Quốc hội Anh không thể tìm ra phương án thay thể cho thỏa thuận Brexit
Vương quốc Anh gần như không thể giải quyết được sự hỗn loạn xung quanh việc rời khỏi Liên minh châu Âu sau khi quốc hội nước này hôm thứ Hai tiếp tục thất bại trong việc tìm kiếm ý kiến đa số cho bất kỳ phương án thay thế cho “thỏa thuận ly hôn” của Thủ tướng Theresa May.
Thủ tướng May thừa nhận Anh đã cạn kiệt phương án Brexit Thủ tướng Theresa May tuyên bố sẽ từ chức nếu Hạ viện Anh phê chuẩn Brexit
Sau một tuần đầy biến động khi bản kế hoạch Brexit của May May đã bị các nhà lập pháp từ chối lần thứ ba, bất chấp lời đề nghị sẽ từ chức nếu nó được thông qua, tương lai của Brexit vẫn bị hết sức hỗn độn.
Trong một nỗ lực phá vỡ sự bế tắc, các nhà lập pháp hôm thứ Hai đã bỏ phiếu cho 4 lựa chọn Brexit thay thế vào phút cuối, tuy nhiên tất cả đều thất bại do không kiếm được đủ số phiếu.
Đề xuất giữ Anh trong liên minh hải quan với EU – phương án giành được gần như đa số đồng thuận, vẫn bị đánh bại bởi 3 phiếu.
Trong khi đó, đề xuất tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý xác nhằm chọn ra bản kế hoạch có nhiều ý kiến đồng thuận nhất từ người dân, cũng bị dập tắt hoàn toàn.
Video đang HOT
Chính phủ Anh kiên quyết phản đối cả hai điều này: Thứ nhất, điều đó có nghĩa là từ bỏ quyền tự do thực hiện các thỏa thuận thương mại độc lập mà nhiều nhà lập pháp ủng hộ Brexit mong muốn; thứ hai, Thủ tướng May nói rằng điều này sẽ phản bội lại niền tin của các cử tri đã bỏ phiếu vào năm 2016.
Bộ trưởng Brexit Steven Barclay cho biết sau khi kết quả được Quốc hội công bố rằng nước Anh vẫn sẽ rời EU vào ngày 12/4 mà không có thỏa thuận nào – vốn là cơn ác mộng đối với nhiều doanh nghiệp quốc tế.
“Nếu Hạ viện đồng ý một thỏa thuận trong tuần này, các cử tri có thể không phải tham gia các cuộc bầu cử quốc hội ở châu Âu:, ông Barclay nói.
Thủ tướng May dự kiến sẽ tổ chức một cuộc họp nội các kéo dài 5 tiếng với các Bộ trưởng cao cấp vào thứ Ba tuần này để lên kế hoạch cho các bước đi tiếp theo của chính phủ.
Huy Vũ
Theo Baongaynay
Theo Reuters
Brexit: Mây mù giăng lối
Tiến trình Brexit một lần nữa lại trở nên mông lung, sau khi Hạ viện Anh bỏ phiếu phủ quyết một phần dự thảo Brexit của Thủ tướng Theresa May ngày 29/3. Bình luận của Báo Thế giới & Việt Nam.
Thay vì là cột mốc đánh dấu sự chuyển mình của nước Anh, tách khỏi Liên minh châu Âu (EU), thứ Sáu ngày 29/3 lại tiếp tục là một ngày buồn tại London. Dù đã sử dụng mọi chiến thuật, từ gây áp lực thời gian, "chia để trị" - tách từng phần dự thảo Brexit ra để dễ dàng bỏ phiếu hơn, cho tới khẳng định sẽ từ nhiệm nếu phần dự thảo được thông qua, song Thủ tướng Theresa May vẫn không thể thuyết phục Hạ viện Anh, trong đó có các nghị sỹ bất đồng trong đảng Bảo thủ và 10 nghị sỹ đảng Hợp nhất Dân chủ Bắc Ireland (DUP) hồi tâm chuyển ý.
Điểm sáng hiếm hoi mà nhà lãnh đạo này làm được trong ngày 29/3 là tránh một thất bại nặng nề - con số chênh lệch ở lần bỏ phiếu thứ ba này "chỉ" là 58 so với 220 ở lần đầu tiên.
Thủ tướng Anh Theresa May phát biểu sau khi kết quả bỏ phiếu của Hạ viện về một phần dự thảo Brexit được công bố ngày 29/3. (Nguồn: Financial Times)
Với thất bại lần thứ ba này, London đã bỏ lỡ thời hạn cuối cùng 22/5 để có thể "ly hôn" với Brussel "một cách có trật tự" và về lý thuyết, kịch bản tiếp theo lúc này sẽ là một Brexit không thỏa thuận sau ngày 12/4.
Đây rõ ràng là điều không ai mong muốn. Sau khi kết quả bỏ phiếu ngày 29/3 được công bố, Chủ tịch Hội đồng châu Âu (EC) Donald Tusk đã triệu tập một cuộc họp khẩn của EC ngày 10/4 để bàn thảo về Brexit. Khi mà cánh cửa Brexit có thỏa thuận dần khép lại, EU đã buộc phải tính đến phương án Brexit không thỏa thuận.
Về phần mình, các Nghị sỹ Anh được cho là sẽ tìm cách "vượt mặt" Chính phủ để tự kiểm soát tiến trình Brexit bằng các cuộc bỏ phiếu thăm dò, tìm kiếm một phương án Brexit thay thế, sau khi 8 phương án do chính họ đề xuất bị bãi bỏ tại Hạ viện. Tuy nhiên, khi mà Hạ viện đã "năm lần bảy lượt" từ chối thỏa thuận do Chính phủ Thủ tướng Theresa May đề xuất, chẳng có lý do gì để bà May chấp nhận giải pháp đến từ các Nghị sỹ Hạ viện, bỏ qua 2 năm gian khó đàm phán để giành từng sự nhượng bộ của EU.
Trong khi đó, khích lệ từ "thành công" thu hẹp bất đồng giữa Chính phủ và Hạ viện về dự thảo Brexit, Thủ tướng Theresa May vẫn mong muốn đưa dự thảo quay trở lại Hạ viện một lần nữa trong tuần tới. Tuy nhiên, khả năng thành công của phương án này là không cao, khi mà luồng ý kiến phản đối dự thảo Brexit của bà May vẫn còn rất mạnh mẽ. Chừng nào bất đồng "kế hoạch dự phòng" - cho vấn đề biên giới giữa Cộng hòa Ireland thuộc EU và xứ Bắc Ireland thuộc Anh chưa được giải quyết, mọi đề xuất của Thủ tướng Anh Theresa May sẽ khó qua ải Hạ viện.
Khi đó, Anh nhiều khả năng sẽ buộc phải xuống nước và tham dự Bầu cử Nghị viện châu Âu, đổi lại EU sẽ xem xét đẩy lùi thời hạn Brexit. Song ngay cả khi thời điểm Brexit được đẩy lui xuống tháng Năm, khả năng bà May tìm được lối thoát cho một bản dự thảo "thuận cả đôi đường" là không cao. Khi đó, những phương án khác như đàm phán lại thỏa thuận, tổ chức trưng cầu ý dân lần hai, tổng tuyển cử sớm hay đảo ngược Brexit đều có thể được cân nhắc.
Nước Anh thường được gọi với cái tên "xứ sở sương mù" có lẽ không chỉ bởi khí hậu đặc thù, mà còn bởi một chính trường phức tạp, diễn biến khó lường, với nhiều lớp "sương mù" khiến ngay cả những chính trị gia hàng đầu như Thủ tướng Theresa May cũng phải lạc lối.
Theo Thegioi&VietNam
Hạ viện Anh bác thỏa thuận Brexit lần ba Lần thứ 3, Hạ viện Anh bác bỏ thỏa thuận Brexit với tỷ lệ 286 phiếu thuận và 344 phiếu chống. Theo The Guardian, kết quả trên có thể dẫn đến "thảm họa" Anh rời EU mà không có thỏa thuận nào, bất chấp những gì mà Thủ tướng Theresa May đã dày công đàm phán và nhất trí với các lãnh đạo...