Quảng Ninh triển khai thí điểm dạy học trực tuyến
Thực hiện chỉ đạo của Bộ GD&ĐT về lựa chọn Quảng Ninh là 1 trong 5 địa phương trên cả nước thí điểm dạy học trực tuyến, UBND tỉnh Quảng Ninh đã họp thống nhất việc triển khai.
Trường THPT Hòn Gai, 1 trong 3 trường được tỉnh Quảng Ninh chọn dạy thí điểm trực tuyến. Ảnh: Báo Quảng Ninh
Tại cuộc họp do UBND tỉnh Quảng Ninh tổ chức ngày 4/4, Sở GD&ĐT đề xuất thực hiện thí điểm tại 3 trường trên địa bàn TP. Hạ Long, gồm Trường Tiểu học Hạ Long, Trường THCS Trần Quốc Toản và Trường THPT Hòn Gai. Việc dạy học trực tuyến sẽ được tổ chức song song trên truyền hình và qua internet.
Sở GD&ĐT cũng tham mưu cho UBND tỉnh về thành lập Ban Chỉ đạo và Tổ giúp việc tổ chức thí điểm dạy học trực tuyến với cơ sở giáo dục phổ thông trong thời gian học sinh nghỉ học để phòng, chống dịch bệnh COVID-19. Việc thí điểm triển khai ở 3 cấp học, mỗi cấp học chọn 1 trường.
Kết luận cuộc họp, tỉnh Quảng Ninh thống nhất thành lập Ban Chỉ đạo tổ chức thí điểm dạy học trực tuyến đối với cơ sở giáo dục phổ thông trong thời gian học sinh nghỉ học ở trường để phòng, chống dịch bệnh COVID-19 do Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng Ban và thành lập tổ giúp việc. Lộ trình thực hiện nghiêm túc theo chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Ngoài việc lựa chọn 3 trường ở 3 cấp học trên địa bàn TP. Hạ Long nói trên, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh yêu cầu mở rộng phạm vi thí điểm dạy học tại huyện Tiên Yên, Vân Đồn. Mỗi trường được lựa chọn thí điểm sẽ thực hiện triển khai học trực tuyến trong toàn trường. Trước mắt, dạy và học các môn thiết yếu, đồng thời cần tiếp tục xây dựng lộ trình dạy học trực tuyến tất cả các môn.
Lãnh đạo tỉnh cũng yêu cầu tăng cường tập huấn cho giáo viên; bảo đảm dung lượng và chất lượng đường truyền; tích cực tuyên truyền để học sinh, giáo viên, phụ huynh thông suốt…
Video đang HOT
Liên quan đến chương trình dạy học trực tuyến, chiều ngày 3/4, Bộ GD&ĐT tổ chức họp trực tuyến với Sở GD&ĐT 5 tỉnh, gồm Thái Bình, Quảng Ninh, Yên Bái, Bắc Ninh và Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là 5 tỉnh được Bộ lựa chọn để tổ chức thí điểm dạy học trực tuyến cho học sinh.
Tại cuộc họp, các địa phương cho rằng diễn biến phức tạp của dịch bệnh đã khiến học sinh phổ thông, học viên giáo dục thường xuyên phải nghỉ học kéo dài. Trong tình hình đó, việc dạy học qua internet, truyền hình đã góp phần duy trì liên lạc giữa nhà trường và phụ huynh, giữa giáo viên với học sinh để giáo viên hướng dẫn học sinh tự học qua các hình thức ứng dụng công nghệ thông tin phù hợp với điều kiện thực tế.
Phát biểu kết luận cuộc họp, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh chương trình dạy học trực tuyến sẽ được tổ chức thí điểm tại 5 tỉnh trên. Tại các tỉnh này, mỗi cấp học lựa chọn 1 trường, mỗi trường lựa chọn 1 lớp, mỗi lớp lựa chọn 1 môn để tổ chức thí điểm.
Bộ GD&ĐT sẽ sớm ban hành hướng dẫn chi tiết về việc dạy học trực tuyến để các sở giáo dục và đào tạo và các công ty cung cấp mạng căn cứ lựa chọn hình thức dạy học phù hợp với địa phương.
Trước mắt, chương trình thí điểm này sẽ phục vụ việc dạy và học trong thời gian dịch bệnh. Sau đó, ngành giáo dục sẽ tổ chức tổng kết và nhân rộng trong các trường học trên địa bàn.
Lường trước khó khăn, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đề nghị các địa phương thành lập ban chỉ đạo hoặc một tổ chức để việc dạy trực tuyến sẽ được triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả.
Thanh Xuân
Bộ GD&ĐT hướng dẫn chi tiết dạy học qua internet, trên truyền hình
Tối nay (26/3), Bộ GD&ĐT đã phát đi văn bản hướng dẫn dạy học qua internet, trên truyền hình đối với cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên trong giai đoạn dịch Covid-19.
Đề cao tính tương tác
Theo đó, trong công văn gửi các sở GD&ĐT, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ đã hướng dẫn chi tiết mô hình dạy học qua internet và trên truyền hình.
Cụ thể, các hình thức dạy học qua internet được hiểu là các hình thức dạy học trong đó giáo viên sử dụng ứng dụng hoặc dịch vụ của internet để tổ chức hoạt động dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh, bao gồm: Dạy học thông qua hệ thống quản lý học tập (LMS - Learning Management System); dạy học thông qua hệ thống quản lý nội dung học tập (LCMS - Learning Content Management System); Dạy học thông qua các hệ thống dạy học trực tuyến.
Trong đó, hệ thống quản lý học tập được xác định là hệ thống phần mềm và mạng máy tính cho phép tổ chức, quản lý và triển khai các hoạt động dạy học qua internet từ lúc nhập học đến khi học sinh hoàn thành khóa học; giúp cơ sở giáo dục theo dõi và quản lý quá trình học tập của học sinh; giúp giáo viên giao tiếp với học sinh trong việc hướng dẫn học, giao bài tập, trợ giúp, giải đáp; giúp học sinh có thể theo dõi được tiến trình học tập, tham gia các nội dung học qua mạng, kết nối với giáo viên và các học sinh khác để trao đổi bài.
Dạy học trực tuyến đang được khuyến khích trên diện rộng. Ảnh: Bảo Trọng
Với hệ thống quản lý nội dung học tập, được hiểu là hệ thống phần mềm và mạng máy tính quản lý kho nội dung học tập qua internet, cho phép tổ chức lưu trữ và chuyển tải các nội dung học tập tới học sinh.
Hệ thống quản lý nội dung học tập có sự phối hợp chặt chẽ với hệ thống quản lý học tập (để truyền tải nội dung học tập tới học sinh) và phần mềm công cụ soạn bài giảng (để tạo ra các nội dung học tập).
Với hệ thống dạy học trực truyến, Bộ GD&ĐT hướng dẫn, được hiểu là phần mềm ứng dụng cho phép tổ chức và quản lý lớp học qua internet; cho phép giáo viên và học sinh có thể giao tiếp, tương tác trực tiếp được với nhau để tổ chức hoạt động dạy học.
Về yêu cầu hạ tầng kỹ thuật, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ cho biết, hệ thống phần mềm và hạ tầng kết nối internet của hệ thống quản lý học tập phải đáp ứng các yêu cầu: Cho phép cơ sở giáo dục tổ chức, quản lý và triển khai các hoạt động dạy học qua internet; theo dõi và quản lý quá trình học tập của học sinh; tổ chức các bài kiểm tra trực tuyến để quản lý tiến trình và kết quả học tập của học sinh; duyệt các bài giảng và theo dõi được các hoạt động của giáo viên trên môi trường mạng.
Bên cạnh đó, hệ thống công nghệ phải cho phép giáo viên khởi tạo kho học liệu, theo dõi, kiểm tra đánh giá học sinh, quản lý hoạt động dạy và học trực tuyến; học sinh hoàn thành các nhiệm vụ học tập, biết được tiến trình, kết quả học tập của bản thân; học sinh, giáo viên và gia đình học sinh có thể tương tác được với nhau...
Bài kiểm tra ở mô hình mới thay thế bài kiểm tra thường xuyên
Theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, trong quá trình tổ chức dạy học qua internet, trên truyền hình, giáo viên phụ trách môn học trực tiếp kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh thông qua các bài kiểm tra trên hệ thống dạy học qua internet; kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh đối với dạy học trên truyền hình bằng các hình thức phù hợp.
Tiếp đến, kết quả kiểm tra, đánh giá thường xuyên trong quá trình dạy học qua internet, trên truyền hình được sử dụng thay cho các bài kiểm tra thường xuyên theo quy định của Bộ GD&ĐT về đánh giá, xếp loại học sinh tiểu học, THCS, THPT; cơ sở giáo dục phổ thông quản lý, theo dõi, giám sát việc kiểm tra, đánh giá thường xuyên kết quả học tập của học sinh qua internet, trên truyền hình bảo đảm công bằng, khách quan, trung thực.
Ngoài ra, liên quan nội dung kiểm tra định kỳ và kiểm tra học kỳ, Bộ GD&ĐT chỉ đạo, khi học sinh đi học trở lại, cơ sở giáo dục phổ thông tổ chức cho học sinh ôn tập, bổ sung, củng cố kiến thức đã học qua internet, trên truyền hình; thực hiện việc kiểm tra định kỳ và kiểm tra học kỳ theo quy định của Bộ GD&ĐT về đánh giá, xếp loại học sinh tiểu học, THCS, THPT.
Công nhận kết quả học trực tuyến nếu dạy - học bảo đảm yêu cầu Do học sinh sinh viên nghỉ học phòng tránh dịch Covid-19 nên Bộ GD-ĐT đã hướng dẫn các địa phương tăng cường dạy học qua truyền hình và internet. Nhiều địa phương đã tổ chức dạy học trực tuyến miễn phí trên truyền hình khá hiệu quả. Vấn đề mà người học quan tâm hiện nay là có kiểm tra, đánh giá, công...