Quốc đảo Thái Bình Dương xuất hiện ca nCoV sau 8 tháng đóng biên
Quần đảo Marshall ở Thái Bình Dương ghi nhận hai ca nhiễm nCoV đầu tiên, dù đã đóng cửa biên giới từ tháng 3 để phòng ngừa Covid-19.
Vào thời điểm đóng biên cách đây 8 tháng, chính phủ Cộng hòa Quần đảo Marshal cho hay họ đang phải đối phó với dịch sốt xuất huyết bùng phát và “một chứng bệnh giống như cúm”. “Chỉ một ca Covid-19 thôi sẽ là thảm họa với hệ thống y tế”, chính quyền sở tại tuyên bố hồi tháng 3.
Đảo quốc Marshall năm 2017. Ảnh: AP
Tuy nhiên, đến ngày 28/10, nhà chức trách nước này thông báo hai ca nhiễm nCoV đầu tiên được ghi nhận trên lãnh thổ, là hai công nhân người Mỹ xét nghiệm dương tính Covid-19 tại một căn cứ quân sự Mỹ ở đảo Kwajalein.
Sự xuất hiện của hai ca nhiễm này đã chấm dứt “kỳ tích” một trong số ít quốc gia trên thế giới không bị Covid-19 xâm nhập của Quần đảo Marshal.
Hai người nhiễm là một phụ nữ 35 tuổi và một người đàn ông 46 tuổi, đáp chuyến bay quân sự từ Hawaii tới Kwajalein hôm 27/10. Cả hai không tiếp xúc với người dân trong cộng đồng và đều không xuất hiện triệu chứng.
“Chúng tôi có thể đảm bảo với người dân rằng đây chỉ là những ca nhiễm ở biên giới và được phát hiện ở khu cách ly, nơi họ đang ở tới thời điểm này”, chính phủ Quần đảo Marshalll thông báo, nói thêm không có nguy cơ virus lây lan ra cộng đồng ngay lập tức.
Nhiều đảo quốc ở Thái Bình Dương thường nhanh chóng tự cô lập khi đại dịch bùng phát, giúp họ không bị ảnh hưởng bởi Covid-19. Những quốc đảo xa xôi như Kiribati, Micronesia, Nauru, Palau, Samoa, Tonga, Tuvalu và Vanuatu, vẫn chưa xuất hiện ca nhiễm. Quần đảo Solomon ghi nhận ca nhiễm đầu tiên hồi đầu tháng.
Hồi đầu tháng, Quần đảo Marshall đã nới lỏng một số hạn chế, cho phép nhân viên căn cứ quân sự của Mỹ nhập cảnh nhưng yêu cầu cách ly ba tuần. Thị trưởng đảo san hô Marie Davis Milne đã chỉ trích việc nới lỏng quy định này.
“Điều chúng ta lo lắng đã thành sự thật”, Milne viết trên Facebook hôm 28/10. “Cuộc sống sinh hoạt sẽ bị ảnh hưởng chỉ vì một nhóm người tự ý ra quyết định”.
Mỹ phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa
Không quân Mỹ phóng tên lửa đạn đạo Minuteman III không mang đầu đạn để kiểm tra khả năng vận hành, quả đạn bay được hơn 6.700 km.
Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) Minuteman III được phóng từ căn cứ không quân Vandenberg, bang California hôm 29/10, bay qua quãng đường 6.720 km và lao xuống khu vực thao trường ở quần đảo Marshall của Mỹ trên Thái Bình Dương.
Vụ thử tên lửa Minuteman III hôm 29/10. Video: USAF.
Đây là vụ thử tên lửa Minuteman III thứ tư của quân đội Mỹ trong năm nay. Quả đạn dự kiến được phóng hôm 28/10, nhưng phải hoãn do thời tiết xấu tại khu vực thao trường.
"Các vụ thử giúp đánh giá và xác nhận tính hiệu quả, khả năng sẵn sàng chiến đấu và độ chính xác của toàn bộ hệ thống tên lửa đạn đạo xuyên lục địa", Bộ tư lệnh Tấn công toàn cầu thuộc không quân Mỹ ra thông cáo cho hay, đồng thời khẳng định hoạt động này không liên quan tới các sự kiện trên thế giới hay căng thẳng khu vực.
LGM-30 Minuteman III là một phần trong bộ ba răn đe hạt nhân của Mỹ, bên cạnh tên lửa Trident III trên tàu ngầm lớp Ohio và vũ khí hạt nhân trang bị cho máy bay ném bom chiến lược. Minuteman III có tầm bắn khoảng 13.000 km, tốc độ pha cuối 28.700 km/h, độ cao bay tối đa 1.120 km. Mỗi tên lửa mang được một đầu đạn W87 với sức công phá tương đương 475.000 tấn thuốc nổ TNT.
Bộ Quốc phòng Mỹ dự kiến chi 96 tỷ USD để nghiên cứu và triển khai hệ thống Vũ khí Răn đe Chiến lược Phóng từ mặt đất (GBSD), một phần trong nỗ lực thay mới toàn bộ lực lượng hạt nhân của Mỹ trong hàng chục năm tới với tổng chi phí khoảng 1.200 tỷ USD. GBSD sẽ thay thế toàn bộ 450 tên lửa Minuteman III đã được biên chế từ thập niên 1970 đến nay.
Muốn kiềm chế Nga - Trung, Mỹ tính triển khai tên lửa siêu thanh ở Âu - Á Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ cho biết, Washington đang xem xét bố trí các tên lửa siêu thanh ở châu Âu và Ấn Độ - Thái Bình Dương nhằm kiềm chế Nga - Trung. Mỹ sẵn sàng triển khai các tên lửa tầm trung và tầm ngắn ở châu Âu và khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương nếu cần thiết để...