Quốc tế tái khẳng định cam kết đảm bảo giám sát cấm vận vũ khí ở Libya
Các ngoại trưởng EU sẽ gặp nhau ngày 17/2 ở Brussels để thảo luận về sự tham gia cụ thể của các nước châu Âu cũng như khả năng triển khai tàu hải quân giám sát lệnh cấm vận vũ khí của LHQ ở Libya.
Cảnh đổ nát do xung đột tại khu vực ngoại ô Khallat Al-Ferjan, phía nam thủ đô Tripoli, Libya ngày 16/2/2020. (Ảnh: THX/TTXVN)
Một tháng sau Hội nghị hòa bình về Libya ở Berlin, các bên liên quan tham gia Ủy ban quốc tế Berlin về Libya ngày 16/2 đã tái khẳng định cam kết đảm bảo lệnh ngừng bắn, đồng thời cho biết sẽ thảo luận cụ thể cơ chế giám sát lệnh cấm vận vũ khí của Liên hợp quốc ở quốc gia Bắc Phi.
Theo phóng viên TTXVN tại Đức, Ngoại trưởng Đức Heiko Maas tái khẳng định Ủy ban quốc tế Berlin về Libya đã nhất trí về tính ràng buộc pháp lý đối với tất cả các bên liên quan theo nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
Video đang HOT
Ông Maas nói thêm rằng cộng đồng quốc tế cần tiếp tục thảo luận về những vi phạm đối với lệnh cấm vận vũ khí, hối thúc các bên xung đột ở Libya tuân thủ các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
Theo người đứng đầu ngành ngoại giao Đức, tại cuộc họp đầu tiên của ủy ban xúc tiến hội nghị quốc tế về Libya với sự tham gia của các đại diện từ Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Pháp, Italy, Ai Cập và một số nước khác, các bên nhất trí giám sát các kênh đưa nguồn vũ khí vào Libya, đồng thời khẳng định ủng hộ vai trò của Liên minh châu Âu (EU) trong giám sát việc thực thi lệnh cấm vận vũ khí ở Libya.
Cuộc gặp đầu tiên này diễn ra bên lề Hội nghị An ninh Munich, một phần trong tiến trình Berlin được Liên hợp quốc và Chính phủ Đức bảo trợ và tổ chức, có mục đích chính là gây áp lực để cắt nguồn hỗ trợ về quân sự từ bên ngoài cho các bên xung đột ở Libya.
Hôm 19/1, đại diện 12 nước và 4 tổ chức quốc tế và khu vực tham dự Hội nghị hòa bình về Libya ở Berlin đã cam kết chấm dứt hỗ trợ quân sự cho các bên ở Libya, đồng thời duy trì lệnh cấm vận vũ khí của Liên hợp quốc ở nước này.
Tuy nhiên, nhiều vi phạm đối với lệnh cấm vận vũ khí tiếp tục được nghi nhận sau đó.
Kể từ sau hội nghị ở Berlin, các bên xung đột ở Libya đã gặp nhau ở Geneva, Thụy Sĩ, để hướng tới một lệnh ngừng bắn và vòng đàm phán tiếp theo dự kiến sẽ ra trong tuần tới.
Dự kiến, các ngoại trưởng EU sẽ tiếp tục gặp nhau trong ngày 17/2 ở Brussels để thảo luận về sự tham gia cụ thể của các nước châu Âu cũng như khả năng triển khai tàu hải quân giám sát lệnh cấm vận vũ khí của Liên hợp quốc ở Libya./.
Theo Mạnh Hùng (TTXVN/Vietnam )
Liên hợp quốc kêu gọi ký thỏa thuận ngừng bắn tại Libya
Ngày 21-1, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã kêu gọi các bên tham chiến tại Libya nhanh chóng đạt thỏa thuận ngừng bắn để mở đường cho tiến trình chấm dứt xung đột ở quốc gia Trung Đông.
Tàn tích từ cuộc không khích của lực lượng LNA nhằm vào GNA tại vùng ngoại ô thủ đô Tripoli, Libya hồi tháng 10-2019. Ảnh: AFP
Theo đó, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc kêu gọi các bên tham chiến tại Libya cử đại diện tham gia ủy ban quân sự chung để sớm đi đến ký kết thỏa thuận ngừng bắn. Trả lời báo chí sau lời kêu gọi, Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres cho biết, tiến trình hòa bình tại Libya vẫn còn chặng đường dài phía trước. Đồng thời, ông Guterres nhấn mạnh, các bên cần tham gia quá trình chính trị thực sự để thực hiện ngừng bắn.
Lời kêu gọi của Liên hợp quốc được đưa ra sau khi kết thúc Hội nghị Thượng đỉnh về vấn đề Libya tổ chức ở Berlin, Đức cuối tuần trước. Tại hội nghị, các bên đã thống nhất thành lập một ủy ban quân sự chung nhằm chấm dứt chiến sự ở Libya. Hội nghị có sự tham dự của lãnh đạo các nước Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Pháp, Ai Cập, Mỹ và Liên hợp quốc. Hội nghị đã không đưa ra được cam kết ngừng bắn vĩnh viễn. Cũng tại hội nghị, các nước liên quan cam kết sẽ không can thiệp vào công việc nội bộ của Libya và tôn trọng lệnh cấm vận vũ khí áp đặt đối với Libya từ năm 2011.
Bên cạnh đó, ủy ban quân sự chung bao gồm 5 thành viên thuộc Chính phủ Đoàn kết Dân tộc Libya (GNA) được Liên hợp quốc (LHQ) công nhận và Lực lượng tự xưng Quân đội Quốc gia Libya (LNA) do Tướng Khalifa Haftar dẫn đầu. Dự kiến, trong tuần tới, ủy ban quân sự chung sẽ nhóm họp với nhiệm vụ đàm phán để đưa thỏa thuận ngừng bắn tạm thời thành thỏa thuận ngừng bắn vĩnh viên.
Hiện, Libya vẫn đang trong tình trạng chia rẽ chính trị sâu sắc và leo thang bạo lực. Kể từ tháng 4 năm ngoái, GNA đã triển khai cuộc chiến chống lại LNA - lực lượng được một số quốc gia như Nga, Ai Cập, các Tiểu vương quốc Arab thống nhất và Pháp ủng hộ. Từ tháng 4 đến nay, các cuộc giao tranh đã khiến hơn 280 người dân và 2.000 binh lính thiệt mạng, hơn 170.000 người rời bỏ nhà cửa.
Hà Thu
Theo .bienphong.com.vn
Đức thuyết phục các bên xung đột tham dự hội thượng đỉnh về Libya Ngoại trưởng Đức Heiko Maas bày tỏ hy vọng các bên xung đột tại Libya sẽ tận dụng cơ hội này để người dân Libya có thể quyết định tương lai của đất nước. Lực lượng trung thành vớiTướng Khalifa Hafta tuần tra tại thành phố Sebha, Libya. (Ảnh: AFP/TTXVN) Ngày 16/1, Ngoại trưởng Đức Heiko Maas đã lên đường tới Libya trong...