Quay cuồng vì ‘chọn nhầm’ môn tự chọn
Nhiều học sinh tại TP HCM đã bắt đầu xin đổi nguyện vọng học tổ hợp môn tự chọn sau khi có kết quả kiểm tra giữa học kỳ I
Theo dự đoán của các trường, sau khi kết thúc kết thúc học kỳ I, nhất là khi hết lớp 10, số học sinh (HS) muốn đổi môn học sẽ còn nhiều hơn.
Học không được, đổi không xong
Vừa kết thúc kỳ kiểm tra giữa học kỳ I, anh Lê Bá Tuấn – phụ huynh có con học một trường ngoài công lập tại quận Tân Phú – cho biết con về nhà xin cha mẹ nói với nhà trường cho đổi từ tổ hợp môn khoa học xã hội, do môn địa lý điểm kém, sang một tổ hợp môn học khác.
Phụ huynh này cho biết thêm kết quả kiểm tra giữa kỳ của con rất thấp, năng lực không theo nổi trong khi chương trình, thời gian học quá căng thẳng khiến con tha thiết xin đổi môn. “Tôi đã tính đến tình huống nếu nhà trường không cho đổi môn, sẽ xin cho con sang trường khác chứ không thể để tình trạng này kéo dài” – anh Tuấn cho biết.
Tình trạng HS xin đổi môn tự chọn ở lớp 10 là tình huống được dự báo trước khi triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 năm đầu tiên ở bậc THPT. Chị Hoàng Thị Hạnh – phụ huynh một trường THPT tại TP Thủ Đức – ta thán con gái hiện nay ở thế ở không được, đi không xong vì học không được nhưng xin đổi thì cũng chưa được.
“Đầu năm lớp 10, cháu dự định khi kết thúc bậc phổ thông sẽ thi đại học khối B, có môn sinh học. Nhưng hiện nay cháu xin đổi sang môn khác. Dù nhà trường đã tư vấn phải đợi thêm thời gian mới biết mình có phù hợp hay không nhưng con nói học tiếp thì rất áp lực, nếu có học tiếp thì cũng không thể tập trung nổi” – phụ huynh này cho biết.
Học sinh lớp 10 gặp nhiều khó khăn trong việc chọn môn học theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Ảnh: TẤN THẠNH
Video đang HOT
Cân nhắc kỹ khi đổi môn
Tại quận 1, bà Vũ Thị Ngọc Dung, Hiệu trưởng Trường THPT Bùi Thị Xuân, cho hay vừa qua có một HS muốn chuyển môn giáo dục – kinh tế pháp luật, mỹ thuật sang hóa học và địa lý nhưng vẫn cùng ban, lý do là em này không muốn học môn mỹ thuật dù nhà trường đã tư vấn rất kỹ. Bà Dung cho biết với trường hợp HS muốn chuyển môn, nhà trường có tìm hiểu và lắng nghe nguyện vọng của các em và phụ huynh thêm một lần nữa, nếu vẫn quyết định đổi thì nhà trường cho đổi nhưng yêu cầu các em cam kết chỉ đổi một lần. Đây không phải là cứng nhắc mà muốn các em suy nghĩ kỹ với lựa chọn của mình. Nếu không, các em đổi tới đổi lui càng không thể được.
Theo lãnh đạo nhiều trường phổ thông, điểm số giữa học kỳ I chưa khẳng định được điều gì, vì vậy HS không nên quá lo nếu chẳng may kết quả không như mong muốn. Dù vậy, nhiều giáo viên khuyên HS nên cân nhắc và suy nghĩ kỹ, nếu đã thật sự muốn đổi môn thì nên đổi sớm.
Bà Vũ Thị Ngọc Dung cho biết nếu HS muốn chuyển tổ hợp môn, ban thì cần chuyển càng sớm càng tốt, để không bị thiệt thòi về mặt kiến thức. Dù khi chuyển ban, môn các em sẽ không được học lại từ đầu nhưng nhà trường sẽ vẫn bố trí giáo viên hỗ trợ thêm cho HS. “Mặc dù vậy, tự học để bổ sung kiến thức vẫn là nhiệm vụ chính của HS” – bà Dung nói.
Ông Nguyễn Đăng Khoa, Hiệu trưởng Trường THPT Marie Curie (quận 3), cho biết hiện nhà trường chưa ghi nhận trường hợp HS muốn đổi tổ hợp môn, dù vậy nếu em nào có nguyện vọng, nhà trường sẽ cho đổi vì đó là quyền lợi của HS. “Tuy vậy, tránh tình trạng đứng núi này trông núi nọ, các em chới với khi chưa thật sự biết hết khả năng học tập của mình mà đòi đổi thì nhà trường vẫn phải có quy định. Chẳng hạn, sau khi đã tiếp tục tư vấn, lắng nghe nguyện vọng, nhu cầu của HS và phụ huynh mà vẫn muốn thay đổi thì cần những cam kết gì” – ông Khoa nói.
Hiệu trưởng xem xét quyết định
Ông Nguyễn Bảo Quốc, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP HCM, cho biết theo quy định của Bộ GD-ĐT, trong trường hợp đặc biệt, HS có nguyện vọng chuyển đổi môn học lựa chọn, cụm chuyên đề học tập, hiệu trưởng xem xét quyết định và báo cáo Sở GD-ĐT. Do vậy, việc thay đổi sẽ do nhà trường quyết định. Tuy nhiên, từng trường sẽ có kế hoạch tổ chức giảng dạy, xây dựng cơ cấu lớp, quy định sĩ số lớp, phân công giáo viên, cơ sở vật chất… nên sẽ có những hướng dẫn cụ thể. Phụ huynh và HS theo dõi các hướng dẫn của trường. Tuy nhiên, theo lãnh đạo sở, ít nhất HS phải học hết học kỳ I để bảo đảm các điều kiện về kiểm tra, đánh giá môn học rồi mới xem xét đến việc chuyển đổi môn tự chọn.
Hiệu trưởng kiến nghị: Hết năm học, HS lớp 10 mới được chuyển tổ hợp
Cần tư vấn, định hướng nghề nghiệp rõ ràng cho học sinh ngay khi quyết định tổ hợp môn tự chọn bởi việc thay đổi giữa chừng sẽ gây ra nhiều hệ lụy sau này.
Sau khi có kết quả kiểm tra giữa học kì 1 năm học 2022-2023, tại nhiều trường trung học phổ thông trên cả nước đã xảy ra tình trạng học sinh lớp 10 xin chuyển đổi môn/tổ hợp môn với lý do chọn "nhầm" so với năng lực, sở thích của bản thân nên học không theo kịp.
Vấn đề này đã khiến các cơ sở giáo dục trung học phổ thông đang "đau đầu" với mong muốn được chuyển môn/ tổ hợp môn của học sinh.
Định hướng, chuyển đổi ngay từ đầu năm học
Theo thầy Lê Vinh - Hiệu trưởng Trường trung học phổ thông chuyên Lê Quý Đôn (quận Sơn Trà, Đà Nẵng), với đặc thù là trường chuyên, nhà trường không xây dựng các tổ hợp môn tự chọn mà thực hiện theo đúng hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tức là học sinh được quyền lựa chọn các môn học dựa trên năng lực, sở thích và nhu cầu của các em.
Học sinh cần cân nhắc kỹ trước khi lựa chọn môn/tổ hợp môn để tránh những hệ lụy về sau. Ảnh: AN
"Nhà trường có đủ giáo viên các bộ môn để giảng dạy cho các em, kể cả Âm nhạc, Mỹ thuật... Do đó, khi vào trường các em có quyền lựa chọn các môn học. Để định hướng đúng cho các em khi lựa chọn thì ngay từ đầu năm học, nhà trường đã tiến hành họp phụ huynh và thực hiện các bước tư vấn, hướng nghiệp cụ thể".
Cũng theo thầy Vinh, mặc dù đã gần hết học kỳ 1 nhưng không có học sinh nào của trường có đơn xin chuyển đổi môn/tổ hợp môn đã lựa chọn trước đó.
Thầy Phạm Tấn Ngọc Thụy - Hiệu trưởng Trường trung học phổ thông Hoàng Hoa Thám (Đà Nẵng) cho hay, hiện ở nhà trường cũng không có trường hợp nào học sinh xin chuyển đổi môn/tổ hợp môn giữa kỳ.
"Tuy nhiên, để giải quyết nguyện vọng chuyển đổi môn/tổ hợp môn của học sinh thì cần phải có hướng dẫn cụ thể từ Sở, Bộ. Bởi nếu cho học sinh chuyển đổi trong học kỳ 1 thì cuối năm sẽ tổng kết môn học đó thế nào? Việc bố trí lớp, giáo viên cũng sẽ có nhiều xáo trộn. Những vấn đề đó cần phải có hướng dẫn cụ thể thì các trường mới triển khai được", thầy Thụy nói.
Cũng theo Hiệu trưởng Trường trung học phổ thông Hoàng Hoa Thám, học sinh lớp 10 phải ít nhất hoàn thiện hết năm học thì mới chuyển đổi được. Lúc đó, nhà trường mới có cơ sở để tổng kết môn học đó.
"Nếu học sinh muốn chuyển đổi thì ít nhất cũng phải hoàn thành năm học mới tính được. Còn khi đã sang lớp 11 rồi, việc chuyển đổi môn cũng sẽ khiến các em phải tính toán đến chuyện rèn luyện, bồi dưỡng kiến thức sao cho kịp khối lượng kiến thức của môn học mới lựa chọn chuyển sang, bù đắp phần lớp 10 không được học (môn mới)".
Do đó, theo thầy Thụy, ngay từ đầu năm học, nếu không hướng dẫn cụ thể cho phụ huynh và học sinh lựa chọn các tổ hợp môn thì sau này muốn chuyển đổi cũng rất khó khăn. Và nó gây ảnh hưởng rất lớn đến học sinh.
Cần có hướng dẫn cụ thể để tránh thiệt thòi cho học sinh
Còn tại Trường trung học phổ thông Phan Châu Trinh (quận Hải Châu, Đà Nẵng), Tiến sĩ Nguyễn Quang Hưng - Hiệu trưởng nhà trường cho hay, vào đầu năm học, có một số em học sinh lớp 10 xin chuyển đổi môn tự chọn với lý do chưa nắm được nhu cầu, sở trường môn học.
Những em có nguyện vọng đều được nhà trường giải quyết ngay từ đầu năm. Riêng một số em xin chuyển đổi môn học vì theo tâm lý của bạn bè thì đã được phụ huynh, nhà trường phân tích, hướng dẫn nên các em không chuyển nữa mà tiếp tục chọn học.
Trả lời câu hỏi về việc nếu giữa học kỳ 1 hoặc học kỳ 2 của năm học, có học sinh muốn chuyển đổi môn/tổ hợp môn thì nhà trường sẽ giải quyết ra sao? thì thầy Hưng nói:
"Vấn đề này cần có hướng dẫn cụ thể vì sau này còn liên quan đến nhiều vấn đề khác của học sinh. Bởi sau này còn xét môn, tổ hợp để tốt nghiệp hoặc xét tuyển vào đại học mà không trùng khớp với các môn mà các em chọn khi học trung học phổ thông thì khó khăn cho học sinh.
Còn trường hợp nếu giải quyết cho các em chuyển đổi (khi đã học gần xong 1 hoặc 2 học kỳ lớp 10) thì khi chuyển sang học môn khác, liệu các em có bắt kịp kiến thức môn học đó hay không? Bởi môn học đó ở lớp dưới các em không được học, lúc đó học sinh sẽ gặp khó khăn", thầy Hưng phân tích.
Một vấn đề đặt ra nữa là khi cho chuyển đổi môn học thì sẽ có hiện tượng việc bố trí sĩ số lớp quá đông (có môn chọn nhiều, có môn chọn ít để biên chế lớp). Trong khi đó chỉ tiêu giao là cố định về số lớp nữa khiến cho nhà trường gặp khó khăn.
Học sinh xin chuyển tổ hợp môn với lý do không theo được chương trình Dù số học sinh lớp 10 xin chuyển tổ hợp môn không nhiều, nhưng lãnh đạo các trường khẳng định rằng, nếu các em chuyển sẽ bị thiệt thòi về kiến thức. Ngay sau khi có kết quả kiểm tra giữa học kỳ 1 năm học 2022 - 2023, một số học sinh lớp 10 tại các trường trung học phổ thông công...