Quốc tế hóa giáo trình – cần chiến lược dài hơi
Cập nhật giáo trình hiện đại được xem là giải pháp đột phá về chất lượng đào tạo mà nhiều trường đại học đang thực hiện.
Sinh viên ĐH Huế nghiên cứu tại khu học liệu. Ảnh minh họa
Quốc tế hóa giáo trình (nhập nguyên) hay dung hòa và làm mới theo đặc thù của đơn vị là những cách làm được nhiều cơ sở giáo dục đại học chọn lựa và triển khai.
Nhiệm vụ nhiều khó khăn
Việc quốc tế hóa giáo trình phần nhiều theo công thức chung là tham khảo giáo trình ở các trường danh tiếng, của học giả, GS đầu ngành trên thế giới, sau đó mua bản quyền, điều chỉnh, viết lại nếu cần thiết cho tương thích với thực tế giảng dạy tại Việt Nam.
Cũng có trường áp nguyên giáo trình nhập khẩu vào dạy cho sinh viên, có trường lược dịch, hoặc viết lại một phần cho phù hợp nội dung đào tạo căn bản từng ngành, chuyên ngành miễn sao việc giảng dạy không quá tách xa (tính tương xứng) với giáo trình chuẩn để bằng cấp, tín chỉ của sinh viên được công nhận.
Theo GS.TS Nguyễn Trọng Hoài – Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế TPHCM (UEH), nhà trường chọn lọc, tham khảo các giáo trình tốt nhất từ 100 trường đại học danh tiếng trên thế giới, sau đó hội đồng khoa học của trường thẩm định, chọn lựa dựa trên 3 tiêu chí: Nhà xuất bản nổi tiếng, tác giả nổi tiếng thế giới và sử dụng được cơ sở dữ liệu học liệu, từ đó tiến hành dịch lại dưới sự giám sát của NXB giáo trình ấy.
“Từ năm 2012, nhà trường thành lập Ban đề án để triển khai việc trên nhưng đến năm 2014 mới áp dụng việc giảng dạy giáo trình quốc tế cho hệ sau ĐH, năm 2015 với hệ ĐH. Sinh viên của UEH hai năm đầu học giáo trình được dịch sang tiếng Việt. Nhưng 2 năm sau phải học giáo trình nguyên bản để bảo đảm các nguyên tắc học thuật và chuyên môn. Sau 5 năm triển khai, các ngành học của trường đã giảng dạy bằng giáo trình quốc tế” – GS.TS Nguyễn Trọng Hoài cho biết.
Sinh viên Trường ĐH Kinh tế TPHCM trong giờ học.
Video đang HOT
Thực tế để có bộ giáo trình phù hợp với yêu cầu chuyển đổi, chuẩn hóa theo định hướng đào tạo của từng trường, môi trường giáo dục tại Việt Nam, theo PGS.TS Hồ Thanh Phong – Hiệu trưởng Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng, là việc không hề đơn giản.
“Các trường khi nhập khẩu giáo trình quốc tế ngoài việc phải nâng chuẩn đội ngũ, còn phải đầu tư nguồn lực lớn cho việc chuyển đổi thư viện sách sang thư viện số; xây dựng bài giảng theo hướng E-Learning, cập nhật dữ liệu giáo trình, phương pháp giảng dạy mới hàng năm lên kho dữ liệu số. Bên cạnh đó, các trường còn phải đầu tư chi phí hàng tỉ đồng, thậm chí hàng chục tỉ đồng cho việc dịch thuật, bổ sung nguồn học liệu mở cho sinh viên – giảng viên. Đây là rào cản lớn khiến không ít trường e dè khi thực hiện việc quốc tế hóa giáo trình” – PGS.TS Hồ Thanh Phong nói.
Theo GS.TS Nguyễn Trọng Hoài, điều quan trọng để xây dựng lộ trình, thực hiện quốc tế hóa giáo dục thành công, các trường phải tạo cơ chế mở, khuyến khích giáo viên chuyển đổi, chủ động nâng cao chuyên môn. Đặc biệt phải khuyến khích sự chủ động, sáng tạo trong bài giảng của giáo viên. Với những vấn đề mang tính cụ thể, điển hình theo bối cảnh Việt Nam, giáo viên phải là người chủ động xây dựng, soạn bài giảng bổ sung để bảo đảm hiệu quả tối đa của bài giảng.
“Giáo viên sẽ là người chủ động soạn, Hội đồng chuyên môn khoa, ngành, nhà trường là đơn vị thẩm định và cấp kinh phí (kinh phí cấp bằng một đề tài NCKH cấp trường). Mục tiêu của nhà trường là nội dung bài giảng không quá xa giáo trình gốc, giúp sinh viên học và nằm bắt được mọi vấn đề như sinh viên quốc tế. Chính vì vậy, việc học chuyển đổi, trao đổi sinh viên, thậm chí hoán đổi tín chỉ của sinh viên UEH rất dễ dàng, được các trường quốc tế công nhận. Bởi thực chất nền kiến thức giữa sinh viên UEH và sinh viên quốc tế tại trường danh tiếng không khác gì nhau” – GS.TS Nguyễn Trọng Hoài nói.
Giáo trình Trường ĐH Kinh tế TPHCM được quốc tế hóa.
Vị thế học thuật của trường sẽ tăng
PGS.TS Hồ Thanh Phong nhìn nhận quốc tế hóa giáo trình, chuẩn hóa chương trình đào tạo theo chuẩn quốc tế là điều hết sức cần thiết trong bối cảnh thị trường lao động Việt Nam đã và đang gia nhập sâu vào thị trường lao động quốc tế.
“Trường có 16 ngành đào tạo và giảng dạy theo giáo trình quốc tế. Trong đó, sinh viên chương trình tiếng Anh nhóm ngành quản trị kinh doanh, logistics và quản lý chuỗi cung ứng, răng hàm mặt học hoàn toàn bằng chương trình nhập từ các trường danh tiếng của Mỹ, Anh và Australia. Mục tiêu trước mắt của nhà trường là tạo chất lượng ngang hàng với sinh viên quốc tế của hệ này, trước khi đủ thời gian chuẩn bị cho việc áp dụng cho chương trình đại trà. Bởi vị thế của một trường đại học trên trường quốc tế chính là danh tiếng học thuật và khoa học” – PGS.TS Hồ Thanh Phong nói.
GS.TS Nguyễn Trọng Hoài cũng cho rằng, việc chuẩn hóa chương trình đào tạo, các giá trị học thuật là “chìa khóa” giúp định vị thương hiệu của một trường đại học trên bản đồ thế giới. Vì vậy, nếu làm tốt việc quốc tế hóa giáo trình giảng dạy, chuẩn hóa chương trình đào tạo theo hướng tiệm cận với trường danh tiếng, chắc chắn giá trị thương hiệu và vị thế khoa học của đơn vị ấy sẽ dần tăng lên.
“Ở Trường ĐH Kinh tế TPHCM, giai đoạn 2012 – 2014 khi chưa chuẩn hóa và quốc tế hóa giáo trình giảng dạy, trung bình mỗi năm trường chỉ có khoảng 20 bài báo khoa học của giảng viên công bố quốc tế (trong danh mục ISI). Tuy nhiên, sau 6 năm giảng dạy theo giáo trình quốc tế, số lượng bài báo khoa học được công bố trên thế giới của giảng viên mỗi năm lến tới 200 bài, năm 2020 là 250 bài.
Đây là thành tựu từ chính sự chuyển dịch theo định hướng hội nhập, đào tạo theo chương trình quốc tế và chuẩn hóa đội ngũ giảng viên mà trường quyết liệt theo đuổi. Những bước tiến vượt trội đến từ việc giảng dạy bằng giáo trình quốc tế gián tiếp thúc đẩy giảng viên chủ động nâng cao chuyên môn, chủ động tìm hiểu phương thức nghiên cứu khoa học, cách thức công bố khoa học theo thông lệ quốc tế, giúp hoạt động nghiên cứu khoa học hiệu quả hơn” – GS Hoài nói.
Quốc tế hóa giáo trình cần nhiều thời gian, công sức và tiền bạc. Đó là chưa kể phải có chiến lược dài hơi cùng thời gian chuẩn bị đội ngũ tương xứng với những thay đổi có tính đột phá trong đào tạo và giảng dạy, đặc biệt là sự chuyển mình của đội ngũ giảng viên. - GS.TS Nguyễn Trọng Hoài
Ứng dụng công nghệ mùa nhập học: Lợi đôi đường
Thời điểm này, các trường đại học đang căng mình đón tân sinh viên làm thủ tục nhập học. Để giảm tải và tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên, nhiều trường đã không ngừng ứng dụng thành tựu của công nghệ vào các khâu trong quá trình nhập học.
Chuyên viên của Trường ĐH Tài chính - Marketing hỗ trợ tân sinh viên làm thủ tục trực tuyến.
Đẩy mạnh giao dịch trực tuyến
Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, cũng như giảm các thủ tục hành chính rườm rà trong khâu hoàn thiện hồ sơ học tập, thủ tục nhập học, năm học này nhiều trường đại học không ngừng làm mới mình, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) để hỗ trợ sinh viên tốt nhất.
Các đơn vị như ĐHQG TPHCM và Trường ĐH Tài chính - Marketing, ĐH Quốc tế Hồng Bàng, ĐH Kinh tế TPHCM... đều cho sinh viên khai báo hồ sơ, thủ tục nhập học bằng hình thức trực tuyến để xác nhận nhập học trước khi giấy báo điểm thi tốt nghiệp THPT gửi về (xét theo dấu bưu điện), giúp sinh viên ở xa, ảnh hưởng bão lũ xác nhận nhập học không bị muộn, lỡ. Đặc biệt, Trường ĐH Kinh tế TPHCM ngoài việc cho hoàn thiện hồ sơ nhập học thông qua hình thức online, gửi ảnh thẻ (làm thẻ sinh viên) bằng online, còn cho thí sinh nộp học phí thông qua hình thức chuyển khoản.
Tương tự, hướng đến mục tiêu không sử dụng tiền mặt cho các thanh toán phí thường xuyên trong quá trình học tập, từ năm học 2020 - 2021, KTX ĐHQG TPHCM hỗ trợ sinh viên tài khoản BIDV có tích hợp các ứng dụng thanh toán trực tuyến để tân sinh viên, cũng như sinh viên cũ chủ động thanh toán các khoản như tiền KTX, BHYT, học phí.... thông qua cổng dịch vụ chung.
Ông Ngô Văn Hải - Phó Giám đốc Trung tâm Quản lý KTX ĐHQG TPHCM cho biết: Việc KTX mở tài khoản cho sinh viên, cũng như triển khai phần mềm thanh toán online xuất phát từ những tiện ích vô cùng lớn của CNTT, giao dịch thương mại và thanh toán điện tử.
"Khi sinh viên kết nối thẻ và giao dịch trực tuyến, nhiều thủ tục trực tiếp (thu học phí, tiền KTX, BHYT, phí dịch vụ...) được tiết giảm, qua đó vừa tiết kiệm thời gian cho sinh viên vừa giúp đơn vị giảm áp lực cũng như tiết kiệm trong bố trí nhân sự" - ông Hải nói.
Tân sinh viên làm thủ tục nhập học vào Trường ĐH Tài chính - Marketing.
Trải nghiệm tiện ích trên nền tảng công nghệ
Ngoài việc hỗ trợ tân sinh viên về thủ tục nhập học trực tuyến, không ít trường còn đẩy mạnh ứng dụng các thành tựu của công nghệ trong giao dịch trực tuyến và thương mại điện tử để mang lại giá trị tiện ích tốt nhất cho sinh viên.
Nổi bật nhất trong các ứng dụng thành tựu công nghệ trong việc hỗ trợ tân sinh viên chính là tiện ích thẻ đa năng, ứng dụng tìm phòng trọ được các trường tích cực triển khai.
Trường ĐH Kinh tế TPHCM từ khóa học K44 (năm 2018) đến nay sinh viên được nhà trường triển khai miễn phí thẻ tích hợp nhiều chức năng. Ngoài là một thẻ sinh viên với đầy đủ thông tin cá nhân, mã số sinh viên, mã quét QR, thẻ đa năng còn có thể sử dụng như một thẻ ATM của ngân hàng với phương thức thanh toán rút, chuyển tiền trực tuyến giúp sinh viên có thể đóng học phí, tiền KTX... một cách dễ dàng.
Theo ông Huỳnh Thúc Định - Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sinh viên, Trường ĐH Kinh tế TPHCM, việc tích hợp các ứng dụng và tiện ích thanh toán thông qua thẻ đa năng không chỉ mang đến sự tiện lợi, chủ động mà còn giúp sinh viên tiết giảm nhiều thời gian cho các thao tác, thủ tục cần có như ngày xưa.
Tương tự các giải pháp giao dịch và thanh toán trực tuyến mà sinh viên Trường ĐH Kinh tế TPHCM đang được trải nghiệm, sinh viên nhiều trường đại học khác như Văn Lang hay ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM đã và đang xây dựng nhiều chương trình có tích hợp công nghệ hiện đại để sinh viên thụ hưởng dịch vụ thuận lợi và tốt hơn.
Ngoài việc trực tiếp đi "săn" tìm nhà trọ để hỗ trợ tân sinh viên, các trường còn phối hợp với nhiều đơn vị, cá nhân xây dựng App tìm kiếm phòng trọ trên nền tảng IoT để giúp các em có thể tương tác, dễ dàng tìm kiếm phòng trọ phù hợp với nhu cầu và vị trí mình mong muốn.
Thạc sĩ Nguyễn Thị Xuân Dung - Phó Trưởng phòng Tuyển sinh & Truyền thông, Trường ĐH Công nghệ TPHCM, nhìn nhận việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong các hoạt động hỗ trợ tân sinh viên không chỉ giúp các em bớt bỡ ngỡ trong ngày đầu xa gia đình, quan trọng hơn còn mang đến sự hài lòng, tính tiện lợi trong các giao dịch, thanh toán, thủ tục hồ sơ.
Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng đào tạo ngành Y khoa, 82,5 - 99 triệu đồng/học kỳ Học phí ngành Y khoa tại Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng là 990 triệu đồng cho chương trình giảng dạy bằng tiếng Việt; 1 tỉ 188 triệu đồng đối với chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh. Ảnh minh họa Bộ GD-ĐT vừa ra quyết định về việc giao Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng đào tạo ngành Y khoa trình độ...