Quên đi lùm xùm, hãy nhìn vào mặt sáng của công nghệ thập kỷ 2010
Trong một thập kỷ qua, chúng ta thường nghe đến những câu chuyện ồn ào về mặt trái của công nghệ như truyền bá tin tức giả, lối sống ảo…
Bỏ ngoài tai những lùm xùm đó ra, công nghệ thực sự đem lại những tiện ích cho con người mà trước đây dường như là điều không thể.
Tay giả của Open Bionics biến những đứa trẻ khuyết tật thành “ siêu anh hùng”
Chân tay giả
Năm 2011, tạp chí Time đã gọi Hugh Herr, trưởng nhóm Biomechatronic tại phòng thí nghiệm MIT Media Lab là “nhà lãnh đạo kỷ nguyên công nghệ chân tay giả”. Là một nhà leo núi lão luyện và bị khuyết tật cả hai tay, các phát minh của Herr đã giúp những người khuyết tật như anh có thể theo đuổi con đường VĐV chuyên nghiệp.
Nhờ áp dụng công nghệ robot, chân tay giả của Herr trở nên thông minh hơn, dễ dàng tháo lắp, vận hành hơn. Ngoài ra, nhờ công nghệ in 3D đã giúp giảm giá thành sản phẩm và trở nên đại chúng.
Chân tay giả cho trẻ em cũng vậy. Trước đây, chân tay giả được làm từ kim loại và giá thành cao, cho nên khá nặng và không phù hợp cho trẻ em do cơ thể liên tục phát triển, đòi hỏi phải thay thế thường xuyên.
Video đang HOT
Với mong muốn thay đổi điều đó, năm 2014, công ty công nghệ Open Binoics của Anh tìm cách tạo ra chân tay giả với mức giá thấp hơn dành riêng cho trẻ em. Công ty hợp tác với Disney để tạo ra những thiết bị robot thay thế chân tay mang hình dáng siêu anh hùng mà trẻ em có thể tự lựa chọn.
Open Bionics đã giành nhiều giải thưởng và hiện làm việc với Dịch vụ Y tế quốc gia của Anh trong các dự án nhân đạo.
Giúp tự bảo vệ
Theo Liên minh Quốc gia Chống lại Bạo lực gia đình Mỹ, mỗi năm ở quốc gia này có hơn 10 triệu người bị người thân bạo hành thân thể. Về một khía cạnh nào đó, công nghệ không giúp ích được gì cho những người này. Thậm chí, một số loại phần mềm gián điệp có thể bị âm thầm cài vào điện thoại và một số thiết bị khác nhằm theo dõi hoặc tống tiền nạn nhân.
Tuy vậy, công nghệ vẫn có thể giúp ích khi trở thành công cụ mới để chống lại những kẻ lạm dụng. Các ứng dụng kín đáo như SmartSafe hướng người dùng đến các tài nguyên và các mẹo để giúp họ an toàn khi lên mạng và sử dụng điện thoại. Các ứng dụng cũng cho phép người dùng bí mật ghi lại hình ảnh và video, viết ghi chú và thậm chí là ghi âm rồi lưu trữ trên đám mây theo từng mốc thời gian, qua đó có thể làm bằng chứng chống lại kẻ xấu.
Còn rất nhiều ứng dụng giúp cho người dùng tự bảo vệ bản thân trong các tình huống khác nhau. Ví dụ, công ty viễn thông Anh Vodafone cung cấp cho khách hàng có tiền sử bị bạo hành chiếc smartphone đặc biệt. Bất cứ lúc nào cảm thấy nguy hiểm, người dùng chỉ cần bấm một nút để thông báo tới cảnh sát và chiếc điện thoại ngay lập tức tự động ghi âm lại tất cả những gì đang xảy ra xung quanh.
Ứng phó thiên tai
Vodafone giới thiệu sản phẩm Instant Network – mạng GSM di động có thể được thiết lập ngay lập tức trong các tình huống khẩn cấp.
Quỹ Vodafone còn ứng dụng công nghệ vào công tác giúp đỡ người dân ở những vùng phải hứng chịu thiên tai nặng nề trên khắp thế giới. Vodafone đưa ra các sản phẩm Instant Network và Instant Network Mini – các mạng GSM di động có thể được thiết lập ngay lập tức trong các tình huống khẩn cấp.
Tại Fukushima (Nhật Bản), nơi chịu một trong những thảm họa hạt nhân lớn nhất thế giới sau trận động đất vào năm 2011, các robot tìm kiếm và cứu hộ đã được triển khai để xác định mức độ thiệt hại và triển vọng phục hồi trong tương lai, đi tới những nơi con người không thể tới để đánh giá thiệt hại, tìm kiếm và cứu nạn.
Kết nối thế giới
Thật không may, giờ đã là năm 2019 nhưng nhiều người bị khuyết tật hoặc mắc bệnh mãn tính vẫn bị cách ly khỏi xã hội. Một trong những đóng góp quan trọng nhất của công nghệ trong 10 năm qua là tạo ra một thế giới công bằng hơn và tiến bộ hơn. Một ứng dụng có tên Wayfindr đang giúp những người khiếm thị có thể băng qua mê cung tàu điện ngầm ở London (Anh) hay đi qua đường và đọc các tín hiệu giao thông.
Phiên âm và ghi chú trực tiếp đang giúp những người không giỏi ngoại ngữ có thể tham gia các cuộc trò chuyện đa ngôn ngữ theo thời gian thực. Chúng cũng giúp các trẻ em khiếm thính có thể theo dõi và tham gia vào cuộc giao tiếp mà không bị bỏ lại phía sau.
Công nghệ cũng giúp con người trở nên gần gũi hơn qua các hoạt động chung tay kêu gọi ngừng sử dụng túi nilon để bảo vệ môi trường hoặc các cuộc vận động hỗ trợ trẻ em miền núi tới trường, các đợt quyên góp để cứu sống một ai đó không đủ chi trả viện phí cho các ca phẫu thuật hiểm nghèo…
Đó đều là những mặt tích cực đáng ghi nhận của công nghệ, bên cạnh những phiền muộn mà nó mang lại. Tiêu cực hay tích cực một phần sẽ nằm ở cách chúng ta sử dụng công nghệ mà thôi.
Theo Báo Quốc Tế
AI có thể bắt kịp bộ não của con người trong kỷ nguyên 6G
Vào tháng 3 năm nay, Ủy ban Truyền thông Liên bang Hoa Kỳ (FCC) đã bỏ phiếu đồng thuận mở băng tần 95GHz đến 3THz cho 6G, 7G hoặc bất kỳ công nghệ thế hệ tiếp theo nào. Nhờ tốc độ truyền dữ liệu cực nhanh AI có thể ngang tầm với bộ não con người.
Tiến sĩ Ted Rappaport và các đồng nghiệp tiên phong trong nghiên cứu không dây của Đại học New York đã xuất bản một bài báo mới về IEEE, tin rằng phổ không dây sẽ còn tăng hơn nữa trong kỷ nguyên 6G. Theo họ, có thể tăng từ 5G lý thuyết 100GHz (gigahertz) lên 3THz (terahertz). Việc mở tần số THz sẽ cung cấp một thị trường khổng lồ cho các ứng dụng không dây. Băng thông mới giúp truyền dữ liệu thực sự lớn trong chưa đầy 1 giây. Điều tuyệt vời hơn nữa là lượng dữ liệu được truyền sẽ tương đương với bộ não con người.
Ví dụ, máy bay tấn công không người lái hiện tại có sức mạnh tính toán hạn chế của thiết bị trên máy bay do giới hạn kích thước của nó. Tuy nhiên, trong kỷ nguyên 6G trong tương lai, với sự dẫn đường từ xa của thiết bị AI, hiệu suất chiến đấu của nó sẽ tương đương với một phi công xuất sắc. Người dùng cuối cũng dễ dàng mua một thiết bị đầu cuối có sức mạnh tính toán ở cấp độ não người và giá sẽ khoảng 1.000 USD.
Nhóm của Tiến sĩ Rappaport cũng hy vọng rằng sẽ có nhiều thiết bị sẽ được hưởng lợi, ví dụ như máy ảnh sóng milimet chụp đêm, radar độ phân giải cao và quét an toàn cơ thể người. Băng thông lớn đến mức khó tin cũng sẽ cho phép chuyển đổi từ mạng cáp quang không dây, dựa trên cơ sở hạ tầng cáp quang sang kết nối mạng và trung tâm dữ liệu.
Có rất nhiều lợi ích cho 6G, nhưng vẫn còn nhiều vấn đề cần khắc phục. Ví dụ, việc thu nhỏ các công nghệ cốt lõi và tác động của quang phổ đến sức khỏe con người. Ngoài ra, sóng 6G sẽ yêu cầu antenna định hướng cao, một phần vì chúng rất dễ bị nhiễu trong khí quyển, đặc biệt là antenna trên 800 GHz.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho biết, giống như những thách thức kỹ thuật trong quá khứ, nhiều khó khăn của 6G sẽ được giải quyết từng cái một trong tương lai. Ví dụ, năng lượng tiêu thụ khi truyền dữ liệu sẽ giảm hơn nữa và antenna có mức tăng cực cao sẽ có kích thước nhỏ hơn, điều này sẽ cho phép tích hợp 6G lên các thiết bị di động.
Theo FPT Shop
Căng thẳng với Mỹ chưa ngã ngũ, Huawei chuyển hướng sang 'gắn bó' với Nga Giữa bối cảnh căng thẳng, tập đoàn viễn thông khổng lồ của Trung Quốc đang từng bước giảm sự phụ thuộc với Mỹ để chuyển sang hợp tác công nghệ với Nga. Gã khổng lồ viễn thông Trung Quốc Huawei đã liên hệ với một số công ty công nghệ Nga để tạo ra các liên doanh công nghệ. Cùng với đó, Huawei...