Quảng Ninh: Sáng tạo trong nuôi dạy trẻ mầm non
Ông Hoàng Anh, Phó trưởng Phòng GD&ĐT TP Hạ Long ( Quảng Ninh), cho biết: Giáo dục mầm non là khởi đầu cho chặng đường giáo dục trẻ.
Trẻ luôn giữ vai trò trung tâm trong GD ở Trường MN Hà Tu.
Ở bậc học này, công tác chăm sóc và giáo dục trẻ rất quan trọng giúp phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, là nền tảng cho quá trình học tập suốt đời của trẻ. Trong 4 năm thực hiện chuyên đề Xây dựng trường MN lấy trẻ làm trung tâm được triển khai, 100% các trường MN trên địa bàn đã có những chuyển biến rõ nét trong tạo môi trường giáo dục và tổ chức các hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.
Để lấy trẻ làm trung tâm, trong những năm qua các trường MN luôn phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh, lãnh đạo địa phương cùng với cộng đồng làm tốt công tác quyên góp, ủng hộ, xã hội hoá GD để đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học. Tuyên truyền tới cộng đồng, cha mẹ trẻ về vị trí, vai trò của giáo dục mầm non và hướng dẫn chăm sóc, GD trẻ tại gia đình, chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1; đặc biệt đề cao quan hệ hợp tác, chia sẻ giữa giáo viên, nhà trường, cha mẹ trẻ và cộng đồng chăm sóc GD trẻ. Từ đó tạo điều kiện để các bậc cha mẹ tham gia vào hoạt động của trường, lớp; có biện pháp khuyến khích sự chia sẻ của gia đình về đặc điểm tâm lý của trẻ để thống nhất các biện pháp thúc đẩy sự tiến bộ.
Video đang HOT
Trường MN Hà Tu là trường thuộc diện vùng sâu, vùng xa có nhiều khó khăn nhất của TP Hạ Long. Hiệu trưởng nhà trường, cô Phạm Thị Minh Hảo, cho biết: “Chúng tôi đã thực hiện tốt việc tuyên truyền, truyền thông tới cha mẹ trẻ về công tác chăm sóc giáo dục trẻ tại trường. Cụ thể qua các hội thi, chuyên đề, xây dựng cảnh quan môi trường, các hoạt động giáo dục hàng ngày… đã tạo cho trẻ môi trường học tập, vui chơi hiệu quả. Như: Tạo môi trường xanh, sạch, đẹp, có nhiều góc cho các cháu vui chơi, học tập; tổ chức hội thi làm đồ dùng đồ chơi, tạo môi trường xanh, sạch, đẹp, đem lại hiệu quả cao”.
Thực tế, Trường MN Hà Tu và một số trường MN trong khu vực TP Hạ Long cho thấy: Việc phát huy được thế mạnh của trường trong việc tạo cảnh quan, môi trường, đặc biệt là vai trò của giáo viên trong việc tích cực triển khai hoạt động muôi dạy lấy trẻ làm trung tâm là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, điều này còn phù thuộc vào năng lực giáo viên, vào mong muốn tạo lập môi trường để trẻ tự khám phá, trải nghiệm và sáng tạo; phụ thuộc vào sự phối hợp của nhà trường với phụ huynh, cộng đồng trong công tác chăm sóc trẻ.
Hà An
Theo giaoducthoidai
Giúp học sinh thêm hứng thú tới trường
Những năm gần đây, ngành giáo dục tỉnh Quảng Ninh luôn quan tâm tăng cường dạy tiếng Việt cho học sinh tiểu học, trẻ mầm non là người dân tộc thiểu số (DTTS).
Bằng nhiều giải pháp thiết thực, Quảng Ninh từng bước giúp học sinh DTTS hứng thú hơn khi tới trường, tự tin hơn trong giao tiếp.
Giờ học tiếng Việt tại Trường mầm non ại Dực, huyện Tiên Yên (Quảng Ninh).
Triển khai đề án tăng cường dạy tiếng Việt cho trẻ mầm non và học sinh tiểu học người DTTS, Phòng Giáo dục và ào tạo huyện Tiên Yên đã chỉ đạo các trường tiểu học, mầm non trên địa bàn xây dựng môi trường tiếng Việt phong phú, hấp dẫn học sinh tham gia học tập. ối với cấp học mầm non, Phòng Giáo dục và ào tạo huyện quan tâm đặc biệt đến xây dựng môi trường tiếng Việt cho trẻ DTTS phù hợp nội dung giáo dục của từng độ tuổi, từng chủ đề.
Ngoài ra, các trường tổ chức các giờ học tiếng Việt cho trẻ mẫu giáo vào những buổi chiều trong tuần, tổ chức trò chơi ngôn ngữ, các hoạt động giáo dục khác có tăng cường sự giao lưu, giao tiếp bằng tiếng Việt giữa trẻ với trẻ, giữa trẻ với cô và những người chung quanh, tạo cho trẻ có nhiều cơ hội học tập và được hoạt động với môi trường tiếng Việt. ối với cấp tiểu học, các trường thực hiện bảo đảm đạt chuẩn năng lực tiếng Việt của mỗi lớp; tổ chức trò chơi học tập, hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ, làm truyện tranh, cây từ vựng.
Hiệu trưởng Trường tiểu học và THCS ại Dực (huyện Tiên Yên) Quách Văn Thụy chia sẻ: Nhà trường quy định các em học sinh phải dùng tiếng Việt trong giao tiếp với thầy, cô giáo và các bạn khi đến trường, hạn chế dùng tiếng DTTS, đồng thời, nhà trường cũng cố gắng sắp xếp, bố trí tăng thêm giờ học tiếng Việt cho các em khi lên lớp. Ngoài ra, các lớp kết hợp các hoạt động ngoại khóa đã giúp cho các em tự tin và hăng hái hơn khi giao tiếp bằng tiếng Việt.
Không riêng huyện Tiên Yên triển khai hiệu quả việc tăng cường tiếng Việt cho học sinh tiểu học, trẻ mầm non vùng DTTS mà ở nhiều địa phương miền núi của Quảng Ninh, như: Bình Liêu, Ba Chẽ, ầm Hà, Hoành Bồ, Hải Hà... cũng đã đẩy mạnh xây dựng môi trường nâng cao tiếng Việt cho trẻ em người DTTS. Các địa phương xây dựng thư viện thân thiện, phù hợp để khuyến khích các bậc cha mẹ cùng đọc sách với trẻ tại trường, tạo môi trường giao tiếp tiếng Việt, góp phần xây dựng nền tảng văn hóa đọc cho trẻ. Cùng với đó, nhiều địa phương cũng quan tâm phát triển mô hình nhân viên hỗ trợ ngôn ngữ làm cầu nối ngôn ngữ cho trẻ tại các điểm trường vùng khó khăn, miền núi.
Phó Giám đốc Sở Giáo dục và ào tạo Quảng Ninh Nguyễn Thị Thúy cho biết: Sau hơn hai năm triển khai, chất lượng chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ DTTS trên địa bàn tỉnh được nâng lên rõ rệt. Các em hứng thú đến trường, tham gia tích cực vào các hoạt động; vốn từ của trẻ dần được mở rộng, đáp ứng nhu cầu giao tiếp bằng tiếng Việt, trẻ thích giao tiếp với cô, với bạn bằng tiếng Việt, 100% trẻ DTTS ra lớp học hai buổi/ngày được chuẩn bị tiếng Việt.
Từ năm 2014 đến nay, ngành giáo dục Quảng Ninh đã tổ chức các lớp bồi dưỡng, kiểm tra và cấp chứng chỉ tiếng dân tộc cho gần 100 giáo viên mầm non vùng dân tộc thiểu số ở các huyện Hoành Bồ, Tiên Yên, Bình Liêu, Ba Chẽ, ầm Hà và Hải Hà. Hầu hết các giáo viên mầm non dạy tại các vùng DTTS đều có thể giao tiếp được với trẻ là người DTTS. So với mục tiêu đặt ra đến năm 2020 thì đến nay, tỉnh Quảng Ninh đã đạt và vượt tỷ lệ trẻ mẫu giáo DTTS ra lớp. Trẻ em trong các cơ sở giáo dục mầm non, học sinh tiểu học người DTTS được tập trung tăng cường tiếng Việt phù hợp độ tuổi; đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên được bồi dưỡng công tác quản lý, phương pháp, kỹ năng tổ chức các hoạt động tăng cường tiếng Việt; cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động dạy và học tăng cường tiếng Việt tại các trường mầm non, tiểu học vùng DTTS được đầu tư đầy đủ.
BÀI, ẢNH: QUANG THỌ VÀ THÙY DƯƠNG
Theo Nhân dân
Chọn nghề giáo viên chỉ yêu nghề thì chưa đủ! Giáo viên nếu chỉ có đam mê với nghê là chưa đủ, mà phải có lòng yêu trẻ, sự tân tâm, nhiêt tinh vơi ngươi hoc, coi học sinh như người thân của mình. Đó là những chia sẻ của cô giáo Nguyễn Thị Quyên (giáo viên Trường Tiểu học thị trấn Trới, huyện Hoành Bồ, Quảng Ninh). Cô giáo Nguyễn Thị Quyên...