Quảng Ninh: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tạo nền tảng vững chắc cho phát triển KT-XH
Những giải pháp quyết liệt nhằm phát triển nguồn nhân lực đã đưa tỷ lệ lao động qua đào tạo tỉnh Quảng Ninh tăng liên tục từ 63% năm 2015 lên 85% năm 2020.
Dự kiến năm 2025 số lượng lao động cho các KKT, KCN trên địa bàn tỉnh là trên 132.000 người.
Phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao luôn được tỉnh Quảng Ninh xác định là một trong 3 đột phá chiến lược. Đặc biệt, với nhiệm kỳ 2020-2025, nguồn nhân lực chất lượng cao được tỉnh Quảng Ninh ưu tiên số 1, coi đây là yếu tố quan trọng, là nền tảng vững chắc để tạo đà cho sự phát triển bền vững của tỉnh trong giai đoạn mới.
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là nền tảng vững chắc cho phát triển bền vững
Ngay từ rất sớm, Quảng Ninh đã quan tâm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Bước đi đột phá đầu tiên của tỉnh phải kể đến là việc ban hành Nghị quyết số 15-NQ/TU (ngày 9/6/2014) về đẩy mạnh cải cách hành chính và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (NQ15).
Đây được coi như kim chỉ nam trong thu hút và phát triển nguồn nhân lực của tỉnh. Để thực hiện có hiệu quả NQ15, giai đoạn 2015-2020, ngân sách cho giáo dục và đào tạo luôn chiếm trên 30% ngân sách chi thường xuyên của tỉnh (gần 22.000 tỷ đồng). Đặc biệt, Quảng Ninh có riêng Đề án 293 cho đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng và phát triển toàn diện nguồn nhân lực tỉnh đến năm 2020, tầm nhìn 2030…
Những giải pháp quyết liệt của tỉnh Quảng Ninh đã đưa tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng liên tục từ 63% năm 2015 lên 85% năm 2020, tac đông tich cưc tơi tăng trương kinh tê, đưa tinh trơ thanh môt trong nhưng đia phương tôp đâu cả nước vê tăng trương kinh tê.
Video đang HOT
Đáng lưu ý, tỉnh Quảng Ninh đang có sự chuyển đổi nhanh chóng mô hình tăng trưởng từ “nâu” sang “xanh” nhờ có sự định hướng đào tạo, chuyển dịch nhân lực từ lĩnh vực nông – lâm nghiệp, thủy sản và khai khoáng sang khu vực dịch vụ và các ngành công nghiệp có giá trị gia tăng cao, như du lịch, chế biến và chế tạo…
Theo đánh giá của các chuyên gia, với sự quan tâm của các nhà đầu tư dành cho Quảng Ninh, dự kiến năm 2025 số lượng lao động cho các KKT, KCN trên địa bàn tỉnh là trên 132.000 người. Trong đó, nhu cầu về lao động có trình độ đại học trở lên khoảng 10.600 người, cao đẳng khoảng 7.600 người, trung cấp 7.500 người, sơ cấp và dạy nghề dưới 3 tháng là 7.400 người, lao động chưa qua đào tạo 99.000 người.
Được biết tai ky hop thứ 21 của HĐND tinh Quảng Ninh khóa XIII (tháng 12/2020), HĐND tỉnh Quảng Ninh đã thông qua Nghi quyêt vê kêt qua giam sat viêc thưc hiên Quy hoach phat triên giao duc va đao tao tinh Quang Ninh đên năm 2020, tâm nhin đên năm 2030 va chât lương hê thông giao duc nghê nghiêp – giao duc thương xuyên trên đia ban tinh.
Hiện tỉnh Quảng Ninh đang phối hợp với Học viện Chính sách và Phát triển (Bộ KH&ĐT), xây dựng Đề án phát triển nguồn nhân lực tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.
Ông Vũ Quang Trực, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH, cho biết: Đề án sẽ tiến hành phân tích thực trạng nguồn nhân lực của tỉnh để chỉ ra những bất cập và nguyên nhân gốc rễ của vấn đề chất lượng nhân lực của tỉnh; học hỏi kinh nghiệm của các địa phương có cùng đặc điểm kinh tế – xã hội và phát triển. Trên cơ sở đó, Đề án sẽ đề xuất các nhóm giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực của tỉnh đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ mới giai đoạn 2020-2025, tầm nhìn 2030; bao gồm cơ chế chính sách, nâng cao năng lực cơ sở đào tạo, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu nhân lực…
Với những bước đi chiến lược cho thấy, nguồn nhân lực vẫn là ưu tiên hàng đầu, đang được tỉnh Quảng Ninh triển khai một cách bài bản theo hướng vừa đào tạo và bồi dưỡng, vừa thu hút, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho các lĩnh vực, ngành nghề tỉnh cần.
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao từ đội ngũ CB,CC,VC đến lực lượng lao động tiếp tục là một trong những yếu tố quan trọng đưa Quảng Ninh trở thành địa bàn phát triển năng động, thu hút đầu tư, phát triển kinh tế – xã hội nhanh, bền vững.
Coi con người là mục tiêu của sự phát triển
Đóng góp thêm vào dự thảo Báo cáo tổng kết thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2011-2020, xây dựng Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030, nhiều ý kiến đã thể hiện sự đồng lòng, nhất trí cao về quan điểm phát huy tối đa nhân tố con người, coi con người là trung tâm, chủ thể, nguồn lực chủ yếu và mục tiêu của sự phát triển.
Cùng với đó, các ý kiến cũng bày tỏ sự tâm đắc với phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp phát triển kinh tế - xã hội...
Bệnh viện Tim Hà Nội chăm sóc, điều trị cho trẻ sơ sinh mắc bệnh tim bẩm sinh. Ông Nguyễn Khắc Hiền, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội:
Một người dân khỏe mạnh là cả nước mạnh khỏe
Tôi rất tán thành với dự thảo Báo cáo tổng kết thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2011-2020, xây dựng Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Trong đó, dự thảo Báo cáo đã chỉ rõ những kết quả đã đạt được trong công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân. Cụ thể, số bác sĩ trên 1 vạn dân tăng từ 7,2 bác sĩ năm 2010 lên khoảng 9 bác sĩ năm 2020. Số giường bệnh trên 1 vạn dân tăng từ 21,9 giường năm 2010 lên 28 giường năm 2020, vượt mục tiêu đề ra (26 giường).
Tình trạng quá tải bệnh viện, nhất là tuyến trung ương và tuyến cuối từng bước được khắc phục. Dự thảo cũng đề cập đến kết quả đạt được của y tế dự phòng khi khẳng định, y tế dự phòng được tăng cường, cơ bản không để dịch bệnh lớn xảy ra. Đặc biệt, thời gian qua, Việt Nam từng bước kiểm soát được dịch bệnh Covid-19, được thế giới ghi nhận, đánh giá cao.
Trong phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, dự thảo đề cập đến việc đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, công nghệ thông tin, công nghệ số trong khám, chữa bệnh; khắc phục tình trạng quá tải bệnh viện... Đặc biệt, trong giai đoạn 2021-2030 phấn đấu đạt 32 giường bệnh và 11 bác sĩ trên 1 vạn dân... Theo tôi, đây là những nhiệm vụ và định hướng rất quan trọng từng bước nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh tại nước ta. Sức khỏe là vốn quý nhất của mỗi con người và của toàn xã hội; một người dân khỏe mạnh là cả nước mạnh khỏe.
Thầy giáo Lê Trung Kiên, Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Nguyễn Gia Thiều (quận Long Biên):
Phát triển hài hòa giáo dục giữa các vùng, miền
Với lĩnh vực giáo dục - đào tạo, tôi rất tâm đắc với chủ trương được nêu tại dự thảo Báo cáo tổng kết thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2011-2020, xây dựng Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030. Đó là: "Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, có sức khỏe, năng lực, trình độ, có ý thức, trách nhiệm cao đối với bản thân, gia đình, xã hội và Tổ quốc. Đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế".
Bên cạnh đó, là: "Đào tạo con người theo hướng có đạo đức, kỷ luật, kỷ cương, ý thức trách nhiệm công dân, xã hội; có kỹ năng sống, kỹ năng làm việc, ngoại ngữ, công nghệ thông tin, công nghệ số, tư duy sáng tạo và hội nhập quốc tế". Theo tôi, đây là định hướng rất lớn và là nền tảng quan trọng để xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, thực sự là trung tâm, chủ thể, nguồn lực chủ yếu và mục tiêu của sự phát triển. Định hướng nhiệm vụ này không chỉ giải quyết những vấn đề trước mắt của ngành Giáo dục và Đào tạo, mà còn phù hợp xu thế phát triển, mang tính lâu dài và căn cơ hơn.
Một điểm đáng chú ý nữa, đó là sắp xếp lại hệ thống trường học; phát triển hài hòa giáo dục công lập và ngoài công lập, giữa các vùng, miền, ưu tiên các vùng đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo... Đây là chủ trương khẳng định tính ưu việt của chế độ ta, mọi chính sách phát triển đều vì nhân dân, mọi thành quả phát triển của đất nước đều thuộc về nhân dân.
Ông Trần Văn Lợi, Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin huyện Thanh Oai:
Văn hóa, con người là động lực phát triển đất nước
Nhiều năm công tác trong lĩnh vực văn hóa cơ sở, khi tiếp cận với dự thảo Báo cáo tổng kết thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2011-2020, xây dựng Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030, tôi nhất trí cao với nội dung đánh giá về nhiệm vụ phát triển văn hóa, con người Việt Nam, những tồn tại, hạn chế trong thực hiện Chiến lược. Đặc biệt, dự thảo Báo cáo cũng vạch ra những giải pháp căn cơ cho mục tiêu xây dựng và phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam; mục tiêu chiến lược giai đoạn 2021-2030, trong đó có một mục riêng: "Phát triển văn hóa, xã hội, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân". Tinh thần này đã thể hiện sự quan tâm mang tính xuyên suốt đối với vai trò của văn hóa trong sự phát triển bền vững của đất nước. Khi văn hóa là nền tảng tinh thần và là mục đích, văn hóa có tác dụng trở thành hệ điều tiết cho sự phát triển kinh tế - xã hội.
Nơi gắn kết ngư dân Sau 10 năm thành lập, đến nay, các nghiệp đoàn nghề cá (NĐNC) trong tỉnh đã có nhiều hoạt động thiết thực, tạo sự gắn kết mật thiết giữa các ngư dân trong cuộc sống và hành nghề trên biển. Điểm tựa vững chắc Tháng 9.2011, Nghiệp đoàn nghề cá xã An Hải (Lý Sơn) được thành lập, với 428 đoàn viên. Đây...