Khơi dậy sức sáng tạo, sự ủng hộ của nhân dân
Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trần Thanh Mẫn đề nghị tạo môi trường thuận lợi để nhân dân phát triển tài năng , sức sáng tạo , mang lại lợi ích cho đất nước.
Ông Trần Thanh Mẫn, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là người đầu tiên trình bày tham luận. Ảnh QV
Trong mọi hoạt động, hệ thống chính trị phải quán triệt sâu sắc quan điểm “dân là gốc”, khơi dậy sức sáng tạo , sự ủng hộ của nhân dân, tôn trọng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân.
Đó là một trong 5 bài học được ông Trần Thanh Mẫn, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nêu ở tham luận, trong phiên thảo luận toàn thể về văn kiện Đại hội XIII, sáng 27/1.
Ông Trần Thanh Mẫn nói: Đại hội XIII của Đảng diễn ra trong không khí nhân dân cả nước phấn khởi, tự hào, trân trọng về những thành tựu có ý nghĩa cực kỳ quan trọng của đất nước về phát triển kinh tế – xã hội , nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, đảm bảo quốc phòng an ninh, đối ngoại, xây dựng Đảng, chính quyền và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí.
Nhân dân thể hiện tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, kỳ vọng vào tương lai tươi sáng của dân tộc, ông Mẫn nhấn mạnh.
Để làm rõ hơn một số nội dung trong dự thảo Báo cáo chính trị, ông Mẫn tham luận về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; đổi mới nội dung, phương thức, nâng cao chất lượng hoạt động của Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị – xã hội .
Tham luận nêu rõ, thông qua hoạt động giám sát và phản biện xã hội , Mặt trận tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí. Thực hiện nguyên tắc “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng” , các thành viên của Mặt trận đã xây dựng các mô hình nhân dân tự quản , hỗ trợ nhau trong sản xuất, kinh doanh, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội , bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu , khuyến học, khuyến tài, đền ơn đáp nghĩa, nhân đạo từ thiện.
Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc nêu 5 bài học kinh nghiệm về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Thứ nhất, giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Ðảng là nhân tố quyết định để Mặt trận tập hợp được mọi lực lượng, xây dựng, củng cố, phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Thứ hai, trong mọi hoạt động, hệ thống chính trị phải quán triệt sâu sắc quan điểm “dân là gốc”, khơi dậy sức sáng tạo , sự ủng hộ của nhân dân, tôn trọng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân.
Thứ ba, đảm bảo sự phối hợp đồng bộ, hiệu quả giữa các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và hiệp thương phối hợp thống nhất hành động của các tổ chức thành viên.
Thứ tư, quán triệt phương châm của Chủ tịch Hồ Chí Minh : Việc gì lợi cho dân, ta phải hết sức làm. Việc gì hại đến dân, ta phải hết sức tránh, Mặt trận phải thường xuyên đổi mới phù hợp với thực tiễn.
Thứ năm, thực hành dân chủ đi đôi với tăng cường kỷ luật, kỷ cương, đoàn kết gắn với đấu tranh, có lý, có tình với các hành vi sai trái, làm ảnh hưởng đến khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Sau khi đề cập những thách thức của nhiệm kỳ mới, đặt ra yêu cầu cấp thiết đòi hỏi Mặt trận phải đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, ông Mẫn nêu rõ: về chủ quan, Mặt trận và các tổ chức chính trị – xã hội cũng thẳng thắn nhìn nhận còn những hạn chế . Đó là sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc chưa được phát huy đầy đủ; trong hoạt động, có việc chưa sâu sát, thiết thực, hiệu quả, chưa theo kịp yêu cầu của tình hình mới; việc phối hợp giải quyết những vấn đề bức xúc của dân có nơi chưa kịp thời; nhiều khi chưa thể hiện được vai trò, trách nhiệm, bản lĩnh, chính kiến.
Ông Trần Thanh Mẫn cũng đề nghị cấp ủy đảng, chính quyền các cấp, cả hệ thống chính trị cần quán triệt sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết toàn dân tộc và Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam; thực hiện nhất quán quan điểm: Cách mạng là sự nghiệp của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân; tạo môi trường thuận lợi để nhân dân phát triển tài năng , sức sáng tạo , mang lại lợi ích cho đất nước.
Chủ tịch Trần Thanh Mẫn dự phiên họp thứ hai của Hội đồng Bầu cử quốc gia
Chiều 18/1, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Bầu cử quốc gia Nguyễn Thị Kim Ngân đã chủ trì phiên họp thứ hai của Hội đồng Bầu cử quốc gia.
Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Bầu cử quốc gia Nguyễn Thị Kim Ngân chủ trì phiên họp
Cùng dự có: Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Bầu cử quốc gia Tòng Thị Phóng; Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Phó Chủ tịch Hội đồng Bầu cử quốc gia Trương Hòa Bình; Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội đồng Bầu cử quốc gia Trần Thanh Mẫn; các Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Hội đồng Bầu cử quốc gia và thành viên Hội đồng Bầu cử quốc gia...
Chánh Văn phòng Hội đồng Bầu cử quốc gia Nguyễn Hạnh Phúc phát biểu tại phiên họp
Báo cáo tại phiên họp về tình hình triển khai công tác bầu cử từ sau phiên họp thứ nhất, Chánh Văn phòng Hội đồng Bầu cử quốc gia Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, Hội đồng Bầu cử quốc gia đã chủ động, tích cực phối hợp với Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam triển khai các công việc chuẩn bị bầu cử; đồng thời chỉ đạo các Tiểu ban thuộc Hội đồng Bầu cử quốc gia và Văn phòng Hội đồng Bầu cử quốc gia khẩn trương hoàn thiện tổ chức, thống nhất chương trình, cách thức hoạt động theo nhiệm vụ, quyền hạn được phân công.
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Bầu cử quốc gia Tòng Thị Phóng phát biểu tại phiên họp
Tính đến ngày 14/1, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Bầu cử quốc gia, Thủ tướng Chính phủ, Ban Tổ chức Trung ương, Ban Tuyên giáo Trung ương, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính đã hoàn thành việc ban hành các văn bản hướng dẫn liên quan đến cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội Khóa XV và đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 ( sau đây gọi là bầu cử - PV ). Trong đó, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 133 về ngày bầu cử. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành: Nghị quyết số 1185 hướng dẫn việc xác định dự kiến cơ cấu, thành phần và phân bổ số lượng người được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội Khóa XV; Nghị quyết số 1187 hướng dẫn việc xác định dự kiến cơ cấu, thành phần, phân bổ số lượng người được giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 -2026; Nghị quyết số 1186 quy định chi tiết, hướng dẫn việc tổ chức hội nghị cử tri, việc giới thiệu người ứng cử đại biểu Hội đồng Nhân dân cấp xã ở thôn, tổ dân phố, việc hiệp thương, giới thiệu người ứng cử, lập danh sách người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng Nhân dân trong bầu cử bổ sung. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 02 về tổ chức cuộc bầu cử...
Phó Chủ tịch Nước Đặng Thị Ngọc Thịnh phát biểu tại phiên họp
Về công tác chuẩn bị nhân sự ứng cử, trong giai đoạn này, các cấp có thẩm quyền đã dự thảo các văn bản hướng dẫn, dự kiến cơ cấu, thành phần, nguyên tắc phân bổ người ứng cử ở Trung ương về địa phương. Công tác chuẩn bị để bảo đảm an ninh, an toàn tuyệt đối cho cuộc bầu cử trong toàn quốc đã được triển khai nghiêm túc, đồng bộ. Việc thành lập Ủy ban bầu cử ở địa phương đang được các tỉnh, thành phố khẩn trương triển khai bảo đảm theo thời gian luật định. Chánh Văn phòng Hội đồng Bầu cử quốc gia cũng nêu rõ, đến nay, chưa phát sinh khiếu nại, tố cáo về các vấn đề liên quan đến công tác bầu cử.
Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ phát biểu tại phiên họp
Tại phiên họp, Hội đồng Bầu cử quốc gia đã nghe báo cáo tiến độ công việc của các Tiểu ban; nghe báo cáo và cho ý kiến về dự kiến chương trình, nội dung và phân công chuẩn bị tổ chức Hội nghị toàn quốc triển khai công tác bầu cử. Hội đồng Bầu cử quốc gia cũng thống nhất thông qua Nghị quyết Hướng dẫn về mẫu hồ sơ ứng cử, phiếu bầu cử và các loại mẫu văn bản sử dụng trong công tác bầu cử; thống nhất tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai công tác bầu cử vào ngày 21/1 tới.
Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu phát biểu tại phiên họp
Phát biểu kết luận Phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đánh giá cao hoạt động của các Tiểu ban và Văn phòng Hội đồng Bầu cử quốc gia kể từ sau phiên họp thứ nhất đến nay; nhất trí với các nội dung công việc trọng tâm sẽ được triển khai trong thời gian tới.
Theo đó, Hội đồng Bầu cử quốc gia sẽ tập trung chỉ đạo tổ chức Hội nghị toàn quốc triển khai công tác bầu cử; hoàn thành việc ban hành các văn bản, tài liệu, sách hướng dẫn phục vụ công tác bầu cử; thông qua Nghị quyết dự kiến cơ cấu, thành phần đại biểu Quốc hội Khóa XV và số lượng người của các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở Trung ương và địa phương được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội Khóa XV; chỉ đạo việc thành lập các tổ chức phụ trách bầu cử ở địa phương; chỉ đạo việc tiếp nhận, xem xét hồ sơ người ứng cử và lập danh sách người ứng cử đại biểu Quốc hội Khóa XV và đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026; ấn định và công bố số đơn vị bầu cử, danh sách các đơn vị bầu cử và số lượng đại biểu Quốc hội được bầu ở mỗi đơn vị bầu cử; triển khai thực hiện kế hoạch thông tin, tuyên truyền cuộc bầu cử và hoàn thành chuyên trang thông tin điện tử của Hội đồng Bầu cử quốc gia; triển khai thực hiện kế hoạch bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội trong cuộc bầu cử; phối hợp tổ chức các Đoàn giám sát, kiểm tra cuộc bầu cử...
Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển phát biểu tại phiên họp
Chủ tịch Quốc hội đề nghị, ngay sau phiên họp này, các Tiểu ban thuộc Hội đồng Bầu cử quốc gia và Văn phòng Hội đồng Bầu cử quốc gia khẩn trương hoàn thiện các văn bản, tham mưu cho Hội đồng Bầu cử quốc gia tiến hành các công việc chuẩn bị cho cuộc bầu cử; các cơ quan hữu quan rà soát và khẩn trương thực hiện các công việc theo nhiệm vụ được giao, bảo đảm tổ chức cuộc bầu cử đúng tiến độ, đúng luật.
Tổng kết Chương trình phối hợp về công tác bảo vệ môi trường Chiều 12-1, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức hội nghị trực tuyến tổng kết Chương trình phối hợp giai đoạn 2017 - 2020, ký Chương trình phối hợp giai đoạn 2021 - 2025 về công tác bảo vệ môi trường (BVMT). Đồng chí Trần Thanh Mẫn, Bí...