Quảng Nam: Nhiều hợp tác xã “lột xác”, doanh thu hàng tỷ đồng/năm
Kinh tế hợp tác (KTHT) và hợp tác xã (HTX) được xem là “bà đỡ” của nông dân và trụ cột của các xã trong phát triển kinh tế – xã hội, cũng như thúc đẩy Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM), vì vậy trong những năm qua tỉnh Quảng Nam rất quan tâm hỗ trợ để các lĩnh vực kinh tế này phát triển nhằm góp phần chuyển dịch lao động và tăng thu nhập cho bà con nông dân ở khu vực nông thôn.
Nhiều điểm sáng
Ông Ngô Tấn – Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Quảng Nam cho biết, những năm qua, tại tỉnh Quảng Nam, hoạt động khu vực kinh tế tập thể (KTTT), HTX đã có những chuyển biến tích cực, số lượng HTX tăng lên, doanh thu và thu nhập của người lao động trong HTX được cải thiện, chất lượng thành viên HTX được nâng lên.
Đặc biệt, phát triển theo mô hình HTX kiểu mới, nhiều HTX ở Quảng Nam đã “lột xác” và “thay da đổi thịt” để vươn lên mạnh mẽ.
Theo số liệu báo cáo năm 2019 của Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM tỉnh Quảng Nam, tính đến 31/12/2019, trên địa bàn tỉnh Quảng Nam có 362 HTX đang hoạt động; trong đó có 288 HTX nông nghiệp.
Một trong những mô hình HTX hoạt động hiệu quả, tác động của HTX vào phát triển kinh tế – xã hội tại địa phương phải kể đến HTX nông nghiệp Ái Nghĩa, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam. Đây là một trong những đơn vị có nhiều giải pháp phát triển theo HTX kiểu mới hiệu quả nhất hiên nay tại tỉnh Quảng Nam.
Với nhiều hoạt động sản xuất, kinh doanh hiệu quả mà lợi nhuận của HTX nông nghiệp Ái Nghĩa tăng đều qua các năm.
Được thành lập tháng 9/1979, đã chuyển đổi hoạt động theo Luật HTX năm 2012, HTX nông nghiệp Ái Nghĩa ngày càng có chuyển biến rõ rệt, mở ra nhiều ngành nghề kinh doanh có hiệu quả (sản xuất lúa giống, giết mổ gia súc, làm bánh tráng, dịch vụ vật tư nông nghiệp…), đáp ứng nhu cầu của thành viên và giải quyết được nguồn lao động tại địa phương.
“HTX đã tổ chức được nhiều dịch vụ phục vụ cho thành viên và người dân trên địa bàn như giết mổ tập trung, sấy lúa, thủy lợi, sản xuất lúa giống F1, thu mua lúa gạo, sản xuất và cung ứng bánh tráng… Với hoạt động hiệu quả nên lợi nhuận sản xuất, kinh doanh của HTX nông nghiệp Ái Nghĩa tăng đều qua các năm. Nếu như năm 2014 đạt 211 triệu đồng, năm 2015 là 241 triệu đồng và năm 2018 là 280 triệu đồng và năm 2019 tăng lên 300 triệu đồng…”, ông Tấn chia sẻ.
HTX nông nghiệp Điện Ngọc I, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam kinh doanh đa ngành nghề nên đã trở thành một trong những đơn vị có nhiều giải pháp phát triển theo HTX kiểu mới hiệu quả tại tỉnh Quảng Nam.
Video đang HOT
Trong khi đó, HTX nông nghiệp Bình Đào (Thăng Bình, Quảng Nam) là đơn vị tiên phong trong tích tụ rộng đất, thành công bước đầu của HTX nông nghiệp Bình Đào là đã triển khai được mô hình tích tụ ruộng đất, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm là cơ sở tiền đề để phát triển sản xuất nâng cao thu nhập, ổn định đầu ra cho nông sản địa phương.
Tổng hợp từ báo cáo của các địa phương, đến nay toàn tỉnh Quảng Nam có 138 xã đạt tiêu chí tổ chức sản xuất, chiếm 67,65% (tăng 17 xã so với năm 2018).
Ông Võ Tấn Sanh – Giám đốc HTX nông nghiệp Bình Đào cho biết, ngoài việc là đơn vị chủ lực thực hiện xây dựng thành công Chương trình OCOP cho địa phương, HTX còn quản lý các khâu dịch vụ nước sạch, lúa giống, thủy lợi, xây dựng, liên kết sản xuất… để phục vụ cho sản xuất và đời sống dân sinh của nhân dân. Hoạt động của HTX có hiệu quả và đang mở rộng các ngành nghề dịch vụ khác.
“Hiện này, HTX có 18 thành viên tham gia sản xuất, năm 2019 doanh thu của HTX đạt hơn 4 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 165 triệu đồng, điều đáng mừng là lợi nhuận năm sau luôn cao hơn năm trước. Từ đầu năm đến nay, mặc dù ảnh hưởng của dịch Covid-19 nhưng nhờ HTX kinh doanh nhiều dịch vụ nên hoạt động HTX vẫn ổn định…”, ông Sanh cho hay.
Tăng cả số lượng và chất lượng
Theo số liệu báo cáo năm 2019 của Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM tỉnh Quảng Nam, tính đến 31/12/2019, trên địa bàn tỉnh Quảng Nam có 362 HTX đang hoạt động; trong đó có 288 HTX nông nghiệp, 16 HTX Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp, 14 HTX Giao thông vận tải, 3 Quỹ tín dụng nhân dân, 16 HTX Thương mại dịch vụ và 25 HTX thuộc các lĩnh vực khác.
Đến nay, toàn tỉnh có 138 xã đạt tiêu chí tổ chức sản xuất, chiếm 67,65% (tăng 17 xã so với năm 2018)…
Hiện nay, doanh thu bình quân của HTX tại Quảng Nam đạt khoảng 2.750 triệu đồng, lãi bình quân của HTX khoảng 98 triệu đồng.
Ông Ngô Tấn – Phó Giám đốc Sở NNPTNT, Chánh văn phòng Điều phối NTM tỉnh Quảng Nam cho biết, hiện nay, doanh thu bình quân của HTX khoảng 2.750 triệu đồng, lãi bình quân của HTX khoảng 98 triệu đồng. Tổng số thành viên của HTX là 112.962 người, tổng số lao động làm việc thường xuyên đồng thời là thành viên trong HTX là 3.800 người. Thu nhập trung bình của lao động làm việc thường xuyên trong HTX 35 triệu đồng/người/năm…
Nhiều HTX đã liên kết sản xuất lúa giống với các doanh nghiệp đã đem lại nguồn thu nhập lớn cho bà con nông dân.
Được biết, tại Quảng Nam, nhiều HTX hoạt động theo Luật HTX mới đã chủ động ổn định ngành nghề và mở rộng sản xuất, kinh doanh nên đem lại hiệu quả lớn. Tiêu biểu phải kể đến HTX nông nghiệp Điện Quang, HTX nông nghiệp Đại Hiệp, HTX nông nghiệp Điện Ngọc I…
Theo ông Tấn, HTX là “linh hồn” của các xã trong phát triển kinh tế – xã hội, cũng như thúc đẩy Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM), vì vậy trong những năm qua tỉnh Quảng Nam rất quan tâm hỗ trợ để các THT, HTX phát triển để góp phần chuyển dịch lao động và tăng thu nhập cho bà con nông dân.
Nơi heo hút, nông dân nuôi cả trăm con lợn, bán giá cao, lãi đậm
Giá heo hơi duy trì ở mức cao, thậm chí rất cao trong thời gian dài khiến nhiều hộ chăn nuôi lợn như ông Lò Văn Thịnh, bản Sao Và, xã Mường Khiêng, huyện Thuận Châu (tỉnh Sơn La) có thu nhập tốt, tỷ suất lợi nhuận cao.
Trong chuyến công tác đến với xã Mường Khiêng, phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN được lãnh đạo UBND xã giới thiệu về trang trại nuôi lợn của ông Lò Văn Thịnh ở bản Sao Và.
Qua giới thiệu được biết ông Thịnh là một trong những gương nông dân điển hình trong việc phát triển kinh tế hộ gia đình, tạo việc làm, nâng cao cho người dân địa phương, góp phần cùng cấp ủy, chính quyền xã thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
Đàn lợn được ông Thịnh chăm bẵm theo đúng kỹ thuật nên phát triển rất tốt.
Từ UBND xã Mường Khiêng di chuyển khoảng 2km trên con đường nhựa phẳng phiu, chúng tôi tìm đến trang trại nuôi lợn nái và lợn thịt thương phẩm của ông Thịnh. Ông Thịnh đang tất bật phun nước cho đàn lợn tắm
Chia sẻ với chúng tôi, ông Thịnh kể: "Sau khi học xong phổ thông, tôi theo học ngành Chăn nuôi thú y của Trường Trung cấp nông lâm Tây Bắc ở huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La (nay là Trường Cao đẳng nông lâm Sơn La).
Ông Thịnh cho biết: "Đối với lợn thương phẩm chỉ cần nuôi từ 3 - 4 tháng là xuất bán được ra thị trường".
Sau khi ra trường, ông Thịnh làm cán bộ kỹ thuật cho một doanh nghiệp nuôi bò nhốt chuồng trên địa bàn huyện. Sau vài năm làm cho doanh nghiệp, ông Thịnh nhận thấy đồng lương chỉ đủ nuôi sống bản thân chứ không thể làm giàu được.
Trở về nhà, ông Thịnh luôn khát khao làm giàu trên quê hương mình. Do vậy, với kiến thức đã được trang bị trên ghế nhà trường cộng với kinh nghiệm đã từng làm cán bộ kỹ thuật cho một doanh nghiệp chăn nuôi, ông Thịnh quyết tâm làm giàu từ trang trại nuôi lợn.
Theo ông Thịnh, khâu quan trọng nhất trong nuôi lợn là phải tiêm phòng đầy đủ để phòng, chống dịch bệnh cho đàn lợn.
Từ số vốn tiết kiệm của gia đình, ban đầu ông Thịnh mua 6 con lợn nái về nuôi. Nhờ được chăm sóc đúng kỹ thuật, qua nhiều năm, đàn lợn của ông Thịnh đã phát triển lên đến hàng trăm con. Khu chuồng trại nuôi lợn của ông Thịnh được chia thành 3 dãy chuồng. Mỗi dãy chia thành 5 ô, mỗi ô rộng 20m2. Dãy chuồng đầu tiên ông Thịnh nuôi lợn nái. Hai dãy kế tiếp nuôi lợn thương phẩm. Đàn lợn con nào con nấy đều to béo, khỏe mạnh.
Nhờ biết cách tận dụng tối đa nguồn thức ăn có sẵn ở địa phương đã góp phần giúp ông Thịnh giải quyết được bài toán chi phí.
Tiết lộ kỹ thuật nuôi lợn, ông Thịnh bảo: "Bên cạnh việc cung cấp thức ăn đầy đủ cho đàn lợn, cần chú ý đến công tác vệ sinh chuồng trại thường xuyên, tiêm vaccine phòng chống dịch bệnh theo định kỳ. Năm 2019, gia đình tôi xuất bán khoảng 10 tấn lợn hơi ra ngoài thị trường. Với giá bán 60.000 đồng/kg, cho doanh thu 600 triệu đồng. Sau khi trừ chi phí thuốc thang, nhân công, thức ăn, lãi trên 300 triệu đồng".
Chuồng trại nuôi lợn nhà ông Thịnh luôn luôn sạch sẽ, thoáng mát.
Để giảm chi phí, ông Thịnh tận dụng nguồn thức ăn sẵn có ở địa phương, như: Bột ngô, sắn, cây chuối, rau rừng... Cùng vói đó, gia đình ông Thịnh còn làm đậu phụ, vừa giúp tăng thêm thu nhập, vừa tận dụng nước đậu, bã đậu, váng đậu cung cấp thức ăn cho đàn lợn.
Không chỉ làm kinh tế giỏi, hiện nay, trang trại nuôi lợn của ông Thịnh còn tạo công ăn việc làm thường xuyên cho 2 lao động địa phương, với mức thu nhập 5 triệu đồng/người/tháng. Ngoài ra, ông Thịnh còn mở cửa hàng kinh doanh thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, hướng dẫn kỹ thuật, chia sẻ kinh nghiệm chăn nuôi cho người dân sở tại.
Trao đổi với phóng viên DANVIET.VN, ông Quàng Văn Hỏa - Phó Chủ tịch UBND xã Mường Khiêng, cho biết: "Trước đây, gia đình ông Thịnh có hoàn cảnh khá khó khăn. Nhưng bằng sự cần cù, chịu khó, từ nuôi lợn, gia đình ông Thịnh đã vươn lên thành hộ khá giả. Ông Thịnh là gương điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua sản xuất kinh doanh giỏi của xã. Qua đó, hộ gia đình ông Thịnh đã góp phần cùng cấp ủy, chính quyền xã tạo thêm việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân sở tại trong xây dựng nông thôn mới".
Tuệ Linh
Người dân chặn xe doanh nghiệp đòi chi trả tiền hỗ trợ bụi Sáng 23-4, nhiều người dân 2 thôn Phước Hậu - Phước Thuận (xã Hòa Nhơn, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng) đã tổ chức chặn xe của một doanh nghiệp đóng trên địa bàn, không cho phương tiện vào khu sản xuất và yêu cầu công ty này chi trả tiền hỗ trợ bụi hàng tháng. Theo đó, từ 8 giờ sáng cùng ngày,...