.
Sinh viên được xem xét chuyển ngành, chuyển trường, chuyển nơi học, ngoại trừ sinh viên trình độ năm thứ nhất hoặc năm cuối khóa. Theo ông Triệu, quy định này là hợp lý vì phải đến năm thứ hai, sinh viên mới thực sự đủ độ chín để xác định ngành học phù hợp nhất với bản thân.
Điều này còn đảm bảo quyền lợi cho sinh viên vì năm thứ nhất, chủ yếu học các môn đại cương, các ngành có sự tương đồng, nhờ đó, việc học tập ở ngành mới, trường mới từ năm thứ hai sẽ không bị ảnh hưởng quá nhiều. “Điểm này cho thấy quy chế hướng đến quyền lợi của người học rất rõ ràng”, ông nói.
Video đang HOT
Công nhận tín chỉ tích luỹ
Ông Nguyễn Xuân Tùng, Phó trưởng Phòng Đào tạo, trường ĐH Bách khoa Hà Nội, cho biết, quy chế mới cho phép các trường xem xét công nhận những tín chỉ đã được tích lũy thuộc về kỹ năng, năng lực chuyên môn người học đã có, thay vì phải bắt đầu lại từ con số không nếu sinh viên chuyển ngành, chuyển trường hay thi lại. “Đối với các trường, đây là điểm đáng mừng vì chúng tôi cũng thực sự mong muốn như vậy. Không ai muốn khắc nghiệt với người học”, ông Tùng nói.
Dự thảo cho phép linh động thời gian hoàn thành những phần liên quan đào tạo kỹ năng cho người học. Sinh viên chưa hoàn thành học phần Giáo dục quốc phòng – An ninh hoặc Giáo dục thể chất hoặc chưa đạt chuẩn đầu ra về ngoại ngữ, công nghệ thông tin, nhưng đã hết thời gian tối đa được phép học, được trở về cơ sở đào tạo trả nợ để có đủ điều kiện xét tốt nghiệp trong thời hạn 3 năm tính từ ngày thôi học.
Ông Trương Đại Lượng, Trưởng phòng Đào tạo, Quản lý khoa học và Hợp tác quốc tế, trường ĐH Văn hoá Hà Nội, cho rằng quy định khá chặt chẽ và phù hợp, như chỉ cho phép công nhận tối đa 50% tổng số tín chỉ trong chương trình đào tạo để có cơ hội cập nhật chương trình mới, kiến thức mới.
Dự thảo Quy chế đào tạo ĐH lần đầu tiên đưa hoạt động “trao đổi sinh viên” vào quy định. Trên cơ sở đánh giá và công nhận lẫn nhau của các cơ sở đào tạo, sinh viên của cơ sở đào tạo này có thể đăng ký học một số học phần tại cơ sở đào tạo khác nếu được hiệu trưởng của hai cơ sở đào tạo đồng ý; số lượng tín chỉ mà sinh viên tích lũy tại cơ sở đào tạo khác (nếu có) không vượt quá 25% tổng khối lượng của chương trình đào tạo.
Nam sinh trường Luật chọn nghệ thuật làm đam mê
Thực hiện được ước mơ từ nhỏ, Nguyễn Phi Hùng đến từ Phú Thọ hiện đang là sinh viên năm nhất Đại học Luật Hà Nội. Bên cạnh việc theo đuổi sự công bằng, nam sinh đa tài này còn có niềm đam mê mãnh liệt với nghệ thuật, đặc biệt là múa và diễn kịch.
Sớm nhận thức được đam mê của bản thân và có mong muốn hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật, từ khi còn là học sinh, Hùng đã tích cực tham gia các chương trình văn nghệ do nhà trường tổ chức. Qua đó, Hùng đã được trau dồi đam mê và có thể xác định múa và diễn kịch là những mảng nghệ thuật bản thân có ưu thế nhất.
Tuy đam mê nghệ thuật, nhưng trở thành luật sư vẫn luôn là ước mơ của chàng trai này. May mắn thay, tại ngôi trường mới, Hùng đã có được cơ hội thực hiện cả hai điều đó.
Hùng chia sẻ: "Sau khi trở thành sinh viên Đại học, hành trình chinh phục đam mê của mình đã chính thức bắt đầu khi mình quyết định tham gia các chương trình lớn, liên quan đến nghệ thuật. Điển hình như cuộc thi Stage of Pair - một cuộc thi tài năng dành cho tân sinh viên do Đại học Luật tổ chức. Kết thúc cuộc thi, mình đã có thêm nhiều bài học mới, có thêm sự tự tin về sở trường từ chính những lời khen của các thầy cô và thành tích Á quân cuộc thi".
Bài múa "Tự Nguyện"
Thể hiện phần thi với bài múa "Tự nguyện", Phi Hùng đã dành được nhiều lời khen ngợi từ thầy cô và các bạn, điều này đã khiến chàng trai sinh năm 2002 cảm thấy rất vui và tự hào. Đây cũng chính là những động lực thôi thúc Hùng không ngừng cố gắng hơn nữa để tiếp tục khẳng định đam mê đối với bản thân và gia đình.
"Biết mình theo đuổi đam mê nghệ thuật, bố mẹ mình không khuyến khích, cũng không cấm cản. Tuy nhiên, bố mẹ vẫn luôn dõi theo, ủng hộ quyết định của mình và luôn động viên mình cố gắng" - Hùng chia sẻ.
Lý giải thêm về việc chọn trường Luật thay vì một trường nghệ thuật để theo đuổi đam mê, Hùng cho biết: "Mình chọn học ngành Luật ngay từ đầu. Bởi lẽ, từ nhỏ mình đã thích đứng ra để xử lý các tình huống, hòa giải các mâu thuẫn từ trong gia đình và trên lớp học. Bản thân mình thấy phù hợp và mong muốn được trau dồi nghiêm túc trong lĩnh vực này. Đồng thời, cá nhân mình nghĩ, nếu đã là đam mê, dù nghệ thuật hay lĩnh vực nào cũng có thể phát huy khi học ở bất cứ đâu".
Ở thời điểm hiện tại, Hùng cho biết bản thân đang tích cực cho quá trình luyện tập thể thao mỗi ngày để sớm có được một thân hình lý tưởng. Bên cạnh đó, thời gian rảnh Hùng còn tham gia các khóa học giao tiếp, khóa học ngoại ngữ để giúp cho bản thân có được đầy đủ những kiến thức cần thiết, là hành trang vững chắc để có đủ tự tin tham gia các chương trình lớn hơn. Ví dụ như The Face Việt Nam, Tìm kiếm tài năng...
Hy vọng rằng với nỗ lực và tài năng hiện có, Nguyễn Phi Hùng sẽ sớm hiện thực hóa được những ước mơ lớn hơn của mình.
Gặp gỡ nữ sinh Kinh tế Quốc dân sở hữu thành tích học tập 'siêu khủng' Vừa xinh đẹp vừa sở hữu thành tích học tập 'khủng', Lê Thanh Mai (SN 1999) tốt nghiệp loại xuất sắc ngành Kế toán tại ĐH Kinh tế Quốc dân với số điểm đáng ngưỡng mộ 3.88/4. Lê Thanh Mai đã có cuộc trao đổi với PV Infonet về bí quyết học tập, kinh nghiệm ôn thi và tham gia các hoạt động...