Quốc gia đầu tiên tiêm mũi vaccine Covid-19 thứ 4 cho người dân
Bệnh viện ở Israel đã khởi động chiến dịch tiêm mũi vaccine Covid-19 thứ 4 giữa lúc làn sóng Omicron đang bùng phát.
Một người tiêm mũi vaccine Covid-19 thứ 4 tại trung tâm y tế Sheba, Israel ngày 27/12 (Ảnh: AFP).
Trung tâm Y tế Sheba gần Tel Aviv, Israel ngày 27/12 đã triển khai tiêm mũi vaccine thứ 4 cho các nhân viên y tế. Cơ sở này gọi đây là nghiên cứu lớn đầu tiên về khả năng đối phó biến chủng Omicron trên những người được tiêm 2 liều vaccine tăng cường.
Người phát ngôn của Trung tâm Y tế Sheba cho biết kết quả của cuộc thử nghiệm sẽ được trình lên Bộ Y tế Israel trong khoảng 2 tuần.
Israel là quốc gia triển khai chiến dịch tiêm chủng nhanh nhất thế giới cách đây một năm và bây giờ lại trở thành một trong những quốc gia đầu tiên triển khai chiến dịch tiêm vaccine tăng cường, sau khi quan sát thấy khả năng miễn dịch suy yếu theo thời gian.
Bộ Y tế Israel ngày 27/12 thông báo rút ngắn thời gian giữa mũi vaccine thứ 2 và thứ 3 từ 5 tháng xuống còn 3 tháng nhằm ngăn chặn tình trạng lây nhiễm gia tăng do biến chủng Omicron.
Video đang HOT
Gần 2.000 trường hợp nhiễm và nghi nhiễm biến chủng Omicron đã được xác nhận tại Israel. Số ca nhiễm đã tăng mạnh trong tuần qua.
Thủ tướng Naftali Bennett cho biết Israel đang ở trong làn sóng Covid-19 thứ 5 do biến chủng Omicron. Ông Bennett kêu gọi người Israel làm việc ở nhà và khuyến cáo cha mẹ cho trẻ em đi tiêm chủng. Nhiều ca nhiễm mới đều xuất phát từ trẻ em Israel ở độ tuổi từ 5-11 tuổi.
Nhằm ứng phó nhanh chóng với Omicron, Israel đã cấm người nước ngoài nhập cảnh từ ngày 25/11 và áp lệnh cách ly từ 3-14 ngày đối với những người Israel từ nước ngoài trở về.
Do lo ngại nguy cơ gia tăng đột biến số người nhập viện, hội đồng chuyên gia của Bộ Y tế Israel tuần trước đã khuyến nghị Israel trở thành quốc gia đầu tiên tiêm mũi vaccine thứ 4 cho nhân viên y tế và những người trên 60 tuổi hoặc có hệ thống miễn dịch bị suy yếu.
Từ cuối tháng 7, Israel đã bắt đầu triển khai chương trình tiêm vaccine tăng cường cho người dân trên 60 tuổi. Từ tháng 8, các mũi vaccine tăng cường đã được triển khai cho tất cả người dân trên 16 tuổi sau 5 tháng được tiêm mũi thứ 2.
Israel, một quốc gia nhỏ nhưng có hệ thống y tế công hiệu quả, luôn là nước đi đầu trong việc triển khai tiêm vaccine Covid-19. Theo số liệu của Bộ Y tế Israel, khoảng 63% trong 9,4 triệu dân Israel đã được tiêm 2 liều vaccine và gần 45% đã tiêm một mũi vaccine tăng cường.
Mặc dù các bằng chứng cho thấy Omicron, biến chủng được phát hiện lần đầu tiên tại châu Phi vào tháng 11, thường gây ra triệu chứng nhẹ hơn so với các biến chủng trước đó, nhưng các quan chức Israel cho rằng, vào thời điểm có được thông tin rõ ràng hơn về chủng virus này, lúc đó có thể đã quá muộn để bảo vệ những người có nguy cơ cao nhất.
Hội đồng chuyên gia tư vấn cho chính phủ Israel về đại dịch đã khuyến nghị tiêm liều thứ 4, đồng thời nhấn mạnh rằng lợi ích của việc tiêm chủng cao hơn rủi ro. Theo hội đồng này, đã có nhiều dấu hiệu suy giảm khả năng miễn dịch vài tháng sau khi tiêm mũi thứ 3.
Tuy nhiên, một số nhà khoa học cũng cảnh báo, việc tiêm vaccine tăng cường có thể phản tác dụng vì tiêm quá nhiều và quá sớm có thể khiến hệ thống miễn dịch bị “quá tải”, ảnh hưởng đến hiệu quả chống lại virus SARS-CoV-2 của cơ thể.
WHO: Châu Âu lại thành tâm dịch Covid-19
WHO đánh giá châu Âu lại trở thành tâm điểm bùng phát Covid-19 khi ca nhiễm tăng ở mọi lứa tuổi và tốc độ lây "cực kỳ đáng lo ngại".
"Một lần nữa, chúng ta lại trở thành tâm điểm đại dịch", giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khu vực châu Âu Hans Kluge nói tại cuộc họp báo ở Geneva, Thụy Sĩ hôm nay.
Khu vực châu Âu của WHO, gồm 53 quốc gia và vùng lãnh thổ, hiện ghi nhận hơn 78 triệu ca Covid-19, cao hơn tổng ca nhiễm tại Đông Nam Á, khu vực Đông Địa Trung Hải, Tây Thái Bình Dương và châu Phi cộng lại.
Trong tuần trước, châu Âu và Trung Á báo cáo gần 1,8 triệu ca nhiễm mới, chiếm 59% ca toàn cầu. Số ca tử vong trong khu vực tuần trước là 24.000, chiếm 48% ca tử vong toàn cầu.
Kluge lưu ý "tốc độ lây nhiễm hiện nay ở 53 quốc gia cực kỳ đáng lo ngại" với ca nhiễm hàng ngày gần mức kỷ lục do biến chủng Delta. "Nếu theo quỹ đạo này, chúng ta có thể chứng kiến thêm nửa triệu người chết do Covid-19 ở châu Âu và Trung Á từ nay đến ngày 1/2/2022", ông cảnh báo.
Nhân viên y tế di chuyển bệnh nhân Covid-19 bên ngoài một bệnh viện ở Moskva, Nga tháng trước. Ảnh: Reuters.
"Ca nhiễm gia tăng ở tất cả nhóm tuổi", ông cho hay. "Ngày nay, mọi quốc gia ở châu Âu và Trung Á đang phải đối mặt với mối đe dọa thực sự về sự trỗi dậy trở lại của Covid-19 hoặc đang phải chiến đấu với sự trỗi dậy đó".
Kluge cho rằng ca Covid-19 tăng vọt và tỷ lệ nhập viện ở châu Âu cao hơn các khu vực khác do không đủ độ phủ tiêm chủng và "nới lỏng các biện pháp xã hội, y tế công cộng".
Theo quan chức WHO, các biện pháp như xét nghiệm, truy vết, duy trì khoảng cách và sử dụng khẩu trang vẫn là một phần của "kho vũ khí" chống Covid-19. "Chúng ta phải thay đổi chiến thuật, từ phản ứng với sự gia tăng ca Covid-19 sang ngăn chặn bùng phát ngay từ đầu", ông nhấn mạnh.
Ca Covid-19 hàng ngày ở châu Âu đã tăng gần 6 tuần liên tiếp, trong khi ca tử vong tăng hơn 7 tuần liên tiếp, với khoảng 250.000 ca nhiễm và 3.600 ca tử vong mỗi ngày. Trong 7 ngày qua, Nga ghi nhận số người chết cao nhất với 8.162 người chết, tiếp theo là Ukraine với 3.819 và Romania với 3.100.
Latvia ban bố tình trạng khẩn cấp Latvia đã ban bố tình trạng khẩn cấp có hiệu lực trong 3 tháng, bắt đầu từ ngày 8/11, sau khi số ca mắc mới COVID-19 tại nước này tăng lên các mức cao kỷ lục trong khi tỷ lệ tiêm chủng tại Latvia nằm trong số thấp nhất Liên minh châu Âu (EU). Một điểm tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 tại Ventspils,...