Quảng Nam: Thầy giáo 24 năm “dệt” ước mơ cho học trò nghèo
24 năm gắn bó với bục giảng là gần ấy thời gian thầy Nguyễn Tấn Sinh, hiệu trưởng trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm (huyện Duy Xuyên, Quảng Nam) vừa dạy học, vừa ngược xuôi giúp đỡ học trò nghèo.
Kể về cuộc đời mình, thầy Sinh cho biết thầy xuất thân trong một gia đình lao động nghèo. Tuổi thơ của thầy là những ngày tháng vất vả, cơ cực, bữa no bữa đói. Nhưng cũng nhờ ân tình của những thầy cô giáo năm xưa, đã giúp cậu học trò nghèo cố gắng viết tiếp ước mơ con chữ, để rồi nuôi ước vọng trở thành giáo viên trả ơn đời.
Quảng Nam: Thầy giáo 24 năm “dệt” ước mơ cho học trò nghèo
(Dân trí) – 24 năm gắn bó với bục giảng là gần ấy thời gian thầy Nguyễn Tấn Sinh, hiệu trưởng trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm (huyện Duy Xuyên, Quảng Nam) vừa dạy học, vừa ngược xuôi giúp đỡ học trò nghèo.
Ngược xuôi vì học trò
Năm 1998, thầy Nguyễn Tấn Sinh ra trường và bắt đầu dạy học tại trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm (xã Duy Vinh, huyện Duy Xuyên). Thầy thấu hiểu và đồng cảm với nỗi khó khăn, vất vả của học trò nghèo khi đến trường đi học.
Thầy giáo Nguyễn Tấn Sinh, người thầy luôn tâm huyết với học sinh có hoàn cảnh khó khăn (Ảnh: Ngô Linh).
“Ngày ấy cuộc sống rất khó khăn, kiếm cái ăn đã khó nói gì đến cho con học chữ, nhất là những hộ gia đình nghèo. Tôi luôn trăn trở phải làm gì đó để giúp các em, tiếp thêm động lực cho học trò vượt lên số phận”, thầy Sinh chia sẻ.
Cơn lũ lịch sử ở miền Trung năm 1999, đất Duy Vinh chìm trong biển nước, lũ lụt cuốn trôi và làm hư hại nhiều tài sản của dân, quần áo, sách vở học trò cũng ướt nhẹp.
Lũ vừa rút, thầy Sinh lặn lội khắp nơi xin hỗ trợ sách vở, quần áo… tiếp sức cho học trò trở lại lớp học. Đó cũng là khởi đầu cho 24 năm tất tả ngược xuôi “dệt” ước mơ cho học sinh nghèo của thầy giáo Sinh.
Em Ánh Diệu – lớp 6/1, THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm bị bệnh hiểm nghèo, được thầy Sinh quan tâm giúp đỡ, kêu gọi nhiều nguồn kinh phí để em chữa bệnh, tiếp tục đến trường (Ảnh: Ngô Linh).
Ngoài tập trung công việc chuyên môn, thầy Sinh luôn quan tâm, tìm mọi cách giúp đỡ và tạo động lực để học sinh yên tâm đến trường, nhất là các em mồ côi, không nơi nương tựa hay người thân mắc bệnh hiểm nghèo, tai nạn… có nguy cơ bỏ học giữa chừng.
Để có kinh phí giúp học trò, thầy Sinh chủ động liên lạc vận động bạn bè, đồng nghiệp, những người con xa quê hương có điều kiện kinh tế khá giả, kết nối trên mạng xã hội…
Video đang HOT
Nhiều trường hợp được thầy Sinh kịp thời quan tâm, giúp đỡ đã giúp các em vững bước đến trường. Như trường hợp em Vũ Trần Hạo Khuyên có mẹ mắc bệnh ung thư, thầy Sinh đã nhiều lần kêu gọi trợ giúp, lập sổ tiết kiệm để em có thêm điều kiện để đi học…
Đối với những học trò xuất sắc giành giải cao trong các kỳ thi học sinh giỏi, bản thân thầy cũng kết nối với các nhà hảo tâm, cựu học sinh nhà trường trao tặng học bổng. Ngoài ra, vào những ngày mưa gió cách trở, thầy Sinh tổ chức nấu bữa cơm trưa cho các em ở lại trường để chiều tiếp tục lên lớp.
Thầy Sinh kêu gọi giúp đỡ học sinh khó khăn (Ảnh: NVCC).
“Dạy học không chỉ bằng trí tuệ mà phải bằng cả trái tim nhân hậu nên tôi gắn bó với công việc thiện nguyện để tạo nên một sợi dây kết nối tình thầy – trò. Từ đó, bản thân hiểu hơn tâm tư, tình cảm của các em học sinh để có thể đồng hành, sẻ chia, vun đắp trên hành trình trồng người”, thầy Sinh bộc bạch.
Lan tỏa công việc thiện nguyện đến mọi người
Theo lời thầy Nguyễn Tấn Sinh, sự tin tưởng, động viên của bạn bè, đồng nghiệp, người thân và các mạnh thường quân đã đồng hành cùng thầy trong suốt những năm qua là động lực lớn để thầy tiếp tục con đường của mình.
“Ngày xưa những học trò nghèo như tôi đã được thầy cô giúp đỡ, tạo điều kiện đến lớp, mới có chúng tôi ngày hôm nay. Nên tôi và bạn bè luôn tự nhủ phải cố gắng giúp sức xây dựng quê hương, tiếp sức cho các em có hoàn cảnh khó khăn được đến trường.
Ngoài ra thầy còn kết hợp với nhiều tổ chức, đoàn thể… giúp đỡ học sinh khó khăn (Ảnh: NVCC).
Những học sinh của tôi có nhiều em sau khi ra trường đã quay lại giúp đỡ quê nhà, chỉ cần thầy vận động, kêu gọi là các em luôn sẵn sàng đồng hành. Tôi vui vì mầm thiện nguyện đã lan tỏa tốt đẹp, sẽ càng rực sáng ngày sau”, thầy Sinh vui vẻ nói.
Tại trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, không chỉ riêng thầy Nguyễn Tấn Sinh mà còn nhiều thầy cô giáo của trường, phụ huynh học sinh cũng rất nhiệt tình đồng hành, hỗ trợ tiếp sức học sinh nghèo, khó khăn đến lớp. Công đoàn nhà trường, chi hội chữ thập đỏ của trường cũng đã tổ chức đỡ đầu cho nhiều em học sinh, tổ chức các chương trình kêu gọi hỗ trợ.
Năm học 2020-2021, thầy Sinh cùng giáo viên của trường đã vận động được 130 bộ đồng phục cho học sinh khó khăn.
Trong 24 năm qua, thầy Nguyễn Tấn Sinh nhận được nhiều bằng khen, giấy khen Lao động tiên tiến, Chiến sĩ thi đua cơ sở, Chiến thi đua cấp tỉnh, tập thể lao động tiên tiến, tập thể lao động xuất sắc xuất sắc…
Thầy Nguyễn Hữu Sáu – Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Duy Xuyên nhận xét: “Không chỉ là giáo viên có nghiệp vụ chuyên môn vững vàng, thầy Nguyễn Tấn Sinh cũng luôn giữ vai trò tiên phong, truyền cảm hứng cho mọi hoạt động, công tác thiện nguyện, nhất là giúp đỡ học trò nghèo”.
Thầy giáo ở Quảng Nam 21 lần hiến máu
Không chỉ 21 lần hiến máu cứu người, người thầy xứ Quảng còn là cầu nối giúp các bạn học sinh nghèo nhận được những món quà ý nghĩa.
Trong căn nhà nằm ở đường Hồ Xuân Hương, thị trấn Núi Thành (tỉnh Quảng Nam), thầy Võ Duy Lâm đang soạn bài giảng cho buổi dạy chiều.
Thầy cho biết: "Chuyên môn thì lúc nào cũng làm, nhưng việc hiến máu mình luôn cố gắng để giúp người, giúp đời. 21 lần cũng chỉ là việc nhỏ nhoi so với những người khác làm với công việc này".
Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất đầy nắng và gió xã Tam Giang (thị trấn Núi Thành), thầy Lâm (44 tuổi) học đại học chuyên ngành Hóa học.
Thầy Lâm với 21 lần hiến máu cứu người
Từng công tác ở nhiều đơn vị khác nhau, năm 2007, thầy Lâm chuyển về Trường THPT Núi Thành (huyện Núi Thành).
"Năm đó, trên địa bàn có CLB Ngân hàng máu sống, từ một buổi kêu gọi hiến máu tại trường, tôi hiểu cần làm gì nhằm giúp những người có hoàn cảnh khó khăn", thầy Lâm nhớ lại.
Thầy Lâm rất tích cực tham gia các phong trào của nhà trường
21 lần hiến máu, nhiều kỷ niệm được thầy nhắc lại trong buổi trò chuyện.
"Kỉ niệm gần đây mà tôi nhớ là vào ngày 11/11/2019, khi đang dạy ở trường, bệnh viện báo đồng nghiệp ở trường đang thiếu tiểu cầu vì sốt xuất huyết. Trường lúc đó cho phép tôi tạm dừng dạy, cấp tốc đến bệnh viện hỗ trợ đồng nghiệp. Bản thân mình hiến nhiều lần nhưng không nghĩ có ngày mình cho máu chính người mà hằng ngày gặp, làm việc như vậy".
Thầy Lâm nhận được bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam khi có nhiều thành tích về phong trào hiến máu trong năm 2021
Trong đợt dịch Covid-19 năm 2021, khi bệnh viện Đa khoa TW Quảng Nam báo có một ca cần gấp máu, thầy Lâm lập tức lên đường. Dù thời điểm đó sức khỏe không tốt lắm, nhưng khi nghe bệnh viện nói thiếu nhiều đơn vị máu, thầy Lâm đã hiến 350ml máu, thay vì 250 như mọi khi.
Gia đình là điểm tựa tinh thần của thầy Lâm
Thầy miễn phí chi phí học thêm 3 năm cho những học sinh có hoàn cảnh khó khăn trong và ngoài trường
"Tôi cảm thấy vui hơn khi phong trào hiến máu của ngôi trường tôi đang công tác ngày càng phát triển. Nhiều giáo viên hăng hái trong việc hiến máu cứu người, đặc biệt là những cô giáo vẫn đăng ký mỗi lần có dịp", thầy Lâm giãi bày.
"Gia tài" của thầy Lâm với những giấy chứng nhận hiến máu tình nguyện
Thầy Lâm vừa qua cũng nhận được bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam khi có nhiều thành tích về phong trào hiến máu trong năm 2021.
Thầy Nguyễn Tấn Triều, Hiệu trưởng Trường THPT Núi Thành cho biết, thầy Lâm là một trong những giáo viên có nhiều thành tích xuất sắc của nhà trường.
Thầy Lâm tại buổi trao bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam
"Thầy Lâm là giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh năm vừa rồi, cũng là tổ phó chuyên môn.
Thầy là một giáo viên gương mẫu khi có nhiều lần hiến máu cứu người, cùng với đó hỗ trợ cho học sinh về sách vở, tiền mặt. Nhà trường cũng rất tự hào khi tại đây có nhiều thầy cô tình nguyện hiến máu trong thời gian qua. Những năm gần đây trường luôn nhận được giấy khen, bằng khen của các cấp về phong trào này", thầy Triều nói.
Đến thăm lớp dạy đàn miễn phí của thầy giáo khiếm thị dịp 20/11 Suốt 3 năm nay, những âm thanh trầm bổng, giọng hát du dương phát ra từ một lớp dạy đàn miễn phí ở Đà Nẵng đã xóa tan sự mặc cảm, tự ti cho nhiều bạn nhỏ khuyết tật. Lớp học đặc biệt ấy nằm tại Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập Đà Nẵng, với cả thầy và trò...