Quảng Ngãi: Nước sông Vệ cuồn cuộn, nhiều nơi bị sạt lở
Nhiều tuyến giao thông ở Quảng Ngãi bị sạt lở do mưa lớn kéo dài, nước sông dâng cao.
Chiều 24-11, ông Trần Phước Hiền, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi cùng đoàn công tác trực tiếp đi khảo sát điểm sạt lở trên đường tỉnh 624B đoạn qua huyện Nghĩa Hành.
Lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Ngãi khảo sát điểm sạt lở trên đường tỉnh 624B. Ảnh: NGUYỄN YÊN
Theo ghi nhận, tại khu vực đèo Quán Thơm trên đường tỉnh 624B nối huyện Nghĩa Hành với huyện Ba Tơ xảy ra sạt lở khiến một phần đường sụp xuống sông Vệ.
Khu vực sạt lở sát sông Vệ, ăn sâu vào đường tỉnh 624B. Ảnh: NGUYỄN YÊN
Đoạn sạt lở dài hơn 5 m, ăn sát vào mép đường. Chính quyền địa phương đã giăng dây, cắm biển cảnh báo cấm người qua lại.
Phần đất cát bị sạt xuống sông Vệ làm trơ lớp bê tông ra ngoài. Ảnh: NGUYỄN YÊN
Phần đất bị sạt xuống sông ăn sâu vào mặt đường, tạo khoảng không lớn. Trong khi đó, nước trên sông Vệ dâng cao, chảy xiết khiến nguy cơ sạt lở gia tăng.
Video đang HOT
Chính quyền địa phương giăng dây cảnh báo, cắm biển ở hai đầu đường tỉnh 624B đoạn bị sạt lở. Ảnh: NGUYỄN YÊN
Tại điểm sạt lở, lãnh đạo huyện Nghĩa Hành, lãnh đạo Sở Giao thông- Vận tải tỉnh Quảng Ngãi thông tin sơ bộ về tình trạng sạt lở. Ông Trần Phước Hiền, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi yêu cầu chính quyền làm rào chắn cố định tại khu vực bị sạt lở; đồng thời tăng cường chiếu sáng tại khu vực bị sạt.
Chiều cùng ngày, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi cũng đi kiểm tra điểm sạt lở khác ở bờ sông Vệ đoạn qua xã Hành Thiện, huyện Nghĩa Hành. Tại khu vực này, lớp đất sát bờ sông có dấu hiệu sạt lở gây nguy hiểm đối với người dân.
Lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Ngãi và lãnh đạo UBND huyện Nghĩa Hành khảo sát điểm sạt lở bờ sông Vệ đoạn qua xã Hành Thiện chiều 24-11. Ảnh: NGUYỄN YÊN
Trong khi đó, tuyến giao thông từ huyện Minh Long đi huyện Ba Tơ cũng xảy ra sạt lở đất, làm ảnh hưởng giao thông. Ghi nhận ban đầu đoạn sạt lở dài khoảng 50 m.
Điểm sạt lở trên đường giao thông ở huyện Minh Long. Ảnh: ĐC
Chính quyền địa phương đã tổ chức cắm biển báo khu vực sạt lở, chốt chặn; đồng thời thông báo cho nhân dân không qua khu vực sạt lở trên.
Trong ngày 24-11, nhiều khu vực ở Quảng Ngãi tiếp tục có mưa lớn kéo dài. Do ảnh hưởng mưa lớn, quốc lộ 1 đoạn qua khu vực sông Trà Câu nước tràn mặt đường, giao thông bị ảnh hưởng.
Nước lớn tràn lên quốc lộ 1 đoạn qua phường Phổ Minh, thị xã Đức Phổ sáng 24-11. Ảnh: NGUYỄN YÊN
Nước lớn dâng cao với tốc độ nhanh đã làm hơn 70 căn nhà tại khu phố 1, phường Phổ Minh, thị xã Đức Phổ bị ngập. Theo người dân địa phương, mực nước nhiều khu vực có thể lên đến 1,5 m. Trong sáng 24-11, chính quyền địa phương sử dụng ca nô, thuyền để cứu hộ người dân trong vùng bị ngập đến nơi an toàn.
Lực lượng cứu hộ đưa người dân vùng bị ngập đến nơi an toàn. Ảnh: NGUYỄN YÊN
Trước tình trạng mưa lũ kéo dài, chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi có công văn yêu cầu các cơ quan, đơn vị liên quan khẩn trương triển khai ứng phó mưa lũ, khắc phục các thiệt hại do mưa, lũ gây ra trên địa bàn tỉnh.
Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, địa phương theo dõi chặt chẽ thông tin dự báo, cảnh báo về mưa lớn, ngập lụt, sạt lở đất, thông tin kịp thời, đầy đủ đến các cấp chính quyền, người dân biết để chủ động phòng tránh, ứng phó, giảm thiểu thiệt hại.
Bão Trà Mi làm hàng chục nhà ở Đà Nẵng tốc mái, hơn 900 cây xanh ngã đổ
Đà Nẵng đã có những con số thống kê thiệt hại ban đầu do bão Trà Mi gây ra.
Chiều 27-10, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự TP Đà Nẵng có báo cáo nhanh về công tác ứng phó với bão Trà Mi và thống kê những thiệt hại ban đầu.
Hơn 900 cây xanh tại Đà Nẵng ngã, đổ do bão Trà Mi. Ảnh: TẤN VIỆT
Cụ thể, bão Trà Mi đã khiến cho 51 nhà bị ngập tại xã Hòa Bắc (huyện Hòa Vang). Đến 17 giờ chiều nay, nước đã rút.
Bão Trà Mi cũng khiến cho 62 căn nhà tại Đà Nẵng bị tốc mái. Trong đó có 53 nhà tốc mái một phần, chín nhà tốc mái hoàn toàn. Về nông nghiệp, một ghe bị chìm được xác định là ghe không số của ông Lê Chấn Thọ, ngụ phường Thọ Quang, quận Sơn Trà, Đà Nẵng. 12 ha hoa màu bị thiệt hại.
Toàn TP Đà Nẵng có 909 cây xanh ngã, đổ. Nhiều nhất là huyện Hòa Vang với 439 cây xanh ngã, đổ. Toàn TP ghi nhận ba vụ lưới điện 110kV bị sự cố. 177 trạm biến áp, một tuyến 22kV chưa khôi phục. Một số khu vực còn mất điện, dự kiến trước 18 giờ cùng ngày sẽ được đóng điện trở lại.
Đường Như Nguyệt (đoạn gần cầu Thuận Phước) nước sông dâng cao gây ngập một đoạn mặt đường với chiều dài khoảng 150 m.
Sóng lớn đánh gây hư hỏng, bong bật gạch vỉa hè nhiều vị trí, ngã trụ đèn trang trí phía sông và đất, cát tràn lên vỉa hè, lòng đường.
Sóng đánh vỡ gạch trên vỉa hè đường Như Nguyệt. Ảnh: TẤN VIỆT
Ngành GTVT đã chỉ đạo nhà thầu quản lý đường triển khai ngay công tác cảnh báo, đảm bảo giao thông, dọn dẹp và kiểm tra, khắc phục các hư hỏng vỉa hè.
Biển báo hiệu đường bộ trên các tuyến đường bị nghiêng, ngã 61 vị trí. Đèn tín hiệu điều khiển giao thông ngừng hoạt động, bị xô lệch, xoay, rơi bể do gió lớn tại 31 nút giao. Hiện các ngành chức năng đang khắc phục.
Cùng ngày, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Đà Nẵng Hồ Kỳ Minh chỉ đạo Sở Xây dựng chủ trì, khẩn trương dọn dẹp rác, khơi thông các miệng hố thu nước để đảm bảo thoát nước, phòng chống ngập lụt; kịp thời dọn dẹp, xử lý cây xanh bị ngã đổ để đảm bảo an toàn.
Sở TN&MT được giao chủ trì dọn dẹp vệ sinh môi trường, xử lý rác thải sau bão, lũ theo phương án, kế hoạch đã được duyệt.
Lãnh đạo huyện ở Quảng Ngãi nói gì về 2 lần chống sạt lở núi Van Cà Vãi? Núi Van Cà Vãi ở TT.Di Lăng (H.Sơn Hà, Quảng Ngãi) lại bị sạt lở, tiếp tục đe dọa nhà dân dưới chân núi. 2 lần khẩn cấp chống sạt lở núi Van Cà Vãi Vào năm 2021, núi Van Cà Vãi (thuộc tổ dân phố Làng Dầu, TT.Di Lăng, H.Sơn Hà, Quảng Ngãi) bị sạt lở, uy hiếp 5 nhà dân ở...