Quốc gia châu Âu thiệt hại hơn 200 tỷ USD kể từ khi xung đột Ukraine bùng nổ
Những quyết định được Đức đưa ra kể từ khi xung đột Nga – Ukraine bùng nổ cách đây gần 2 năm đã khiến nền kinh tế nước này thiệt hại hơn 200 tỷ Euro (216 tỷ USD).
Đây là thông tin được tờ Die Rheinische Post công bố hôm 21/2 sau khi dẫn lời ông Marcel Fratzscher, Chủ tịch Viện Nghiên cứu Kinh tế Đức. Theo đó, giá năng lượng tăng là một trong những yếu tố chính gây thiệt hại cho nền kinh tế Đức.
Trong suốt nhiều năm, ngành công nghiệp Đức đã hưởng lợi từ nguồn cung khí đốt tương đối rẻ của Nga. Tuy nhiên, sau khi Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, chính phủ Berlin đã quyết định từ bỏ năng lượng của Moscow, chuyển sang sử dụng các nguồn năng lượng thay thế đắt tiền hơn như khí tự nhiên hóa lỏng của Mỹ.
“Tổn thất kinh tế đối với Đức sau 2 năm bùng nổ xung đột Ukraine là trên 200 tỷ Euro”, ông Fratzscher nói.
Video đang HOT
Theo ông, vào năm 2022, mức tăng trưởng kinh tế của Đức đã giảm 2,5%, dẫn đến khoản lỗ khoảng 100 tỷ Euro, và năm 2023 cũng có mức giảm tương tự.
Ông Fratzscher nói thêm, lạm phát gia tăng ở Đức đã ảnh hưởng nặng nề đến những người lao động có thu nhập thấp.
Một nghiên cứu khác của Viện Kinh tế Đức cũng đưa ra kết luận tương tự. Theo đó, các chuyên gia ước tính tổn thất do tác động tiêu cực từ dịch Covid-19 và xung đột Ukraine đối với nền kinh tế Đức là 240 tỷ Euro trong giai đoạn từ năm 2022 – 2023.
Còn theo tờ Die Rheinische Post, trong tình hình hiện tại, chỉ có các nhà thầu quốc phòng Đức là làm ăn có lãi.
Hôm 19/2, Ngân hàng Trung ương Đức Bundesbank đánh giá nền kinh tế nước này có thể tiếp tục suy thoái trong quý I/2024, và không có khả năng phục hồi.
Bình luận về dự báo tăng trưởng 0,2% trong năm nay, vào tuần trước, Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck thừa nhận triển vọng là “rất tệ”.
Bộ trưởng Tài chính Đức Christian Lindner cũng nhấn mạnh, tình hình này là “đáng lo ngại và nguy hiểm về mặt xã hội”.
Tỷ phú Elon Musk: Xung đột Ukraine càng kéo dài, Nga càng mạnh
Tỷ phú Mỹ Elon Musk cho rằng, xung đột ở Ukraine càng kéo dài, 'Nga sẽ càng làm tốt hơn'.
Theo hãng tin RT, hôm 17/2, chia sẻ trên mạng xã hội X (trước đây là Twitter), tỷ phú Musk, Giám đốc điều hành SpaceX, cho rằng xung đột Nga - Ukraine càng kéo dài, Moscow sẽ càng có thêm ưu thế. Nhận định của ông Musk được đưa ra, sau khi quân đội Nga giành quyền kiểm soát thị trấn chiến lược Avdiivka ở vùng Donetsk của Ukraine.
Cũng trong ngày 17/2, Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố giành toàn quyền kiểm soát thị trấn Avdiivka, sau một cuộc rút lui hoảng loạn khiến các lực lượng Ukraine thiệt hại khoảng 1.500 binh sĩ chỉ trong 24 giờ. Với việc giành được Avdiivka, Bộ Quốc phòng Nga cho biết các lực lượng nước này sẽ tiếp tục tấn công để "giải phóng thêm nhiều khu vực ở Cộng hòa Nhân dân Donetsk tự xưng".
Tỷ phú Mỹ Elon Musk. Ảnh: Business Today
Giới chức Ukraine và Mỹ đã đổ lỗi việc Kiev mất Avdiivka là do nguồn viện trợ của phương Tây bị cạn kiệt. Hôm 16/2, Lầu Năm Góc cũng cảnh báo tình hình ở Avdiivka có thể sớm lặp lại ở "nhiều địa điểm khác dọc tuyến tiền tuyến" của Ukraine, nếu như các nhà lập pháp Mỹ không thông qua gói viện trợ vũ khí, đạn dược, và huấn luyện mới trị giá 60 tỷ USD cho Kiev.
Ngoài tình trạng thiếu đạn dược, Ukraine còn đang phải vật lộn với việc mất hàng trăm nghìn binh sĩ. Hồi đầu tháng này, tờ Washington Post đưa tin việc thiếu hụt nhân lực "nghiêm trọng" của Ukraine có thể sớm dẫn đến sự sụp đổ trên toàn mặt trận. Trước đây, Tướng Valery Zaluzhny, người từng giữ chức Tổng tư lệnh quân đội Ukraine, đã cảnh báo xung đột đang rơi vào "bế tắc", và lợi thế về quân số cũng như nguồn lực lớn sẽ giúp Nga chiếm ưu thế trong giao tranh kéo dài.
Hồi năm 2022, ông Musk từng cho rằng Ukraine cần phải chấp nhận trung lập, nhượng bộ bán đảo Crưm, để 4 vùng Donetsk, Lugansk, Kherson, Zaporizhzhia sáp nhập vào Nga. Ukraine đã chỉ trích mạnh mẽ đề xuất của tỷ phú Musk.
Mặc dù ủng hộ lệnh ngừng bắn, nhưng ông Musk cũng đã tặng khoảng 20.000 thiết bị đầu cuối Starlink cho Kiev, ngay sau khi Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine vào tháng 2/2022. Tuy nhiên, vào năm 2023, ông Musk đã từ chối yêu cầu của Kiev về việc kích hoạt dịch vụ gần bán đảo Crưm, do lo ngại quân đội Ukraine sử dụng Starlink để điều khiển máy bay không người lái (UAV) tấn công các mục tiêu của Nga, biến SpaceX trở thành một bên tham gia xung đột.
Ông Putin nói Nga không thể bị đánh bại ở Ukraine, không có ý định tấn công NATO Trong cuộc phỏng vấn với nhà báo Mỹ Tucker Carlson, ông Putin nói rằng phương Tây không thể giúp Ukraine đánh bại Nga, đồng thời khẳng định không có ý định tấn công các nước NATO. Theo Politico, trong ngày 8/2, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã thực hiện cuộc phỏng vấn kéo dài 2 giờ đồng hồ với nhà báo Mỹ Tucker...