Quảng Nam chưa chốt ngày khai giảng năm học mới
Giám đốc Sở GD&ĐT Quảng Nam cho biết thời gian tựu trường của học sinh tùy thuộc tình hình thực tế và diễn biến dịch Covid-19.
Ngày 15/8, UBND tỉnh Quảng Nam ban hành kế hoạch năm học 2020-2021 của giáo dục mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên.
Theo đó, ngày 1/9 học sinh toàn tỉnh sẽ tựu trường, ngày 5/9 khai giảng năm học mới.
Với cấp mầm non, tiểu học, THCS và THPT có ít nhất 35 tuần thực học (học kỳ I có ít nhất 18 tuần, học kỳ II ít nhất 17 tuần). Đối với giáo dục thường xuyên (thực hiện chương trình THCS và THPT) có ít nhất 32 tuần thực học (mỗi học kỳ ít nhất 16 tuần).
Học sinh tại Quảng Nam sẽ bắt đầu năm học mới theo tình hình thực tế. Ảnh minh họa: Thanh Đức.
Học kỳ I bắt đầu từ ngày 5/9 đến 16/1/2021 (18 tuần thực học, thời gian còn lại dành cho các hoạt động khác). Học kỳ II từ ngày 18/1/2021 đến 25/5/2021 (17 tuần thực học, thời gian còn lại dành cho nghỉ lễ, tết và các hoạt động khác).
Video đang HOT
Lễ bế giảng năm học cấp mầm non, phổ thông từ ngày 25/5 đến 29/5/2021; giáo dục thường xuyên từ ngày 17/5/2021 đến 22/5/2021. Các trường xét công nhận hoàn thành chương trình tiểu học và xét công nhận tốt nghiệp THCS trước ngày 25/5/2021.
Thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT chuyên và trường Phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh vào tháng 6/2021. Các trường hoàn thành công tác tuyển sinh vào các lớp đầu cấp năm học 2021-2022 trước ngày 10/7/2021.
UBND tỉnh giao Giám đốc Sở GD&ĐT có trách nhiệm tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh quyết định thời gian nghỉ học và thời gian kéo dài năm học trong trường hợp đặc biệt.
Giám đốc Sở GD&ĐT được quyết định cho học sinh nghỉ học trong trường hợp thời tiết khắc nghiệt, thiên tai gây trở ngại giao thông, đi lại. Lịch học bù, thời gian nghỉ hè của giáo viên được bố trí phù hợp, đúng quy định Nhà nước.
Trao đổi với Zing, ông Hà Thanh Quốc, Giám đốc Sở GD&ĐT Quảng Nam, cho biết việc ban hành kế hoạch năm học mới để chuẩn bị cho học sinh đến trường tùy thuộc tình hình thực tế diễn biến dịch Covid-19.
“Trong cuộc họp sáng 15/8, UBND tỉnh thông tin việc cho học sinh quay trở lại trường cần theo dõi tình hình dịch bệnh. Nếu kiểm soát được thì cho học sinh sẽ đi học theo kế hoạch đã đề ra. Nếu dịch bệnh còn phức tạp, sở GD&ĐT sẽ có ý kiến để UBND tỉnh xem xét”, ông Quốc nói.
Tại Quảng Nam còn 9.000 thí sinh thi tốt nghiệp THPT đợt 2. Sở GD&ĐT Quảng Nam và Đà Nẵng sẽ bàn bạc để lên phương án thi.
Làm ngã tư đèn đỏ, đèn xanh trong sân trường để học sinh học luật giao thông
Một mô hình giao thông với đầy đủ đường sá, đèn tín hiệu, biển báo như ở phố thị được gói gọn trong khuôn viên Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học Trà Tập (huyện Nam Trà My, Quảng Nam).
Đèn tín hiệu, biển báo như ở phố thị để học sinh học luật giao thông - Ảnh: LÊ TRUNG
Học sinh miền núi người Ca Dong được hướng dẫn luật giao thông đường bộ, lái xe trò chơi điện thỏa thích trong sân. Ý tưởng này được thầy Lê Huy Phương - hiệu trưởng nhà trường - ấp ủ. Điều thú vị là mô hình này được xây dựng mà không tốn ngân sách. Tất cả do thầy hiệu trưởng lên mạng Facebook kêu gọi nhà hảo tâm hỗ trợ.
Thầy Phương chia sẻ những năm gần đây mặc dù hạ tầng giao thông vùng cao này được đầu tư xây dựng đến từng thôn bản, song nhận thức về luật giao thông đường bộ của học sinh, người dân vẫn còn hạn chế vì học sinh của trường miền núi đều là người dân tộc Ca Dong, khó tiếp cận với tình hình giao thông ở khu vực phố thị. "Vì vậy nhà trường đưa ra ý tưởng xây dựng một mô hình giao thông thực tế đặt trong sân trường để nâng cao hiểu biết cho học sinh" - thầy Phương kể.
Nhà trường mua 10 chiếc xe điện trò chơi để học trò thực hành chạy trên phố - Ảnh: LÊ TRUNG
Sau một thời gian ấp ủ, đầu năm 2020 với số tiền 50 triệu đồng từ nguồn xã hội hóa, lại tận dụng thời gian học sinh nghỉ học do dịch COVID-19, trường bắt tay vào thực hiện mô hình này. Nhà trường thuê thợ xây dựng mô hình này, bao gồm hệ thống biển báo, đèn tín hiệu giao thông, đường một chiều, vòng xuyến, dải phân cách, vỉa hè. Trong hệ thống này còn trồng thêm cây xanh, rau nên rất xanh, sạch, đẹp.
Ngã tư đèn đỏ trong sân trường - Ảnh: LÊ TRUNG
Sau nhiều tháng thi công, đến tháng 4-2020 một mô hình giao thông giống như ở phố thị được gói gọn trong sân trường đã hoàn thành. Sau khi có mô hình, nhà trường thường xuyên tổ chức cho học sinh tìm hiểu thực tế luật giao thông đường bộ, an toàn giao thông cho các em mỗi tuần một tiết.
Với mô hình giao thông này, các thầy cô hướng dẫn học sinh đi lại đúng làn đường và theo tín hiệu đèn. "Muốn giảm tai nạn giao thông thì phải giáo dục các em ngay từ khi còn nhỏ. Thông qua mô hình này sẽ giúp các em nắm vững hơn pháp luật về giao thông" - thầy Phương nói.
Sân trường được chia làn đường để học sinh làm quen văn hóa giao thông - Ảnh: LÊ TRUNG
Thầy Phương kể, mới đây thầy cũng đã lặn lội xuống phố để đặt mua 10 chiếc xe điện trò chơi gồm xe máy, ôtô điện và xe đạp (gần 18 triệu đồng) để học sinh lái xe trong mô hình giao thông, vừa trải nghiệm thực tế vừa vui chơi. "Được hướng dẫn luật giao thông, lái xe trò chơi nên chúng em thích thú lắm" - em Hồ Tuấn Vũ, học sinh lớp 4/3, nói.
Cô giáo Nguyễn Thị Thảo cho biết mô hình giao thông làm sinh động thêm sân trường, giúp học sinh dễ dàng nắm bắt thực tế luật giao thông thay vì những lý thuyết suông trong sách báo nên các em rất thích, háo hức chờ đợi mỗi khi đến tiết dạy giao thông. "Tất cả đều là tâm huyết của thầy Phương đối với học sinh nhà trường" - cô Thảo tâm sự.
Xây mô hình trên sân trường để giáo dục giao thông và biển đảo cho học sinh Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học Trà Tập (Quảng Nam) đã xây dựng mô hình luật Giao thông Đường bộ và sa bàn biển đảo Việt Nam ngay trên sân trường để giáo dục cho học sinh. Xây dựng mô hình giao thông trên sân trường Thầy giáo Lê Huy Phương - Hiệu trưởng Trường Phổ thông Dân tộc Bán...