Quốc gia nào giáo dục trẻ em tuyệt vời nhất thế giới?

Theo dõi VGT trên

Không trừng phạt để giáo dục trẻ. Dạy trẻ hiểu sự thất bại, cách tự học, rèn luyện sự tự lập từ bé… là những phương pháp giáo dục đã được áp dụng ở nhiều quốc gia.

Học sinh Phần Lan 7 tuổi mới vào lớp 1

Phần Lan không có các bài kiểm tra tiêu chuẩn hóa, không có trường học tư, không dạy và học kiểu nhồi nhét kiến thức… nhưng lại có nền giáo dục tốt vào loại tốp đầu thế giới.

Trong khi ở châu Á nhiều gia đình lo lắng con thua kém bạn bè và ép trẻ học trước khi vào lớp 1 thì trẻ em Phần Lan bắt đầu học lớp một vào năm 7 tuổi.

Các môn học ở giai đoạn dưới 7 tuổi không bao gồm đọc viết hay làm toán mà sẽ liên quan đến thiên nhiên, động vật và sự sống để các bé vừa học vừa chơi.

Giáo dục bắt buộc chỉ kéo dài 9 năm. Việc học sau khi hoàn thành lớp 9 (16 tuổi) là tự chọn, tự nguyện.

Hơn nữa, các trường phổ thông ở Phần Lan thường bắt đầu giờ học lúc 9h và thường kết thúc vào lúc 14h-14h45. Cứ sau 45 phút học tập, học sinh Phần Lan được nghỉ 15 phút.

Quốc gia nào giáo dục trẻ em tuyệt vời nhất thế giới? - Hình 1

Các trường phổ thông ở Phần Lan thường bắt đầu giờ học lúc 9h và kết thúc vào lúc 14h45 (Ảnh: Sông Hồng).

Không có hệ thống trường chuyên lớp chọn như ở Việt Nam, học sinh Phần Lan giỏi hay kém đều học cùng một lớp, được theo dõi, khuyến khích và giúp đỡ để phát triển đúng khả năng của chúng.

Học sinh Phần Lan không bị xếp hạng, cũng không hề có bài tập về nhà cho đến khi chúng bước vào tuổi vị thành niên. Phần Lan không thực hiện các bài kiểm tra tiêu chuẩn hóa.

Ngoại lệ duy nhất là kỳ thi xét tuyển quốc gia. Đây là bài kiểm tra tự nguyện dành cho học sinh năm cuối trung học phổ thông.

Sự tự lập của trẻ em ở Nhật Bản

Nền giáo dục Nhật Bản được biết đến như một trường hợp thành công trong việc xây dựng tính tự giác cho trẻ nhỏ từ rất sớm, giúp các em có tinh thần tự lập, không ỷ lại vào bố mẹ.

Hình ảnh những em bé còn rất nhỏ tuổi đã tự biết xúc cơm ăn hoặc ngồi yên một chỗ và giữ trật tự khi tham gia các phương tiện giao thông công cộng rất phổ biến tại Nhật Bản.

Các trường mẫu giáo ở Nhật Bản cũng tuân thủ tinh thần giáo dục chung đó là nhẹ nhàng nhưng cương quyết yêu cầu trẻ em tự giác làm những việc trong phạm vi có thể, như tự ăn cơm, tự thay quần áo sau giờ ăn và tự dọn đồ chơi sau khi chơi xong.

Các gia đình ở Nhật thường để trẻ bước ra thế giới bên ngoài ở độ tuổi còn rất nhỏ, các em bắt tàu điện ngầm và đi loanh quanh một mình mà không cần có bố mẹ đi cùng.

Thế nên khi đến Nhật, chúng ta thường thấy trên các phương tiện giao thông công cộng tại Nhật là trẻ leo lên các toa tàu, đi một mình hoặc theo nhóm nhỏ, tự tìm chỗ ngồi.

Các em đeo những chiếc tất dài tới đầu gối, đi giày da sáng bóng, mặc chân váy kẻ sọc, đầu đội mũ rộng có quai buộc dưới cằm và vé tàu gắn luôn vào cặp sách.

Những trẻ này còn nhỏ, khoảng 6 hay 7 tuổi, đang trên đường tới trường hoặc về nhà và không hề có người lớn đi cùng, bảo vệ.

Video đang HOT

Lý do cho việc này phần lớn là do sự an toàn của xã hội và Chính phủ nước này đưa ra rất nhiều biện pháp để đảm bảo cho trẻ nhỏ khi di chuyển trên đường một mình.

Trên cặp của các bé có ký hiệu thể hiện độ tuổi cũng như lớp học của các em. Người dân sẽ chú ý nhiều hơn đến những bé mang trên mình chiếc cặp như vậy.

Phụ huynh của các trẻ có thể theo dõi hành trình của con em mình thông qua thiết bị định vị GPS trên điện thoại.

Không chỉ ở trên lớp, các bậc cha mẹ ở Nhật Bản cũng khuyến khích con em tự làm những việc cá nhân của mình. Ngay từ đầu, bố mẹ đã khuyến khích con tự lập, vì vậy không quá bao bọc.

Có một điều thú vị khác mà về học sinh Nhật, đó chính là chiếc cặp đi học được thiết kế đặc biệt để phòng tránh bệnh gù lưng ở trẻ.

Chiếc cặp sách chống gù này có tên gọi là Randoseru, đã được chính thức đưa vào sử dụng trong trường học từ năm 1885, gắn bó với các em trong suốt những năm tiểu học. Dù không rẻ, đây vẫn là yêu cầu bắt buộc đối với gia đình có con chuẩn bị vào cấp một.

Nền giáo dục của Nhật Bản quan tâm và chuẩn hóa những điều nhỏ nhặt nhất, như là dáng đi, từng bước chân tới trường, về nhà của các em nhỏ.

Ở Nhật trẻ em xách theo rất nhiều loại túi tới trường: Túi sách vở, túi bao ngoài, túi dụng cụ ăn uống, hộp dụng cụ ăn uống, túi quần áo, túi đựng quần áo sẽ thay, túi đựng quần áo sau khi thay ra và túi giày. Nhưng tất cả những chiếc túi này đều được sắp xếp gọn gàng trong chiếc cặp sách nhỏ nhắn.

Ngạc nhiên thay, các em nhỏ còn thường tự tay xách các loại túi đến trường mà không cần bất cứ sự giúp đỡ nào của cha mẹ hay người lớn đi cùng.

Cách dạy con “không cần roi vọt” của người Mỹ

Tại Mỹ, nơi quyền con người – tự do cá nhân phát triển vô cùng mạnh mẽ, trẻ em được giáo dục không chỉ là tính độc lập mà còn tính trách nhiệm, biết tuân thủ các quy tắc từ khi còn nhỏ.

Hầu hết bố mẹ người Mỹ quan tâm đến phương pháp giáo dục đứa trẻ trước khi nó ra đời. Nhiều gia đình chọn tôn trọng, khuyến khích sự khác biệt, sáng tạo của trẻ bằng cách cho con được toàn quyền lựa chọn từ đồ ăn, giờ ăn, giờ ngủ, sở thích…

Dù vậy, những đứa trẻ này vẫn phải tuân thủ kỷ luật, những quy tắc ứng cơ bản như: tự ăn, tự chăm sóc mình nếu có thể, ăn uống, sinh hoạt đúng giờ, lịch sự nơi công cộng.

Cha mẹ người Mỹ luôn cẩn trọng trong mọi hành xử trước mặt con cái – nói phải đi đôi với làm. Không riêng gì ở Mỹ, hầu hết trẻ con trên thế giới hay nhìn những hành động của người lớn mà làm theo. Vì vậy cha mẹ và người lớn ở Mỹ rất chú ý đến cách cư xử chuẩn mực của mình trong giao tiếp.

Họ thường xuyên lặp đi lặp lại những điều tốt trước mặt trẻ và hạn chế tối đa những thói quen xấu khi có sự hiện diện của chúng.

Trẻ em Mỹ rất được người lớn tôn trọng, nhưng đồng thời cũng phải tuân theo kỷ luật. Khi trẻ phạm lỗi như nói dối, vô kỷ luật, bỏ ăn hoặc vô lễ, người lớn sẽ phạt trẻ bằng cách cắt giảm đồ chơi, giờ chơi, cắt tiền tiêu vặt thậm chí trẻ phải làm việc nhà để “chịu phạt” vì lỗi lầm mình đã gây ra.

Trẻ nhỏ thì yêu cầu dọn phòng của chính mình; lớn thì cắt cỏ ngoài vườn, dọn dẹp lại toàn bộ nhà cửa. Sau mỗi lần như vậy, không chỉ giúp trẻ hối lỗi mà còn rèn luyện cho con biết tự làm việc nhà.

Điều cấm kỵ lớn nhất khi phạt trẻ là quát mắng, đánh đòn hoặc đe dọa. Khi trẻ nghĩ mình không được người lớn tôn trọng và chấp nhận, chúng sẽ mang cái tôi rất lớn, có thể dẫn đến thiếu tôn trọng cha mẹ và người lớn tuổi.

Do vậy các bậc cha mẹ Mỹ hiểu rằng, họ sẽ có nhiều lần tức tối, nổi giận và mất bình tĩnh với một đứa trẻ bướng bỉnh, nhưng không được mất kiểm soát tới mức dạy con theo kiểu bạo lực dù là thể xác hay tinh thần, phải luôn tỉnh táo và nghiêm khắc với trẻ con đúng lúc. Trẻ nhỏ luôn hiếu kỳ và hay thắc mắc về môi trường sống xung quanh.

Trách nhiệm của người lớn là giải thích, hướng dẫn chứ không áp đặt và lờ đi hoặc tránh né khi trẻ vặn hỏi.

Bắt đầu đến lớp, học sinh Thụy Điển đã được nhận học bổng hàng tháng

Trẻ em Thụy Điển tới trường từ năm 6 tuổi và phải kết thúc 9 lớp bắt buộc. Sau đó, chúng được chuyển tới học 3 năm tại trường trung học dành cho các lớp trên.

Trong suốt thời gian học, học sinh được nuôi ăn và đảm bảo y tế miễn phí, nhận những trang thiết bị phục vụ học tập như cặp, vở, bút, màu vẽ… Xe buýt của nhà trường sẽ đưa đón học sinh tới trường và về nhà.

Điều thú vị là ngay từ lớp đầu tiên, học sinh đã được nhận học bổng hàng tháng khoảng 750 Krona (gần 90 USD) để tiêu vặt.

Quốc gia nào giáo dục trẻ em tuyệt vời nhất thế giới? - Hình 2

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam – Giáo sư Phùng Xuân nhạ có chuyến thăm và làm việc tại một số trường học ở Thụy Điển năm 2017 (Ảnh: Sông Hồng).

Đối với người lớn, Thụy Điển đã thành lập gần 147 trung tâm đào tạo khác nhau với nhiệm vụ cơ bản là hỗ trợ và đào tạo những nghề nghiệp tương thích với các yêu cầu hiện đại như công nghệ thông tin, thiết kế, quản trị, tiếp thị…

Giáo dục đại học không những chỉ miễn phí và phổ cập với tất cả mọi người, mà thậm chí còn khuyến khích về mặt vật chất. Mỗi sinh viên được nhận học bổng hàng tháng khoảng 250 USD.

Một ưu điểm nổi bật nữa của hệ thống giáo dục Thụy Điển – đó là đất nước này có tất cả các điều kiện học tập tốt nhất dành cho trẻ em các chủng tộc khác nhau.

Quốc gia này là nơi sinh sống của gần 1,8 triệu kiều dân từ Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ, Chile, Iran, Israel, Nga…

Dành cho đối tượng này có hơn 100 trường học đặc biệt và các trường này có thể giảng dạy bằng 60 ngôn ngữ khác nhau trên thế giới.

Khác với phần lớn các quốc gia phương Tây, nền giáo dục phổ thông của Thụy Điển được xếp vào loại công bằng và tất cả mọi người đều có thể tiếp cận: không hề có trường tư hay trường dành cho những thành phần đặc biệt.

Lớp học tại New Zealand có học sinh ở trình độ khác nhau

Tại New Zealand, giờ học thường bắt đầu từ 9h đến 15h (các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông tan học vào lúc 15h30), trong đó từ 12h30 đến 13h30 là thời gian nghỉ.

Học sinh phải bắt đầu vào trường tiểu học ngay khi tròn 5 tuổi và được xếp vào lớp entrance (lớp đầu tiên) vài tháng để làm quen về số và chữ qua các câu chuyện tập đọc theo lứa tuổi trước khi được chuyển sang lớp 1 (Year 1).

Như vậy, mỗi bạn nhỏ sẽ có một ngày bắt đầu năm học khác nhau (ngay sau khi tròn 5 tuổi) và nhà trường không đón tất cả học sinh lớp 1 cùng một lúc.

Học sinh ở New Zealand tự mang đồ ăn trưa đi học và các em thường ăn ở ngoài trời, không ăn trong lớp. Các em tuỳ chọn nhóm bạn ăn cùng lớp hoặc khác lớp cũng được.

Lớp học New Zealand không kê bàn ghế thẳng hàng theo dãy như truyền thống ở nhiều quốc gia khác.

Ngược lại, chỉ có một góc có bàn đủ cho khoảng 4-5 bạn ngồi quanh cô giáo (hình bán nguyệt) để cô giáo kèm học.

Cùng thời điểm đó, các học sinh còn lại có thể ngồi ở các góc khác nhau để học đọc, học toán… ngồi trên sàn nhà hoặc ghế bean bag.

Trong một lớp học có thể có học sinh ở nhiều trình độ khác nhau. Một em học sinh ở lớp 3 có thể học trình độ toán của lớp 4, nhưng lại chỉ học tiếng Anh ở trình độ lớp 2.

Học sinh chỉ có 1 kỳ thi đánh giá theo chuẩn một năm và không có bài về nhà hàng ngày ngoài việc phải đọc mỗi tối ít nhất là 15 phút. Sau khi đọc xong, học sinh phải đưa bố mẹ ký vào sổ xác nhận là con đã đọc đủ 15 phút tối nay.

Hàng tuần, tuỳ theo lớp, có thể sẽ có một phiếu về kiến thức chung để con và bố mẹ cùng làm ở nhà. Phiếu này làm trong cả tuần, cả nhà cùng tìm hiểu trên mạng để trả lời các câu hỏi về địa lý, xã hội, lịch sử, cuộc sống quanh em.

Thùy Linh

Theo giaoduc.net

Giáo viên chính thức thoát "ám ảnh" các hội thi giáo viên giỏi?

Theo quy định mới của Bộ GD&ĐT, các cơ sở giáo dục không được ép buộc, tạo áp lực cho giáo viên tham gia các hội thi giáo viên giỏi. Đây là tin vui đối với giáo viên trước thềm năm mới 2020.

Bộ GD&ĐT vừa ban hành Thông tư số 22/2019/TT-BGD ĐT quy định về Hội thi giáo viên dạy giỏi cơ sở giáo dục mầm non; giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi cơ sở giáo dục phổ thông.

Theo Thông tư, hội thi là nhằm mục đích phát hiện, công nhận, tôn vinh giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi và nhân rộng những điển hình tiên tiến, góp phần thu hút sự quan tâm của các lực lượng xã hội tham gia giáo dục trẻ em, học sinh, tạo động lực phát triển sự nghiệp giáo dục của mỗi địa phương và của toàn Ngành;

Tạo động lực cho giáo viên phấn đấu, hoàn thiện bản thân đáp ứng yêu cầu đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục, phát triển nghề nghiệp; Góp phần nâng cao hiệu quả sinh hoạt chuyên môn và đẩy mạnh các phong trào thi đua dạy và học trong trường học.

Nguyên tắc của hội thi cũng được nêu rõ: Dựa trên sự tự nguyện của giáo viên; không ép buộc, không tạo áp lực cho giáo viên tham gia Hội thi; Đảm bảo tính trung thực, dân chủ, công khai, minh bạch, công bằng, khách quan và đảm bảo thực chất; Đảm bảo đúng quy định của chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy định của Ngành.

Giáo viên chính thức thoát ám ảnh các hội thi giáo viên giỏi? - Hình 1

Từ năm 2020, các hội thi giáo viên giỏi sẽ dựa trên tinh thần tự nguyện của giáo viên.

Thông tư còn quy định, hội thi được xây dựng trên ba nguyên tắc: Dựa trên sự tự nguyện, không ép buộc, tạo áp lực cho giáo viên; đảm bảo tính trung thực, dân chủ; đảm bảo đúng quy trình, pháp luật.

Thông tư quy định giáo viên cơ sở mầm non và giáo dục phổ thông cần trình bày một hoạt động giáo dục cụ thể hoặc một tiết học theo kế hoạch giảng dạy tại thời điểm diễn ra hội thi. Hoạt động giáo dục này không được dạy trước, được tổ chức lần đầu tại nhóm, lớp với nguyên trạng số lượng học sinh. Giáo viên được thông báo và có thời gian chuẩn bị không quá hai ngày trước thời điểm thi.

Giáo viên đạt danh hiệu dạy giỏi, chủ nhiệm lớp giỏi cấp trường, huyện và tỉnh phải đảm bảo: Phần thực hành tiết dạy, tổ chức hoạt động giáo dục được ít nhất 2/3 số giám khảo đánh giá giỏi, không có giám khảo đánh giá trung bình trở xuống; phần trình bày biện pháp được ít nhất 2/3 số giám khảo đánh giá đạt. Kết quả hội thi là minh chứng để tham gia đánh giá chuẩn nghề nghiệp và thực hiện chế độ chính sách đối với giáo viên theo quy định.

Đáng chú ý, Thông tư 22 không quy định số năm công tác trước khi tham gia Hội thi như các thông tư trước. Trong cùng một năm, giáo viên có thể tham gia cả ba hội thi: Cấp trường, huyện, tỉnh. Ngoài ra, các tiêu chuẩn để tham gia hội thi các cấp chỉ cần thông tin nghề nghiệp của hai năm trở lại, không cần đến 3 hay 4 năm như các thông tư trước đã quy định.

Thông tư của Bộ GD&ĐT ban hành được coi là quy định "cởi trói" cho giáo viên sau những hội thi giáo viên giỏi nặng về thành tích và "diễn" được bàn luận rất nhiều trong thời gian qua. Theo đánh giá của nhiều giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, quá trình triển khai các hội thi trong thời gian qua đã bộc lộ nhược điểm, một số quy định không còn phù hợp.

Có trường hợp cử giáo viên tham dự thi vì thành tích tập thể; nhiều sáng kiến kinh nghiệm chỉ là hình thức, sao chép hoặc kém chất lượng để nhằm có đủ nội dung thi giáo viên giỏi. Do đó, Thông tư 22 mới ban hành của Bộ GD&ĐT thay thế các Thông tư đã ban hành, được đánh giá la sẽ khắc phục các hạn chế, bất cập, tuy nhiên không làm gián đoạn các hội thi giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi của các địa phương.

Theo giadinh.net

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Nhìn bảng lương và thưởng Tết công ty chồng, tôi sốc nặng khi biết lý do chị nhân viên có mức rất caoNhìn bảng lương và thưởng Tết công ty chồng, tôi sốc nặng khi biết lý do chị nhân viên có mức rất cao
07:32:42 27/12/2024
Bách Hóa Xanh lên tiếng về vụ liên quan gần 3.000 tấn giá đỗ ủ chất cấmBách Hóa Xanh lên tiếng về vụ liên quan gần 3.000 tấn giá đỗ ủ chất cấm
08:50:47 27/12/2024
4 phim Hàn 18+ hay nhất trước giờ: Số một là bom tấn để đời của mỹ nhân bị cả thế giới ghét bỏ4 phim Hàn 18+ hay nhất trước giờ: Số một là bom tấn để đời của mỹ nhân bị cả thế giới ghét bỏ
06:16:46 27/12/2024
Ngày anh trai mất, các em không ai đến thắp một nén hương, ngọn nguồn bắt đầu từ việc bố mẹ chồng không để lại di chúcNgày anh trai mất, các em không ai đến thắp một nén hương, ngọn nguồn bắt đầu từ việc bố mẹ chồng không để lại di chúc
08:04:50 27/12/2024
Sao nam làm lộ chuyện hẹn hò mỹ nhân Vbiz chỉ vì 1 khoảnh khắc sơ ý vụt qua vài giây trên sóng livestream?Sao nam làm lộ chuyện hẹn hò mỹ nhân Vbiz chỉ vì 1 khoảnh khắc sơ ý vụt qua vài giây trên sóng livestream?
06:58:01 27/12/2024
Diệu Nhi lên tiếng thông tin liên quan đến con cáiDiệu Nhi lên tiếng thông tin liên quan đến con cái
08:37:27 27/12/2024
Trương Học Hữu: 63 tuổi vẫn miệt mài chạy show, trả món nợ khổng lồ cho vợTrương Học Hữu: 63 tuổi vẫn miệt mài chạy show, trả món nợ khổng lồ cho vợ
07:41:58 27/12/2024
Á hậu Huyền My gây tranh cãiÁ hậu Huyền My gây tranh cãi
07:04:24 27/12/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Trộn dầu gội với vài giọt tinh dầu giảm rụng tóc này, tóc khỏe như mây

Trộn dầu gội với vài giọt tinh dầu giảm rụng tóc này, tóc khỏe như mây

Làm đẹp

10:10:24 27/12/2024
Có nhiều nguyên nhân gây rụng tóc như căng thẳng, chế độ ăn uống thiếu hụt dưỡng chất, yếu tố di truyền, thay đổi nội tiết tố, sử dụng sản phẩm chăm sóc tóc không phù hợp. Tình trạng này ảnh hưởng không nhỏ đến thẩm mỹ và sự tự tin của ...
Ngoại trưởng Nga lên tiếng về khả năng ngừng bắn ở Ukraine

Ngoại trưởng Nga lên tiếng về khả năng ngừng bắn ở Ukraine

Thế giới

10:05:41 27/12/2024
Nhà ngoại giao hàng đầu của Nga chỉ ra rằng, các thỏa thuận trước hết phải giải quyết nguyên nhân gốc rễ của cuộc khủng hoảng Ukraine.
Chợ Việt có loại củ được ví như 'thuốc quý', nhiều người ăn mà chưa rõ công dụng

Chợ Việt có loại củ được ví như 'thuốc quý', nhiều người ăn mà chưa rõ công dụng

Sức khỏe

10:02:35 27/12/2024
Vitamin A và vitamin C trong cà rốt giúp tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng và bệnh tật. Các chất chống oxy hóa giúp bảo vệ tế bào miễn dịch khỏi tổn thương, tăng cường khả năng phòng vệ của cơ thể.
Nam shipper ở Bình Dương bị trộm xe máy và hơn 50 đơn hàng

Nam shipper ở Bình Dương bị trộm xe máy và hơn 50 đơn hàng

Pháp luật

10:01:49 27/12/2024
Nam shipper (người giao hàng) đậu xe máy trên Đại lộ Bình Dương để đi giao hàng cho khách, một người đàn ông xuất hiện nổ máy lấy xe đi mất cùng với chiếc giỏ đựng hơn 50 đơn hàng.
Đổ muối xuống cống thoát nước, hiệu quả đến không ngờ, tiết kiệm tiền triệu mỗi năm

Đổ muối xuống cống thoát nước, hiệu quả đến không ngờ, tiết kiệm tiền triệu mỗi năm

Sáng tạo

09:56:26 27/12/2024
Muối có khả năng hòa tan các chất cặn bã trong đường ống, đặc biệt là dầu mỡ. Khi đường ống bị tắc, việc đổ nửa cốc muối kết hợp với một cốc giấm trắng và baking soda (muối nở) có thể giúp tăng cường hiệu quả làm sạch, giúp thông thoáng...
Ra chân ác ý đạp cô gái giữa phố đông, gã đàn ông được dự đoán sẽ sớm "lên phường"

Ra chân ác ý đạp cô gái giữa phố đông, gã đàn ông được dự đoán sẽ sớm "lên phường"

Netizen

09:47:00 27/12/2024
Theo đó, clip ghi lại hình ảnh một người đàn ông đang chở theo bạn nhỏ phía sau bỗng phóng nhanh lên trước rồi thẳng chân đạp mạnh vào xe cô gái đi cùng chiều.
Hành động đột ngột của Doãn Quốc Đam khiến khán giả 'Độc đạo' tiếc nuối

Hành động đột ngột của Doãn Quốc Đam khiến khán giả 'Độc đạo' tiếc nuối

Sao việt

09:22:24 27/12/2024
Việc nam diễn viên Độc đạo xin rút khỏi VTV Awards ở chặng cuối khi cách lễ trao giải vài ngày khiến khán giả tiếc nuối
Điểm lại khoảnh khắc ấn tượng nhất showbiz năm 2024: Sự tái xuất của 1 huyền thoại sau cơn bạo bệnh gây bão toàn cầu

Điểm lại khoảnh khắc ấn tượng nhất showbiz năm 2024: Sự tái xuất của 1 huyền thoại sau cơn bạo bệnh gây bão toàn cầu

Sao âu mỹ

09:19:10 27/12/2024
Năm 2024, làng giải trí toàn cầu chứng kiến nhiều sự kiện nổi bật cùng những biến động của các nghệ sĩ đình đám gây chấn động.
Thang máy chung cư tê liệt vì một vụ cháy, cư dân leo bộ hàng chục tầng

Thang máy chung cư tê liệt vì một vụ cháy, cư dân leo bộ hàng chục tầng

Tin nổi bật

09:09:05 27/12/2024
Nghi một bé trai đốt rác gây ra cháy tại tầng 36 tòa CT12A chung cư Kim Văn Kim Lũ, nước chảy vào làm hư hỏng hệ thống thang máy tòa nhà
Đầm dự tiệc cao cấp cho nàng tận hưởng từng khoảnh khắc sang trọng

Đầm dự tiệc cao cấp cho nàng tận hưởng từng khoảnh khắc sang trọng

Thời trang

08:50:32 27/12/2024
Tùy theo đặc tính của chất liệu mà các nhà mốt sẽ kết hợp với phom dáng phù hợp để tạo ra những bộ trang phục hoàn hảo nhất cho người chưng diện.
Âm nhạc Việt 2024: "Anh trai" vượt sóng "chị đẹp"

Âm nhạc Việt 2024: "Anh trai" vượt sóng "chị đẹp"

Nhạc việt

08:29:54 27/12/2024
V-pop năm 2024 ghi nhận sự thành công của loạt nghệ sĩ nam trong các sản phẩm âm nhạc cá nhân cũng như concert, gameshow truyền hình thực tế.