Quảng Ngãi: Huyện miền núi thiếu cán bộ quản lý bậc Mầm non
Nhiều huyện miền núi của tỉnh Quảng Ngãi đang rơi vào tình cảnh thiếu cán bộ quản lý bậc học Mầm non. Trong đó, huyện miền núi Sơn Tây là địa phương gặp nhiều khó khăn nhất.
Huyện miền núi Sơn Tây (tỉnh Quảng Ngãi) có 10 trường Mầm non với nhu cầu cần 27 cán bộ quản lý. Thế nhưng các điểm trường này hiện đang thiếu cán bộ quản lý trầm trọng, có trường gần 6 năm qua vẫn chưa bổ nhiệm được Hiệu trưởng.
Huyện miền núi Sơn Tây thiếu trầm trọng nguồn cán bộ quản lý ở bậc học Mầm non
Theo ông Bùi Thế Giới – Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Sơn Tây, tình trạng thiếu cán bộ quản lý bậc Mầm non đã kéo dài nhiều năm qua. Hiện chỉ có duy nhất trường Mầm non Sơn Tân có 1 Hiệu trưởng và 1 Hiệu phó, những trường còn lại chỉ có 1 cán bộ quản lý.
“Bậc Mầm non hiện thiếu đến 16 cán bộ quản lý. Trong đó có 5 trường chưa bổ nhiệm được Hiệu trưởng, có trường khuyết chức danh này đã gần 6 năm. Tình trạng này ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của bậc Mầm non. Chỉ cần cán bộ quản lý đau ốm hoặc đi công tác xa là một số hoạt động của nhà trường bị gián đoạn”, ông Giới nói.
Video đang HOT
Thiếu cán bộ quản lý ảnh hưởng đến hoạt động chuyên môn của nhiều trường Mầm non
Theo ông Giới, đa số cán bộ đủ điều kiện quy hoạch vào vị trí quản lý bậc Mầm non là giáo viên từ đồng bằng lên miền núi giảng dạy. Từ năm 2018 trở về trước thì số giáo viên này được phép thuyên chuyển về đồng bằng khi đủ 3 năm công tác. Do đó, việc quy hoạch vị trí cán bộ quản lý cho bậc Mầm non của huyện Sơn Tây luôn gặp khó.
“Chúng tôi đang chủ động đào tạo nguồn giáo viên, đặc biệt là giáo viên người địa phương để bổ sung quy hoạch. Tuy nhiên, nếu giáo viên bậc Mầm non tiếp tục thuyên chuyển công tác thì sẽ rất khó bổ sung đủ cán bộ quản lý cho bậc học này trong thời gian ngắn”, ông Giới thông tin thêm.
Quốc Triều
Theo Dân trí
Quảng Ngãi: Thiếu giáo viên do cắt giảm hợp đồng lao động
Sau khi cắt giảm số hợp đồng lao động theo chủ trương chung, nhiều huyện miền núi của tỉnh Quảng Ngãi rơi vào tình trạng thiếu giáo viên đứng lớp. Đây là nỗi lo của ngành Giáo dục tỉnh này trong năm học mới 2018 - 2019.
Bắt đầu từ năm học 2018 - 2019, ngành Giáo dục các huyện, thành phố của tỉnh Quảng Ngãi không được ký hợp đồng lao động với giáo viên (GV) ngoài biên chế. Đây là chủ trương chung nên ngành Giáo dục phải thực hiện nghiêm túc. Điều này dẫn đến nhiều huyện miền núi xảy ra tình trạng thiếu GV đứng lớp khi số GV biên chế không đáp ứng đủ nhu cầu giảng dạy tại các điểm trường.
Ông Phạm Sơn - Trưởng Phòng GD-ĐT huyện Tây Trà cho biết: Năm học mới 2018 - 2019, huyện Tây Trà có khoảng 5.900 học sinh ở 3 cấp học.
Để đáp ứng yêu cầu giảng dạy, toàn ngành cần thêm 41 GV ngoài biên chế. Trong đó, bậc Mầm non cần 16 GV, Tiểu học 15 GV và Trung học cơ sở cần thêm 10 GV.
"Năm học trước chúng tôi phải ký hợp đồng với 167 GV mới đủ số GV đứng lớp ở tất cả các điểm trường. Riêng năm nay không được phép ký hợp đồng với GV nữa nên chúng tôi đang rất lo lắng vì không biết phải giải quyết tình trạng này như thế nào", ông Sơn cho biết.
Theo ông Sơn, khó khăn nhất hiện nay là tình trạng thiếu GV dạy môn tiếng Anh. Đây là môn mà GV cùng trường không thể dạy thay, trong khi mỗi điểm trường chỉ có 1 GV phụ trách giảng dạy từ 8 đến 9 lớp.
Sau khi cắt giảm hợp đồng lao động, nhiều huyện miền núi rơi vào tình cảnh thiếu giáo viên đứng lớp
Huyện miền núi Trà Bồng cũng đang "đau đầu" với nỗi lo thiếu GV. Theo thống kê, toàn huyện sẽ thiếu 47 GV đứng lớp nếu không được ký hợp đồng giảng dạy, trong đó có 8 GV tiếng Anh và 5 GV Tin học.
Theo ông Trần Minh Diệp - Trưởng Phòng GD-ĐT huyện Trà Bồng, nếu không được ký hợp đồng để bổ sung số GV còn thiếu thì phòng buộc phải giảm quy mô bán trú để đưa GV về các điểm trường còn thiếu.
"Làm vậy là đi ngược với chủ trương chung của ngành và sẽ kéo chất lượng giáo dục đi xuống. Tuy nhiên nếu không làm vậy, các điểm trường sẽ không có GV đứng lớp", ông Diệp nói.
Nhiều huyện miền núi đề nghị tỉnh cần có cơ chế ưu tiên hoặc tiếp tục thi tuyển để đáp ứng đủ số lượng giáo viên đứng lớp
Trước thực trạng thiếu GV khiến ngành Giáo dục rơi vào thế khó, UBND huyện Trà Bồng đã có văn bản kiến nghị cấp trên có cơ chế riêng đối với lĩnh vực này.
Ông Nguyễn Xuân Bắc - Chủ tịch UBND huyện Trà Bồng cho biết, hiện nhiều trường thiếu GV trầm trọng, nếu không được ký hợp đồng với GV đứng lớp thì nhiều điểm trường sẽ khó hoàn thành nhiệm vụ trong năm học sắp tới.
"Huyện Trà Bồng đã kiến nghị với UBND tỉnh cần có cơ chế ưu tiên cho ngành Giáo dục được ký hợp đồng với GV, hoặc luân chuyển GV từ địa phương khác đến, nếu không thì tiếp tục cho thi tuyển nhằm đáp ứng đủ số lượng GV đứng lớp", ông Bắc cho biết.
Quốc Triều
Theo Dân trí
TPHCM: Tuyển sinh đầu cấp không nhận học sinh trái tuyến, chưa đủ tuổi Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM vừa công bố kế hoạch huy động trẻ ra lớp và tuyển sinh các lớp đầu cấp trong năm học 2019- 2020. Học sinh tham dự kỳ thi khảo sát năng lực vào lớp 6 trường chuyên Trần Đại Nghĩa năm học 2018. Ảnh T.D Theo đó, đối với bậc mầm non, TPHCM huy động 100%...