Quên đường về với mắm cá thia
Cũng do “có mà đầy” nên khi ăn không hết, bà con Thủy Thanh (TX. Hương Thủy) lại nghĩ cách làm mắm cá thia, vừa không lãng phí lại vừa giúp “kho tàng” về mắm của xứ Huế càng thêm phong phú.
Mắm cá thia ăn với sung – món mới trong kho tàng mắm Huế
Đâu không biết chứ ở Huế, cá thia được chia thành 2 loại: thia đá và thia tho. Với lũ trẻ ngày ấy, dù không ăn được (hoặc chẳng ai ăn) nhưng những chú thia đá bằng ngón tay cái vô cùng hiếu chiến luôn được ưu ái, cưng nựng trong những lần đi câu, tát ao, lội hồ, bởi khi thả vào chậu, thia đá là tác nhân chính cho thú vui giữa trưa hè của những mái đầu khen khét nắng.
Còn thia tho, câu được, lưới được thì tốt, không cũng chẳng sao, dù rằng những chú cá có khi to bằng ba ngón tay người lớn có thể giúp mâm cơm đạm bạc thêm chút chất tanh, chất đạm, bởi, cái ngai ngái bùn, ngai ngái mốc của thia tho (vì thế, thia tho còn có tên là thia mốc) không làm người ăn mấy hào hứng. Và khi mà đồng ruộng, sông hồ vẫn còn những chú lóc, chú trê, hay bầy cá rô, cá lác dai, ngọt thì nồi cá thia kho nước hay dĩa thia hấp chấm mắm gừng dần đi vào quên lãng.
Vậy mà hôm rồi về Thủy Thanh, bên gốc cây sát chân cầu ngói Thanh Toàn, sau một trận bình luận về rô, trê, ốc, ếch – những đặc sản của đồng ruộng Thủy Thanh, của dòng Như Ý hiền hòa, Lê Nguyên Sửu – một nông dân chính hiệu đang “lăm le” khởi nghiệp bằng mấy trăm con vịt trời cùng dịch vụ du lịch cộng đồng – bất chợt cao giọng: “Anh ăn mắm cá thia chưa. Đặc sản… chưa quảng bá của Thủy Thanh nhé”.
Video đang HOT
Không đợi người đối diện trả lời, sau một cú điện thoại, Sửu nhanh chóng rời ghế để rồi xuất hiện với chùm trái sung còn vương mủ trắng, miếng thịt ba chỉ tươi rói, vài quả ớt đỏ cùng nhúm rau thơm xanh ngắt đặt trong chiếc rổ tre nâu bóng màu thời gian. Lui hui rửa, luộc thịt, tranh thủ chờ nước sôi, Sửu nói cá thia thì mô cũng có, mà Thủy Thanh càng nhiều. Sáng, trưa hay chiều chi cũng được, cứ ra sông buông câu một chút kiểu chi cũng có. Còn muốn “ăn sỉ” thì lưới đó, chài đó, quăng thả một chút thì có mà đầy.
Vì có mùi mốc nên thia tho bắt về, sau khi cắt vây, bỏ ruột, bỏ đầu, người chế biến cho cá vào rổ tre, thả vào nhúm muối chà cho tróc vảy, bay mùi mốc, sau đó rửa sạch, cắt từng khúc chừng ngón tay cái người lớn đem ngâm nước muối. Trong thời điểm chờ vị mặn của muối thấm vào khúc cá, giúp thịt cá “chín”, săn, lâu hư, hỗn hợp những riềng, tỏi, ớt, măng vòi xắt nhỏ cùng ít xôi dẻo thơm mùi đồng ruộng cũng đã sẵn sàng.
Cá sau khi ngâm nước muối, vớt ra, để ráo, trộn đều với riềng, tỏi, ớt, măng vòi cùng xôi (xôi thay cho thính gạo, lên men giúp cá chuyển thành mắm). Tất cả cho vào thẩu, bên trên đậy lá chuối, sau đó gài chặt bằng nẹp tre, để chừng 10 ngày là dùng được.
Câu chuyện về cách làm mắm cá thia vãn cũng là khi miếng thịt ba chỉ trên bếp chín tới. Lăng xăng một hồi với nước lạnh và chanh để miếng thịt heo trắng, giòn, ngọt, Sửu quay qua giã ít tỏi, đường, ớt rồi cẩn thận trộn đều với gắp mắm cá thia thơm mùi thính gạo, nồng vị riềng lẫn cùng những miếng ớt đỏ, măng vòi đang quấn quýt chờ người thưởng thức.
Gắp miếng thịt cùng lát mắm, cọng rau thơm, với tay ngắt trái sung rồi tất cả bỏ vào miệng nhai rau ráu, Sửu quay qua nói mắm các loại ăn kèm với vả, chuối chát, khế chua, rau sống, còn mắm cá thia Thủy Thanh, anh thử đổi vị với sung coi ra răng, biết mô ăn là quên đường về…
Trước khi chia tay, Sửu nói ở Thủy Thanh có vài ba hộ làm mắm cá thia, nhưng hầu như chỉ để ăn, biếu bà con, họa hoằn lắm mới bán một vài thẩu cho những người biết mà tìm mua. Hình như bà con chưa đủ tự tin, cũng như chưa nghĩ món này có thể xuất hiện trên thị trường cùng với mắm cá rò, cá cơm, tôm chua… để phát triển quy mô, xây dựng thương hiệu.
Chút Huế trong món bún mắm nêm
Với đủ cung bậc hương vị từ chua, cay, mặn, ngọt, bùi, béo... đã tạo nên món bún mắm nêm ngon khó cưỡng. Chỉ cần nhắc đến tên thôi cũng đủ tự khiến vị giác của tôi ứa nước bọt ra rồi.
Mỗi khi có bạn bè ghé thăm, tôi đều chiêu đãi món bún mắm theo kiểu của người Huế mà mình đã "học lỏm" được
Tôi "bị nghiện" món bún mắm nêm bắt đầu từ lúc đến Cố đô để học đại học. Thực ra ở quê tôi món ăn này cũng được bày bán khá nhiều nhưng do quán sá lúc đó cách nhà tôi khá xa. Hơn nữa mùi vị mắm nêm ở những quán tôi từng ghé đều không thu hút nên tôi chẳng mấy mặn mà với món ăn thuộc dạng "ưa miệng mà không ưa mũi" kiểu này.
Rồi trong một lần theo người chị ở cùng xóm trọ đi ăn món bún mắm nêm của người Huế làm, với khẩu vị mắm nêm pha rất ưa miệng, kết hợp với nhiều nguyên liệu ăn kèm như nem, chả, thịt lợn luộc, đậu lạc rang, rau sống và dưa giá... đã tôn lên những nét tinh túy, hoàn hảo của món ăn, khiến thính giác, thị giác và vị giác của tôi bị kích thích ngay từ giây phút ấy. Và cũng kể từ lúc đó, tôi trở thành "fan ruột" của món ăn này.
Những năm tháng trọ học tại Huế, biết bao hàng quán bán bún mắm nêm tôi đều mò tìm thưởng thức. Sau đó là học hỏi bí quyết chế biến từ các bà, các mẹ, các chị và chắt lọc lại những nguyên liệu tạo điểm nhấn cho món ăn, rồi biến tấu thêm vài thành phần nguyên liệu khác sao cho thích hợp với khẩu vị của người quê mình. Vì tính quyết định độ ngon của món ăn chính là ở khâu pha chế mắm nêm nên tôi phải cố gắng dò hỏi cách thức làm. Khi đã "học lỏm" được bí kíp, tôi cũng bắt tay vào trổ tài làm thử món ăn này để chiêu đãi cô em gái nhân dịp nó vào Huế thăm tôi.
Nhớ lại hôm đó, vì là lần đầu tiên làm món bún mắm nên trước khi đi chợ tôi đã cẩn thận lấy giấy bút ghi cụ thể những thứ nguyên liệu cần mua kẻo sợ quên. Mảnh giấy chi chít chữ được xếp gọn trong lòng tay. Nhờ liệt kê sẵn mọi thứ nên chỉ trong tích tắc tôi đã mua đủ nguyên liệu cần thiết. Sau khi sơ chế và rửa sạch các nguyên liệu, tôi bắt đầu công đoạn chế biến món ăn. Đầu tiên, tôi lấy phần thịt lợn đem luộc chín, rồi xắt thành miếng vừa ăn. Những tấm đậu phụ trắng được rán vàng đều các mặt và cắt nhỏ. Còn phần chả lụa thì xắt sợi.
Điều làm nên nét độc đáo của món ăn chính là cách pha chế nước mắm nêm. Mắm nêm chan cùng là loại mắm nêm đặc biệt, chính hiệu của người Huế sản xuất, được tôi chưng cùng nước cốt dứa, rồi hòa thêm chút đường và mì chính. Sau cùng thì cho thêm tỏi, ớt bằm và vắt chanh vào để mắm đậm vị và dậy mùi thơm.
Trong lúc tôi đang loay hoay pha chế mắm nêm, cô em gái cũng xắn tay vào phụ giúp chị nhặt nhạnh lại mớ rau và trộn đều các thứ xà lách, rau thơm, bắp chuối, dưa chuột... Vậy là đã có một rá rau sống tươi ngon để ăn kèm. Riêng phần đậu lạc thì được rang vàng giòn và giã dập. Chúng tôi bày biện các thứ vào từng dĩa và xếp trên mâm. Ở giữa là tô mắm nêm dậy màu nâu đỏ óng ánh tỏa hương thơm nức mũi. Gói trọn trong ấy là đủ cung bậc hương vị chua, cay, mặn, ngọt.
Xếp lần lượt rau sống, bún, thịt, chả, đậu phụ, dưa giá và rắc thêm ít đậu lạc vào tô, cuối cùng là chan vài thìa mắm nêm vào rồi trộn đều các thứ và chờ thưởng thức. Vị ngọt của thịt, chả và đậu phụ, vị thanh của thơm, vị bùi của đậu lạc rang, vị cay của ớt, vị nồng của tỏi, vị chua của chanh, tươi ngon của rau sống, giòn của dưa giá... kết hợp với vị mắm nêm đặc trưng tạo nên món ngon khó cưỡng. Em tôi vừa ăn vừa xuýt xoa khen ngợi khiến tôi vui như mở cờ trong bụng. Hạnh phúc của người nội trợ chính là khi món ăn mình nấu vừa lòng thực khách.
Món bún mắm tôi làm lần đầu rất may đã "hạ gục" dạ dày của nó. Trưa ấy, cả hai chị em "chén" sạch mấy tô bún mắm to tướng, no đến mức lơ luôn bữa cơm tối. Và cũng từ dạo đó, mỗi khi có bạn bè ghé chơi tôi đều làm món ăn này để chiêu đãi khách.
Mát lành cháo cá nâu Với một diện tích đầm phá nước lợ rộng gần 60 cây số vuông, phá Tam Giang là nơi cung cấp một nguồn lợi thủy, hải sản vô cùng phong phú và quý giá cho cư dân tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung và cư dân TP. Huế nói riêng. Trong các loại cá ngon và quý nhất phải kể đến loài cá...