Quốc tế hóa giáo dục đại học thông qua kiểm định và công nhận chất lượng
Quốc tế hóa giáo dục đại học là xu thế tất yếu, nhất là trong bối cảnh hội nhập sâu rộng như hiện nay.
Với quá trình này, ngành giáo dục Việt Nam không thể đứng ngoài cuộc bởi việc tham gia kiểm định mang lại rất nhiều lợi ích cho cả phụ huynh, sinh viên và các trường đại học.
PGS,TS Mai Thanh Phong, Hiệu trưởng Trường đại học Bách khoa – Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
PGS,TS Mai Thanh Phong, Hiệu trưởng Trường đại học Bách khoa – Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh đã có những chia sẻ liên quan đến vấn đề này .
- Ông đánh giá như thế nào về hoạt động quốc tế hóa giáo dục đại học hiện nay tại tại Việt Nam?
PGS,TS Mai Thanh Phong: Quốc tế hóa giáo dục đại học đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo ra những công dân toàn cầu đồng thời nâng cao thứ hạng của Việt Nam trên thế giới trong lĩnh vực giáo dục.
Những xu hướng chính của quốc tế hóa giáo dục đại học ở Việt Nam gồm: sử dụng tiếng Anh hay ngoại ngữ khác làm ngôn ngữ giảng dạy; dịch chuyển sinh viên và giảng viên trao đổi học tập và nghiên cứu với đối tác nước ngoài; hợp tác quốc tế về xây dựng chương trình đào tạo và giảng dạy; phát triển các chương trình liên kết quốc tế; thành lập các đại học quốc tế tại Việt Nam; quốc tế hóa nghiên cứu…
Quốc tế hóa giáo dục đã và đang góp phần nâng cao chất lượng, trải nghiệm học tập toàn cầu, thúc đẩy quá trình hội nhập của giáo dục đại học Việt Nam trong khu vực và trên thế giới.
Video đang HOT
- Là một trường đầu ngành trong lĩnh vực kỹ thuật, trường đã và đang triển khai những giải pháp cụ thể gì để hoạt động đi vào thực chất, thưa ông?
Thứ nhất là thông qua hợp tác đào tạo với đối tác thông qua chương trình liên kết quốc tế.
Thứ hai là quốc tế hóa tại chỗ từ nhập khẩu chương trình đào tạo nước ngoài thông qua Chương trình tiên tiến (CTTT). Trường tham gia chương trình với đối tác là đại học Illinois Urbana Champain – top 4 của Mỹ về đào tạo công nghệ; áp dụng cách tiếp cận tích cực hơn và vượt ra khỏi việc nhập khẩu giáo dục quốc tế đơn thuần.
Thứ ba là phát triển các chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh.
Thứ tư là đón đầu sự dịch chuyển sinh viên bằng những chương trình trao đổi văn hóa. Trong chiến lược quốc tế hóa của Trường đại học Bách khoa, bên cạnh việc phát triển các chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh thì việc mở thêm các khóa học sử dụng tiếng Nhật làm ngôn ngữ giảng dạy và sự gia tăng các chương trình được quốc tế công nhận là những yếu tố then chốt để thu hút thêm sinh viên quốc tế đến học.
- Có những thuận lợi và khó khăn gì trong việc thực hiện các giải pháp trên thưa ông ?
Thứ nhất là vấn đề hợp tác đào tạo với đối tác thông qua chương trình liên kết quốc tế. Mặc dù chương trình Liên kết quốc tế (LKQT) tạo điều kiện cho Trường đại học Bách khoa tiếp cận các chương trình học của nước ngoài và điều chỉnh nội dung chương trình có chọn lọc. Tuy nhiên, từ đó cũng bắt đầu xuất hiện những vấn đề liên quan đến mô hình chương trình như giải pháp cho sinh viên không sang đối tác được vì nhiều lý do như học lực kém, do dịch bệnh, do chính sách visa của đối tác.
Thứ hai là quốc tế hóa tại chỗ từ nhập khẩu chương trình đào tạo nước ngoài thông qua CTTT. Do sự khác sự khác biệt về lịch sử, nhu cầu quốc gia, văn hóa, hệ tư tưởng giáo dục và đặc biệt là hạ tầng cơ sở giữa Trường và đối tác nên mô hình của CTTT cũng đồng thời tạo ra những thách thức về tính bền vững, tính khả thi và tính thực tiễn.
- Dù gặp không ít khó khăn, tuy nhiên thời gian qua hoạt động này của trường đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận. Ông có thể chia sẻ thêm về những kết quả này?
Trong ba thập niên qua, từ chương trình LKQT đầu tiên hợp tác với đại học Tasmania (Australia) vào năm 1994, năm 2019 Trường đại học Bách khoa có gần 30 chương trình hợp tác với nhiều đại học danh tiếng trên thế giới.
Đối với CTTT, ý nghĩa lớn nhất của chương trình là đã tăng cường năng lực quản trị chương trình, năng lực đào tạo và hợp tác quốc tế cho Trường đại học Bách khoa. Uy tín của CTTT thể hiện ở chất lượng đầu vào và đầu ra, năng lực ngoại ngữ, sự công nhận của các đối tác nước ngoài, cũng như của doanh nghiệp và các đơn vị sử dụng sinh viên CTTT. Từ thành công của CTTT, đại học Bách khoa đã phát triển các chương trình Chất lượng cao (CTCLC) mang cách tiếp cận giống như CTTT sau này.
Tính đến tháng 7/2022, Trường đại học Bách khoa – có 51 CTĐT (không tính CTĐT tái kiểm định và các CTĐT đã được kiểm định tại nhiều Bộ TC) được kiểm định chất lượng quốc tế.
- Để tháo gỡ khó khăn đồng thời tiếp tục phát huy hiệu quả của hoạt động quốc tế hóa giáo dục đại học thông qua kiểm định và công nhận chất lượng bởi các tổ chức kiểm định quốc tế uy tín, nhà trường đã và đang có những định hướng gì thưa ông ?
Ngoài kiên định những giải pháp đã thực hiện như tôi đã chia sẻ ở trên; để đẩy mạnh hoạt động này chúng tôi tiếp tục tập trung vào những vấn đề sau:
Tiếp tục giữ vững và nâng cao chất lượng đào tạo, bảo đảm chương trình đạt chuẩn để làm việc ở môi trường quốc tế. Ngoài đáp ứng về mặt chuyên môn thì cần phát triển thêm các kỹ năng mềm, đặc biệt là tiếng Anh định đạt chuẩn quốc tế.
Tiếp tục nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học, triển khai có hiệu quả các chính sách khuyến khích đối với hoạt động này. Thực tế cho thấy, việc áp dụng các chính sách đã giúp số lượng công bố khoa học trên các tạp chí uy tín quốc tế tăng gấp đôi, số lượng chuyển giao công nghệ tăng từ 50 tỷ đồng/năm lên 170 tỷ đồng/năm.
- Xin cảm ơn ông!
Giáo sư Phạm Phụ, người tâm huyết với giáo dục đại học, qua đời ở tuổi 85
GS.TS Phạm Phụ vừa qua đời ở tuổi 85. Ông là một nhà giáo, chuyên gia phản biện mạnh mẽ các chính sách về giáo dục đại học.
Ngày 14-10, thông tin từ Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM), GS.TS Phạm Phụ vừa qua đời vào đêm 13-10, hưởng thọ 85 tuổi.
Sự ra đi của ông khiến nhiều thế hệ nhà giáo, chuyên gia và sinh viên, học viên không khỏi bàng hoàng, thương tiếc. Ông là một người giàu tinh thần học tập, một nhà giáo tâm huyết, có những phản biện mạnh mẽ các chính sách về giáo dục đại học.
Giáo sư Phạm Phụ. Ảnh: Phạm Anh
Giáo sư Phạm Phụ sinh ngày 11-12-1937, quê quán tại Quảng Ngãi. Ông tốt nghiệp Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội, ngành "Công trình trên sông và trạm thủy điện" năm 1960.
Từ năm 1976, ông chuyển vào miền Nam và công tác tại Trường ĐH Bách Khoa (ĐH Quốc gia TPHCM).
Ông có gần 60 năm kinh nghiệm giảng dạy bậc ĐH, chuyên gia về thủy điện. Suốt quá trình công tác, ông đã nhận được các danh hiệu cao quý như giáo viên giỏi cấp Bộ, chiến sĩ thi đua, Nhà giáo Ưu tú, Nhà giáo Nhân dân, Huân chương Lao động hạng 3...
Ông được PGS.TS Mai Thanh Phong, Hiệu trưởng trường ĐH Bách Khoa TP.HCM đánh giá là một người rất tâm huyết với giáo dục, nhất là giáo dục đại học ở Việt Nam. Ông là người có công lớn nhất trong việc hình thành nên ngành Quản lý công nghiệp, hiện giờ là Khoa Quản lý công nghiệp của Trường ĐH Bách khoa TP.HCM. Đồng thời có nhiều đóng góp để ngành này ngày càng phát triển về sau.
Ông có rất nhiều công trình tiêu biểu trong lĩnh vực thủy điện. Ngoài ra, ông còn được mời tham gia nhiều hội đồng, hội đoàn uy tín trong và ngoài nước.
Đặc biệt, chỉ trong vòng 8 năm (1994-2002), GS.TS Phạm Phụ đã hướng dẫn khoảng 40 luận án thạc sĩ, đề xuất nhiều giải pháp, nghiên cứu nhiều công trình phục vụ cho giáo dục và đào tạo của Việt Nam.
Số lượng GS, PGS giảm không phải là 'gam màu xám' đối với giáo dục đại học Giáo sư Chử Đức Trình cho rằng, các trường cần tạo ra môi trường quốc tế trong hoạt động nghiên cứu cho cán bộ giảng viên, dần dần sẽ tăng số lượng GS, PGS. Theo báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tính đến ngày 31/12/2021 số giảng viên có chức danh giáo sư (đang tham gia giảng dạy) chỉ có...