Quảng Ngãi: Lớp học hè miễn phí lại có “thưởng” thu hút học sinh
Những học sinh rủ thêm bạn tham gia lớp học hè, hoặc có thành tích tốt trong học tập sẽ được cộng điểm thi đua. Cuối tuần, học sinh có điểm thi đua cao nhất được tuyên dương, tặng một phần quà nhỏ.
Đây là cách làm hay của Đoàn xã Nghĩa Hà (TP. Quảng Ngãi) nhằm thu hút học sinh có hoàn cảnh khó khăn đến lớp học hè.
Nửa tháng qua, đều đặn 4 buổi mỗi tuần, những học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại xã Nghĩa Hà lại rủ nhau đến lớp học hè. Lớp do Đoàn xã Nghĩa Hà tổ chức nhằm củng cố kiến thức cho học sinh.
Anh Lê Công Hoàng – Phó Bí thư Đoàn xã Nghĩa Hà cho biết, lớp học do những đoàn viên có thành tích học tập tốt của xã phụ trách. Mỗi buổi có từ 5 – 7 đoàn viên trực tiếp kèm cặp cho các em ở các khối lớp.
“Xã Nghĩa Hà còn nhiều khó khăn, cha mẹ các em phần lớn đi làm ăn xa. Do đó, nhiều em chưa quan tâm đến việc học. Để vận động được các em đến lớp và duy trì sĩ số không hề đơn giản”, anh Hoàng chia sẻ.
Sau nửa tháng đi vào hoạt động, lớp học hè miễn phí tại xã Nghĩa Hà đã thu hút được 20 học sinh.
Dù lớp học chỉ mới có 20 học sinh nhưng đây là nỗ lực lớn của những “giáo viên” khoác áo Đoàn. Ngoài việc đến nhà động viên, Đoàn xã Nghĩa Hà còn có những cách làm hay để kéo các em đến lớp.
Theo anh Hoàng, quan trọng là phải tạo được hứng thú cho các em muốn đến lớp mỗi ngày. Đồng thời, phải làm sao để các em nỗ lực, thi đua học tập. Từ suy nghĩ đó, những bạn trẻ ở Đoàn xã đã nghĩ ra cách “thưởng” và “phạt” khá dễ thương.
Video đang HOT
Đối với những học sinh rủ thêm được bạn đi học, hoặc có thành tích tốt trong học tập sẽ được cộng điểm thi đua. Cuối tuần, Đoàn xã sẽ tổng kết, tuyên dương và khen thưởng cho học sinh có điểm thi đua cao. Phần quà cho các em là một hộp kẹo hoặc cuốn vở mới.
Có “thưởng” thì phải có “phạt”. Học sinh bỏ buổi học hoặc chưa cố gắng sẽ bị “phạt” theo kiểu đứng trước lớp hát 1 bài, hoặc được nhắc nhở cần cố gắng hơn trước lớp.
“Tìm mọi cách kéo các em đến lớp nhưng cũng phải rèn luyện để các em có nề nếp, cố gắng học tập. Điều đầu tiên là các em phải đi học đúng giờ, hoàn thành bài tập được giao. Vừa có “thưởng”, vừa có “phạt” như thế tạo hứng thú cho các em đến lớp và thi đua học tập”, anh Hoàng nhận định.
Để lớp học đạt hiệu quả cao nhất, cán bộ Đoàn xã cùng với Đoàn viên phụ trách lớp bàn bạc, đưa ra nội dung dạy phù hợp. Theo đó, mỗi buổi học sẽ có từ 5 – 7 Đoàn viên phụ trách lớp. Mỗi bạn sẽ kèm cho một nhóm học sinh ở từng khối lớp nhất định.
Các em được kèm cặp, chỉ bảo tận tình để nắm được những kiến thức căn bản trước khi bước vào năm học mới.
Đoàn viên Nguyễn Thị Bích Hằng cho biết, phần lớn các em có lực học còn yếu. Vì vậy, việc kèm theo nhóm giúp các em mau tiến bộ, nhanh nắm được kiến thức cơ bản. Qua một thời gian ngắn đã có nhiều em tiến bộ rõ rệt.
“Các em đi học đều và có nỗ lực học tập, điều này đã cho thấy hiệu quả của lớp học. Đây là cách làm hay của Đoàn xã nhằm giúp học sinh có hoàn cảnh khó khăn trong mỗi dịp hè. Cách làm này cần được nhân rộng trong thời gian tới”, Bích Hằng chia sẻ.
Theo Dân trí
Mùa thi của sự sẻ chia
Hình ảnh cán bộ, giảng viên các trường đại học làm nhiệm vụ thi THPT quốc gia 2019 tự nguyện đóng góp, tặng học bổng hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại địa phương; hay, những bữa cơm miễn phí dành cho thí sinh... đã tạo hình ảnh đẹp, gây hiệu ứng lan tỏa về một mùa thi sẻ chia trong cộng đồng.
Cán bộ coi thi Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM tặng học bổng và ghế đá cho Trường THPT Nguyễn Công Trứ (huyện Krông Pắc, Đắk Lắk)
Xung quanh vấn đề này, Báo GD&TĐ có cuộc trò chuyện với PGS.TS Huỳnh Văn Sơn - Phó Chủ tịch Hội Tâm lý học xã hội Việt Nam, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TPHCM.
- Thưa PGS.TS Huỳnh Văn Sơn, ông thấy thế nào về văn hóa, tâm lí xã hội người Việt được phản ánh qua các hoạt động chia sẻ, hỗ trợ trong mùa thi?
- Trước hết, xin cảm ơn tất cả những tấm lòng vàng, những đồng cảm và sẻ chia dù ít dù nhiều, trực tiếp hay gián tiếp dành cho mùa thi. Bởi các thầy cô giám thị, thí sinh, phụ huynh và cả Hội đồng thi đều nhận được sự quan tâm từ xã hội, cộng đồng cũng như nhiều hơn thế...
Thứ nữa, tôi cảm nhận rất rõ những gì diễn ra trong mùa thi ở từng vị trí khác nhau... Và cũng chính điều này phản ánh một diễn tiến tâm lý đầy trách nhiệm xã hội của người Việt Nam... Hình ảnh của các thầy cô lên đường làm nhiệm vụ với ba lô, mền chiếu thật sự đẹp... Đẹp bởi nó khác hình ảnh của thầy cô đạo mạo ở giảng đường... Hay những suất cơm miễn phí của nhà chùa, của nhà thờ và hội khuyến học hoặc của chị Hai đầu ngõ phát cho từng thí sinh, thêm một chút động viên "ráng ăn đi con" như chính người thân của mình làm tôi thật sự khó quên... Tâm lý của nhóm và cộng đồng đã vẽ nên những sự tương tác rất nhân văn.
PGS.TS Huỳnh Văn Sơn
- Cảm xúc của ông trước những câu chuyện đẹp, những hình ảnh sẻ chia trong mùa thi năm nay?
- Nhiều năm trước, là người hỗ trợ các thí sinh được đưa đón bởi các tình nguyện viên và những anh chị lái xe, tôi thấy đó là trách nhiệm xã hội và cũng là những rung động của mình. Nhớ như in những đĩa cơm, kế hoạch đưa đón các sĩ tử của một địa phương nọ được thực hiện cùng người thân làm tôi thấy vui thật sự. Tôi không thể quên những quả dưa đầy tình cảm của các thí sinh và phụ huynh mang đến tận nhà với sự quý mến rất con người... Năm nay, tôi thật ấn tượng với đội tình nguyện tiếp sức mùa thi, bởi các bạn đã là những "điểm chấm phá" thật khó quên...
Trời nắng gắt, áp lực thời gian, những thách thức từ các quy định là gánh nặng nhưng các bạn đã vượt qua tất cả... Cái nắm tay không muốn rời nhau mà tôi thấy được cứ đọng lại và nhảy múa trong tim tôi... Không chỉ là tài chính, không chỉ là thức ăn mà tất cả còn hơn thế. Chỉ có tình yêu thương và trách nhiệm mới có thể khiến một giáo viên hay một cô Ba, chú Bảy nấu ăn cho sĩ tử bằng cả tấm lòng... Và việc nhường ghế ăn sáng, đảo thứ tự chờ ăn sáng đều cho thấy mỗi người và nhiều người đều hết lòng cho một kỳ thi đầy nhân ái...
- Phải chăng, đây cũng là cơ hội để các đơn vị xuống địa phương thực hiện nhiệm vụ thi quốc gia, đồng thời là dịp thể hiện vấn đề giáo dục đạo đức, lối sống, truyền thống...?
- Tôi nghĩ, đó là lúc mỗi người sống thật hơn bao giờ hết... Và cũng là dịp người ta nhìn lại mình, nhớ về mình ngày xưa, hiểu hơn mình ngày hôm nay... Nhưng cũng là lúc nhiều người, đặc biệt là các giảng viên sẽ hiểu hơn về những học trò của mình, hiểu nhiều hơn nữa về trách nhiệm cần thực hiện khi ta có nhiều trọng trách...
Tôi cho rằng, đây là cơ hội mang tính cộng đồng rất lớn để chúng ta nhìn thấy diễn tiến xã hội cũng như tô thêm điểm nhấn về những biểu hiện của lối sống tử tế... Tôi nhận ra cuộc sống còn nhiều người đang và muốn sống tử tế. Tôi có niềm tin hơn về môi trường bởi nếu môi trường cho người ta tác động tốt, tích cực thì cơ hội để hoàn thiện bản thân nhiều hơn. Lẽ dĩ nhiên, tôi cũng đặt vấn đề ngược lại là chính bản thân chúng ta cần góp phần tạo nên môi trường tốt.
Những hình ảnh có thể phai nhưng từ góc độ con người, cộng đồng đã giúp cho nhiều học sinh hiểu hơn về tình yêu thương của cha mẹ, hiểu hơn về trách nhiệm xã hội của từng người và đó là cách để chúng ta nhận sự tương tác từ cuộc sống...
- Xin cám ơn PGS!
Công Chương (thực hiện)
Theo GDTĐ
Đoàn coi thi THPT Học viện Báo chí tặng quà học sinh có hoàn cảnh khó khăn Từ ngày 22/6 đến ngày 27/6, đoàn 29 cán bộ, giảng viên của Học viện Báo chí và Tuyên truyền do PGS.TS Bùi Thị Kim Hậu - Trưởng khoa Chủ nghĩa xã hội khoa học làm Trưởng đoàn nhận nhiệm vụ coi thi tại điểm thi trường THPT Sông Mã, huyện Sông Mã. Đoàn cán bộ, giảng viên Báo chí và Tuyên truyền...