Quảng Nam: Kể chuyện sáng tạo giúp trẻ mầm non học tiếng Việt tốt hơn
Nhằm giúp trẻ em đồng bào dân tộc thiểu số học tiếng Việt tốt hơn, Quảng Nam thực hiện sáng kiến xây dựng môi trường học tập giàu ngôn ngữ thông hoạt động “kể chuyện sáng tạo”.
Trẻ học tập và vui chơi trong môi trường giàu ngôn ngữ, đa dạng tương tác
Đây là một can thiệp nhằm xóa bỏ rào cản có ảnh hưởng đến học tập của trẻ mầm non thuộc dự án BAMI do VVOB (Tổ chức phi chính phủ của Bỉ) thực hiện tại 3 tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi và KonTum từ năm 2017 đến nay.
Phát triển ngôn ngữ cho trẻ là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong chương trình giáo dục mầm non. Đặc biệt đối với các trẻ đồng bào dân tộc thiểu số, việc phát triển song ngữ cân bằng (giữa tiếng Việt và tiếng mẹ đẻ) là một trong những vấn đề cần được quan tâm trước tiên.
Trong quá trình này, giáo viên có vai trò mang tính quyết định: từ việc tạo ra môi trường học tập phù hợp cho đến việc thiết kế, sáng tạo các hoạt động bên trong lớp học cho trẻ. Thấu hiểu được vai trò đặc biệt này, dự án “Giảm thiểu rào cản đối với hoạt động học tập của trẻ mầm non tại các huyện khó khăn và có nhiều dân tộc thiểu số cùng sinh sống” (Dự án BAMI) trong nhiều năm qua đã thực hiện rất nhiều hoạt động tập huấn, đào tạo, trang bị kỹ năng cho giáo viên của 3 tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi và KonTum để giáo viên có thể triển khai nhiều ý tưởng và mô hình mới trong việc giúp trẻ học đồng bào học tiếng Việt tốt hơn.
Bắt đầu từ việc tạo môi trường học tập giàu ngôn ngữ
Cô Hạnh Thúy – hiệu trường trường mẫu giáo Cà Dy (huyện Nam Giang, Quảng Nam) chia sẻ: “Để trẻ phát triển ngôn ngữ tốt, trước tiên cần môi trường học tập phù hợp. Vì vậy, chúng tôi đã xây dựng môi trường học tập giàu ngôn ngữ đảm bảo 3 tiêu chí: một là, trẻ cảm thấy an toàn và thoải mái; hai là, có các hoạt động có ý nghĩa – thực tế và cuối cùng là trẻ được học thông qua các tương tác với người xung quanh. Được học tập trong môi trường giàu ngôn ngữ sẽ là nền tảng vững chắc giúp trẻ tiếp nhận kiến thức và học tập, khám phá mọi thứ xung quanh một cách tự tin hơn.”
Trên cơ sở đó, các giáo viên tại trường mẫu giáo Cà Dy cũng thực hiện đa dạng các đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu… tại các góc tương tác trong và ngoài lớp học. Xây dựng góc đọc hấp dẫn, cho phép trẻ đóng góp sách yêu thích của mình vào góc đọc. Ngoài ra, tăng cường sự xuất hiện của chữ viết trong không gian lớp học để trẻ làm quen với ngôn ngữ một cách thụ động trong quá trình trên lớp.
Và triển khai ý tưởng “kể chuyện sáng tạo”
Ý tưởng “kể chuyện sáng tạo” là sáng kiến được các giáo viên thực hiện tại trường mẫu giáo Cà Dy sau khi tham dự các chương trình tập huấn cũng như hướng dẫn của Sở Giáo dục đào tạo tỉnh Quảng Nam về “Phát triển ngôn ngữ” cho trẻ – thuộc khuôn khổ dự án BAMI.
Video đang HOT
Cô L. – người trực tiếp triển khai ý tưởng chia sẻ: “Việc sử dụng các tương tác giàu ngôn ngữ trong môi trường lớp học là rất hữu ích trong việc phát triển ngôn ngữ cho các em. Tôi và các đồng nghiệp đã tổ chức các hoạt động làm sách sáng tạo, lồng ghép các hoạt động khơi dậy trí tưởng tượng của trẻ thông qua các hoạt động ngoài trời, đặc biệt là cho trẻ được kể các câu chuyện theo hiểu biết và sự sáng tạo của các em mà không có sự áp đặt hay đánh giá. Trẻ học tiếng Việt và phát triển ngôn ngữ cân bằng hơn trước rất nhiều khi được học tập và vui chơi theo đúng 4 giai đoạn phát triển song ngữ.”
4 giai đoạn phát triển song ngữ của trẻ
Đối với trẻ mầm non mới đến trường và chưa sử dụng thành thạo tiếng Việt, các hoạt động “kể chuyện sáng tạo” trong lớp giúp trẻ học thêm được các từ mới, cải thiện khả năng diễn đạt bằng ngôn ngữ, biểu đạt bằng hành động. Cô Thu Hà. – giáo viên phụ trách lớp mẫu giáo lớn tại trường mầm non Cà Dy chia sẻ: “Tôi chia lớp ra thành từng nhóm nhỏ và mỗi nhóm được nhận một bức ảnh. Nhiệm vụ của các em là tự tưởng tượng và kể lại một câu chuyện dựa trên các chi tiết có trong ảnh. Tôi trực tiếp quan sát quá trình làm việc của trẻ và có sự hỗ trợ khi cần thiết, có thể là đặt thêm các câu hỏi hoặc gợi mở các ý chuyện cho trẻ. Các em cũng đặc biệt hứng thú với hoạt động kể chuyện tiếp nối. Khi tôi kể một câu chuyện bất kỳ và dừng lại giữa chừng, rồi yêu cầu trẻ tự sáng tạo kể phần tiếp theo thì ban đầu trẻ còn rụt rè, nhưng khi thực hành được vài lần, trẻ bắt đầu tự tin sáng tạo và thể hiện bản thân. Tôi xem đây là cơ hội để quan sát và hiểu hơn về trẻ, tiếp tục cải tiến các hoạt động giảng dạy trong tương lai.”
Trẻ tham gia các hoạt động kể chuyện theo tranh, kể chuyện nối tiếp trên lớp
Qua nhiều chia sẻ của cán bộ quản lý và giáo viên ở các điểm trường mầm non tại Quảng Nam, có thể thấy rằng hoạt động “kể chuyện sáng tạo” sau thời gian triển khai thực tế đã tạo ra nhiều thay đổi tích cực. Trẻ được nuôi dưỡng niềm yêu thích đối với ngôn ngữ, phát triển khả năng tư duy, tưởng tượng – sáng tạo, khả năng phán đoán và ghi nhớ. Các hoạt động kể chuyện sáng tạo được sử dụng cả tiếng Việt và tiếng mẹ đẻ do đó trẻ được nâng đỡ và mạnh dạn, tự tin thể hiện bản thân trước mọi người xung quanh. Sau khi kết thúc hoạt động kể chuyện, trẻ được tham gia vào các hoạt động vui chơi do giáo viên thiết kế liên quan đến nội dung của câu chuyện đó. Khi trẻ được tự do, thoái mái và hứng thú với hoạt động tại lớp, các giáo viên cũng sẽ dần kết nối sâu hơn với trẻ, góp phần cải thiện chất lượng giảng dạy.
Với những giá trị thiết thực và tích cực mà sáng kiến mang lại, hi vọng “kể chuyện sáng tạo” sẽ được nhân rộng hơn nữa tại nhiều trường mầm non trên cả nước, đặc biệt là tại các khu vực có đông đồng bào dân tộc thiểu số cùng sinh sống trong tương lai.
Xem thêm thông tin về dự án BAMI và các dự án khác của VVOB Việt Nam tại: https://vietnam.vvob.org/vi
Tên nhân vật và tên trường trong bài báo đã được thay đổi để đảm bảo tính bảo mật
Nỗ lực xóa rào cản học tập cho trẻ mầm non miền núi Quảng Nam
Dự án "Giảm thiểu rào cản đối với hoạt động học tập của trẻ mầm non tại các huyện khó khăn và có nhiều dân tộc thiểu số" (BAMI) triển khai tại Quảng Nam từ 2017 đến nay, đã đạt kết quả tích cực, với nhiều sáng kiến hiệu quả.
Giáo dục mầm non: Còn nhiều rào cản
Theo nhận định từ VVOB (Tổ chức phi chính phủ của Bỉ, đơn vị thực hiện dự án BAMI), mặc dù tỷ lệ trẻ mầm non được đến trường ở Việt Nam ở mức cao, nhưng giáo dục mầm non vẫn đang đối mặt với nhiều thách thức trong vấn đề đảm bảo chất lượng. Đặc biệt là việc thiếu sự thoải mái và tham gia của một số trẻ trong các hoạt động lớp học. Điều này sẽ hạn chế việc học tập và sự phát triển toàn diện của trẻ ở các lĩnh vực phát triển.
Từ khi bắt đầu triển khai đến nay, dự án BAMI đã đến với 82 trường mầm non trên địa bàn 9 huyện miền núi khó khăn, đa dân tộc của tỉnh Quảng Nam - vùng dự án được đánh giá là có nhiều những rào cản về mặt học tập đối với trẻ như: rào cản về giới, rào cản ngôn ngữ, rào cản môi trường, sự đa dạng văn hóa xã hội...
Đây là nguyên nhân chính tạo nên các hạn chế trong tiếp cận giáo dục của trẻ mầm non, thậm chí ngay trong các hoạt động giáo dục trên lớp, đặc biệt là ở các vùng sâu, vùng xa, miền núi có nhiều dân tộc thiểu số cùng sinh sống.
Đại diện Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Nam tham gia buổi hội thảo trực tuyến
Tại Hội thảo trực tuyến "Chia sẻ sáng kiến giảm thiểu các rào cản có ảnh hưởng đến việc học của trẻ mầm non tỉnh Quảng Nam" tháng 9/2021, Ông Hà Thanh Quốc - Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Nam - Trưởng ban Quản lý dự án BAMI nhận định, đây không phải là vấn đề của riêng Quảng Nam, mà là vấn đề chung của ngành giáo dục mầm non cả nước.
Vì vậy, việc nhìn nhận đúng và phá vỡ các rào cản trong giáo dục mầm non cần được triển khai rộng khắp và ngày càng đi vào chiều sâu trong tương lai, không chỉ ở riêng Quảng Nam mà còn các tỉnh bạn. Gỡ bỏ được các rào cản là góp phần vào việc nâng cao chất lượng giáo dục và "không để cho trẻ em nào bị bỏ lại phía sau".
Giáo viên là "hạt nhân" của sự thay đổi
Hướng tới xây dựng "ngôi trường hạnh phúc", các giáo viên mầm non được xác định là "hạt nhân" của mọi sự thay đổi. Những thay đổi này sẽ được lan tỏa và tác động trực tiếp tới trẻ, tới gia đình trẻ thông qua hoạt động giáo dục trên lớp và hoạt động tương tác ngoài lớp học. Các ghi nhận tại hội thảo cho thấy, đội ngũ giáo viên mầm non tại Quảng Nam là những người trực tiếp triển khai nhiều mô hình, ý tưởng hay và được đánh giá là có hiệu quả.
Đơn cử, Cô Trịnh Thị Anh - giáo viên Trường mẫu giáo Họa Mi, huyện Hiệp Đức đã chia sẻ về chuyên đề "Biện pháp nâng cao hiệu quả chuyên đề học thông qua chơi" với nhiều ý tưởng sáng tạo như: hoạt động tìm hiểu nhu cầu và khả năng của trẻ thông qua tương tác chất lượng, xây dựng các góc mở để trẻ khám phá và thể nghiệm, phát triển các kỹ năng quan sát, lắng nghe của giáo viên...
Theo cô Trịnh Thị Anh, đây là các giải pháp xóa bỏ rào cản "thiếu cảm giác thoải mái và sự tham gia của trẻ" trong các hoạt động học tập trên lớp. Việc triển khai các giải pháp này đã góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trẻ theo quan điểm "lấy trẻ làm trung tâm" và theo phương châm "trẻ chơi mà học, học bằng chơi".
Tìm hiểu nhu cầu, sở thích của trẻ qua xây dựng sơ đồ tư duy cùng trẻ
Một mô hình khác là "Xây dựng môi trường giàu ngôn ngữ thông qua việc tổ chức hoạt động kể chuyện sáng tạo cho trẻ" cũng được cô Nguyễn Thị Hiền - Phó Hiệu trưởng mẫu giáo Cà Di, huyện Nam Giang và các đồng nghiệp thực hiện từ năm 2017 đến nay.
Chia sẻ trong hội thảo, cô Hiền nói: "Đây là mô hình hướng đến việc xóa bỏ rào cản ngôn ngữ trong tiếp cận giáo dục của trẻ, đồng thời phát triển tính tư duy, óc tưởng tượng và đặc biệt là cải thiện và bồi đắp khả năng nói cho trẻ".
Một số hoạt động đã được triển khai trong mô hình có thể kể đến như: xây dựng góc chơi, góc đọc hấp dẫn; hoạt động trẻ tự làm sách, làm quen với văn học, trẻ tự sáng tác chuyện, kể chuyện sáng tạo; áp dụng phương pháp dạy trẻ phù hợp theo các giai đoạn phát triển ngôn ngữ...
Tạo môi trường giàu ngôn ngữ bằng cách khuyến khích trẻ sáng tạo câu chuyện bằng ngôn ngữ của mình
Còn tại trường Mẫu giáo Tiên Cảnh, huyện Tiên Phước, các giáo viên đã thực hiện sáng kiến "Giáo dục mầm non có đáp ứng giới" nhằm xóa bỏ rào cản giới trong tiếp cận giáo dục của trẻ.
Cô Trần Thị Tài - giáo viên trường mẫu giáo Tiên Cảnh chia sẻ: "Không chỉ tập trung vào trẻ, sáng kiến còn có sự tham gia của đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý và đặc biệt là cả cha mẹ học sinh. Theo đó, trường Mẫu giáo Tiên Cảnh đã thực hiện bồi dưỡng kiến thức, tập huấn cho đội ngũ giáo viên về dạy học có đáp ứng giới, tạo môi trường giáo dục có đáp ứng giới, truyền thông và vận động cha mẹ thực hiện nuôi dạy trẻ có đáp ứng giới...
Đồng hành cùng dự án từ những ngày đầu tiên, TS. Nguyễn Thị Mỹ Trinh - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Giáo dục Mầm non, Viện khoa học Giáo dục Việt Nam chỉ ra, kết quả nghiên cứu đo lường các chỉ số phát triển của trẻ trong giai đoạn 2018 - 2020 cho thấy Dự án BAMI có tác động tích cực đến sự phát triển chung của trẻ 5 tuổi, giảm thiểu rào cản về giới và rào cản đối với trẻ em dân tộc thiểu số trong tiếp cận giáo dục.
Bên cạnh đó, dự án còn có tác động đến nhiều yếu tố khác của trẻ như: nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm - kỹ năng xã hội, văn hóa - sự tham gia, khả năng tập trung... Đây là cơ sở vững chắc cho việc nhân rộng mô hình này trong tương lai.
15 địa phương lùi, thay đổi kế hoạch tựu trường Thanh Hóa, Quảng Nam vừa có thông báo thay đổi kế hoạch học tập do hai địa phương này vừa ghi nhận nhiều ca nhiễm Covid-19 mới. Sáng 31/8, Sở GD&ĐT Thanh Hóa vừa ban hành văn bản về việc điều chỉnh thời gian tựu trường, kế hoạch tổ chức lễ khai giảng và dạy học, năm học 2021-2022. Theo đó, trẻ mầm...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Grand Pioneers tiên phong mở lối 'Hành trình di sản' trên vịnh Bái Tử Long
Du lịch
15:31:43 31/03/2025
Chạy trốn cảnh sát, rapper Mỹ gặp chấn thương đến mất mạng
Sao âu mỹ
15:24:37 31/03/2025
Bộ mặt thật của Triệu Lệ Dĩnh: Giở thủ đoạn chèn ép bạn diễn, dung túng cho fan làm loạn?
Hậu trường phim
15:18:18 31/03/2025
Hoà Minzy ứng xử 10 điểm khi sản phẩm Bắc Bling đạt 100 triệu view bị chê "nhảm nhí hổ lốn"
Sao việt
15:15:28 31/03/2025
Xe khách lật trên đèo Khánh Lê, 6 người bị thương
Tin nổi bật
15:11:37 31/03/2025
Thái Lan: Sơ tán hàng loạt vì nhiều tòa nhà ở Bangkok rung lắc, xuất hiện vết nứt
Thế giới
15:09:31 31/03/2025
Xuyên đêm mật phục, bắt quả tang 'điểm nóng' khai thác cát lậu
Pháp luật
15:07:02 31/03/2025
Viral video Chu Thanh Huyền mệt mỏi ngồi cạnh Quang Hải bên bàn nhậu sau loạt drama, sự thật là gì?
Netizen
15:01:11 31/03/2025
Yêu cầu chuyển nhượng của Bruno Fernandes khi Real Madrid hỏi mua với giá 90 triệu bảng
Sao thể thao
14:59:34 31/03/2025
Cha tôi, người ở lại - Tập 19: An bối rối trong khoảnh khắc Nguyên trở về
Phim việt
14:48:37 31/03/2025