Quét kính hiển vi, chuyên gia phát hiện điều này
Loài bọ ký sinh trùng này dù dài chưa tới một milimet nhưng có thể hoạt động cả đêm ở trên mặt người.
Loài bọ này có tên là Demodex, với kích thước rất nhỏ để có thể phát hiện bằng mắt thường. Ban ngày, những con bọ Demodex thường trốn kỹ và ban đêm chúng mới trườn ra bề mặt da người để bắt đầu giao phối và đẻ trứng.
Trên thực tế, bọ Demodex thường được tìm thấy tại các nơi dễ ra tuyến nhờn của cơ thể người. Theo các chuyên gia, những nơi này có lỗ chân lộng rộng nên tạo điều kiện cho chúng dễ dàng ẩn nấp. Theo trang NPR, phần lớn những nơi dễ ra tuyến nhờn trên khuôn mặt người như lông mày, chân tóc, vùng cánh mũi.
Bọ Demodex nhìn dưới kính hiển vi. Ảnh: Journey to the Microcosmos
Nhà hiển vi học James Weiss tại ĐH Bournemouth (Anh) mới đây tiến hành ghi hình về những con bọ Demodex sống ở trên mặt của ông. Theo đó, trước khi đặt dưới kính hiển vi và quay phim, ông Weiss đã thấy một đốm đen nhỏ ở trên trán và dùng kính thủy tinh để cạo ra. Đoạn video độc đáo này đã được ông chia sẻ trên kênh YouTube Journey to the Microcosmos.
Thước phim quay được của nhà hiển vi học James Weiss cho thấy các giọt hình cầu ở phần cuối cơ thể của Demodex. Đây chính là phần bã nhờn mà chúng đã tiêu hóa từ da người. Trên thực tế, bọ đực và bọ cái thường ghép đôi với nhau ở bên trong lỗ nang lông. Chúng thậm chí còn có thể giao phối cả đêm nhờ vào việc sử dụng melatonin do da người tiết ra vào lúc chạng vạng.
Sau đó, ấu trùng của loài bọ ký sinh trùng này sẽ nở trong vòng 3 – 4 ngày và trưởng thành sau 7 ngày. Tuy nhiên, tuổi thọ của chúng chỉ kéo dài trong khoảng 2 tuần.
Theo các chuyên gia, Demodex thường dài khoảng 0,3 mm. Chúng thực sự quá nhỏ để có thể trông thấy bằng mắt thường và có xu hướng lan truyền qua việc tiếp xúc gần giữa những thành viên ở trong gia đình.
Demodex thường dài khoảng 0,3 mm nên rất khó có thể quan sát bằng mắt thường. Ảnh: Journey to the Microcosmos
Mặt khác, các nhà nghiên cứu còn phát hiện có khoảng 65 loài Demodex, nhưng chỉ có 3 loài sống trên cơ thể con người. Đó là loài Demodex folliculorum và Demodex brevis. Cụ thể, D. folliculorum trú ngụ ở nang tóc người, còn Demodex brevis thì sinh sống ở tuyến bã nhờn nối liền với nang tóc.
Các nhà khoa học đưa ra ước tính rằng, khoảng 23 – 100% người trưởng thành khỏe mạnh có bọ ký sinh Demodex. Đương nhiên, nhiều người sẽ không hề biết về sự tồn tại của loài bọ ký sinh này cho tới khi họ gặp vấn đề về da. Một số nhà nghiên cứu cho biết, vì loài bọ Demodex không có hậu môn nên chúng sẽ tích tụ tất cả phân trong vòng đời trước khi giải phóng vào lúc chúng chết. Điều này có thể gây viêm da cho con người.
Theo các chuyên gia, số lượng Demodex có thể tăng lên đáng kể sau mỗi đem và do chúng ẩn nấp dưới lỗ chân lông nên rất khó bị tiêu diệt thông qua việc rửa mặt. Loài ký sinh trùng này cũng có thể gây bệnh viêm da, khiến da bị dị ứng, nổi mụn trứng cá…
Để giảm sưng ở các vùng bị mụn trứng cá, mỗi người nên rửa mặt 2 lần mỗi ngày bằng nước ấm và sau đó lau khô bằng khăn bông cá nhân.
Thế nhưng, một nghiên cứu được công bố vào năm 2022 của các chuyên gia tại ĐH Reading lại tiết lộ Demodex có hậu môn và chúng không phải là thủ phạm gây ra các chứng viêm da cho con người.
Nghiên cứu của ĐH Reading cũng chỉ ra rằng, ký sinh trùng Demodex đang trở thành các sinh vật đơn giản hóa và chúng có thể sớm hòa làm một với con người. Trên thực tế, Demodex là loài ký sinh sống tách biệt với môi trường ở bên ngoài, nên chúng dần loại bỏ gene và đang tiến gần hơn đến sự tồn tại lâu dài với con người.
Theo bà Michelle Trautwein, một nhà côn trùng học tại Học viện Khoa học California ở San Francisco (Mỹ), mọi người cũng không nên quá lo lắng bởi thực tế loài Demodex xuất hiện ở trên cơ thể của hầu hết chúng ta, trong đó còn có loại ký sinh trùng có lợi cho da. Chúng thực sự có mối quan hệ mật thiết với con người ngay từ thời cổ xưa và sẽ gắn bó gần như đến hết cuộc đời của mỗi người.
Thán phục những 'ông bố' vĩ đại nhất trong thế giới động vật
Chẳng tình yêu nào sánh được với tình yêu của bố mẹ với con cái và ở động vật cũng không phải ngoại lệ.
Sau đây là 7 'ông bố' hi sinh hết mình vì con trong thế giới động vật.
1. Cá ngựa là một ông bố vĩ đại trong thế giới động vật khi là một trong số những loài cá mà con đực phải mang bầu.
Cá ngựa mẹ đẻ trứng trong túi của cá ngựa bố. Cá ngựa bố thụ tinh cho trứng và sau đó cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho trứng phát triển.
Cá ngựa đực có thể mang được 2.000 trứng trong suốt 10 đến 25 ngày trước khi những quả trứng này nở thành cá ngựa con.
"Cá ngựa đực là những ông bố tuyệt vời", tiến sĩ Mark Pagel, một nhà nghiên cứu về sinh vật học tiến hóa tại trường Đại học Reading (Anh).
2. Đà điểu Nam Mỹ: Ở loài đà điểu này, mỗi con đực thường có từ hai đến mười hai bà vợ, nói vui là chúng sinh hoạt theo chế độ một chồng nhiều vợ.
Vào mùa sinh sản, các con đực gom cỏ khô và lá khô lại làm tổ. Tổ của đà điểu Nam Mỹ khá to, có thể chứa được từ 10 đến 60 trứng.
Sở dĩ con đực làm tổ to như thế vì tất cả các bà vợ của nó sẽ cùng đẻ trứng vào trong chiếc tổ này. Sau khi đà điểu cái đẻ trứng xong, các ông bố đà điểu này sẽ đuổi bà vợ đi rồi tự mình ấp trứng và chăm sóc con non.
Thường thì trứng sẽ nở sau khoảng ba ngày ấp. Như vậy, với loài đà điểu Nam Mỹ, con đực đã đảm nhiệm hết vai trò của con cái trong việc nuôi dưỡng thế hệ tương lai.
3. Gián: Gián là một loài côn trùng bạn có thể ghét cay ghét đắng, nhưng các con gián đực lại là những ông bố vĩ đại nhất trong thế giới động vật. Gián bố thường giúp đỡ gián mẹ chăm sóc và nuôi dưỡng gián con.
Ngoài ra, gián đực cũng được giao nhiệm vụ dọn vệ sinh tổ và bảo vệ gia đình.
4. Ếch Darwin: Khi sinh sản, ếch cái sẽ đẻ trung bình khoảng 40 trứng xuống thềm lá ẩm của rừng. Ếch đực sẽ ở bên canh gác cho đến khi phôi thai thành hình, khoảng 3-4 tuần. Sau đó, nó sẽ nuốt các phôi này vào trong chiếc túi đặc biệt nằm trong thanh quản. Sau ba ngày, nòng nọc thành hình.
Ếch đực tiếp tục giữ nòng nọc con trong túi cho đến khi chúng phát triển hoàn toàn, tức là trở thành một chú ếch con khỏe mạnh. Trong thời gian ở trong túi, nòng nọc sẽ được nuôi dưỡng bằng chất dinh dưỡng được tiết ra từ thành túi. Sau khi ếch con đã đủ sức tự lập, ếch bố sẽ "khạc" chúng ra qua đường miệng.
Sự nguy hiểm của 'amip ăn não' sau khi Hàn Quốc ghi nhận ca tử vong đầu tiên Naegleria fowler có thể tìm thấy trong đất và nước ngọt ấm, như trong hồ, sông và suối nước nóng. Loại "amip ăn nào" này đã gây tử vong với nạn nhân đầu tiên ở Hàn Quốc. "Amip ăn não" dễ sinh sôi trong môi trường nước ngọt ấm, có thể lây nhiễm vào mũi và xâm nhập lên não người. Ảnh: Newsroom...