Quảng Nam: Cả làng dùng tàu ra biển chỉ bắt một loài cá đem phơi khô bán ra nước ngoài
Không đâu như làng biển Tam Giang (huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam), toàn xã có 48 phương tiện khai thác xa bờ thì có đến 45 chiếc khai thác mực khơi.
Mực xà khô mặn mòi mùi vị biển khơi là sản phẩm hàng hóa xuất khẩu đặc trưng, nhiều năm qua đã mang về những đồng tiền tươi cho ngư dân.
Vậy mà mở đầu câu chuyện, lão ngư Nguyễn Văn Thịnh (thôn Đông Xuân, xã Tam Giang, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam) lại chê sản phẩm mực khơi.
Ngư dân câu mực khơi Tam Giang (huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam) chuẩn bị cho chuyến biển mới.
Ông nói, mực xà dậy mùi quá, mấy bạn biển vào bờ thường kêu bốc mấy con về ăn nhưng ông lắc đầu. “Mặn lắm! Có khi phơi trên tàu gặp sương muối thì nặng mùi, mình ăn không nổi đâu. Công nhận bên Tàu họ chế biến giỏi thiệt. Mực của mình qua họ chế biến rồi đóng gói trắng tinh, thơm phức” – ông Thịnh chia sẻ.
Lão ngư Nguyễn Văn Thịnh là một trong những người chuyên nghề mực khơi đầu tiên ở Tam Giang. Ông nhớ lại, làng nghề mực khơi ở địa phương bắt đầu hình thành từ năm 1991 với khoảng mươi phương tiện.
Dấu mốc ấy được nhớ đến bởi sản phẩm mực xà bắt đầu được tiêu thụ mạnh, nhiều tư thương gom hàng xuất khẩu với số lượng lớn. Giá mực khô lúc đó khoảng 50 nghìn đồng/kg, được xem là đột biến, thôi thúc nhiều ngư dân chuyển hẳn sang khai thác mực.
Ông Thịnh đóng tàu mới cũng vào thời điểm ấy, đến năm 2011 (thời điểm ông nghỉ biển, giao tàu lại cho con trai), ông thay tổng cộng 3 chiếc tàu, với công suất ngày càng lớn hơn để bám biển dài ngày.
Video đang HOT
Ông Hồ Văn Cũng (thôn Đông An, xã Tam Giang) cũng là người trong cuộc từ ngày làng mực xà Tam Giang hình thành.
“Cách đây mấy mươi năm ngư dân Tam Giang khai thác rất nhiều nghề, nhưng chủ yếu là lưới chuồn khơi. Ban đêm khi bủa lưới xong, rảnh rỗi anh em thường bỏ thúng xuống vịn mực cho vui. Mực xà lúc đó rất nhiều, răm trên mặt nước như cơm sôi nhưng câu nhiều không biết làm chi, phơi trên ghe thì không có chỗ, làm chi có đá cây mà ướp, giá lại rẻ. Đến năm 1991, nhiều tư thương họ đến hỏi mua mực xà nên bà con mới dần thay nghề lưới chuồn, chuyển hẳn sang câu mực” – lão ngư Hồ Văn Cũng kể lại.
Sản phẩm mực khơi được tiểu thương thu mua xuất khẩu. Ảnh: H.QUANG
Gợi lại chuyện nghề biển từ khi làng mực xà Tam Giang hình thành, hai lão ngư Nguyễn Văn Thịnh và Hồ Văn Cũng sôi nổi hẳn lên, bởi có thể cuộc mưu sinh từ sóng gió trước đây đã in hằn nỗi khổ nhọc.
Bám nghề ở ngư trường khơi nhưng phương tiện lúc ấy lại quá thô sơ, nên con người càng lẻ loi trước biển cả. Ông Thịnh kể về chiếc thúng con của mình cùng cây đuốc bằng dầu lửa hắt hiu, phập phù với vẻ thấm thía mối hiểm nguy giữa biển khơi của một đời ngư phủ.
Ông nói chiếc tàu lúc ấy chạy máy cũ hiệu Yanmar 2t của Nhật Bản (25CV), nhỏ như chiếc lá nhưng phải vượt sóng mấy ngày mới đến ngư trường.
Bây giờ nhiều ngư dân ở đây đã sắm tàu to, công suất máy hàng nghìn CV với nhiều thiết bị hiện đại. “Anh em tụi tôi giờ làm nghề bờ rồi, mừng cho con cháu có hướng làm ăn bài bản bằng nghề câu mực xà” – ông Thịnh tâm sự.
Nghề câu mực khơi ở Tam Giang lâu nay được nhiều người biết đến bởi đây là làng nghề đặc trưng, sản phẩm mực khô được xuất khẩu chủ yếu sang Trung Quốc. Giá mực xà phơi khô dù dao động theo thị trường nhưng trung bình khoảng 150 nghìn đồng/kg, đã tạo nguồn thu nhập đáng kể để người dân gắn bó với biển.
Ông Phạm Văn Châu – Chủ tịch UBND xã Tam Giang (huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam) cho biết, năm 2021, sản lượng mực khơi khai thác được khoảng 12.000 tấn, trung bình mỗi lao động thu nhập khoảng 100 triệu đồng.
Ông Châu nói: “Dù ảnh hưởng dịch bệnh nhưng năm nay giá mực khô vẫn giữ ổn định. Sản phẩm mực xà phơi khô của địa phương đã có thị trường từ lâu rồi. Dù cực nhọc nhưng hàng nghìn ngư dân làm nghề câu mực có mức thu nhập khá, đó là lời giải hiệu quả cho bài toán kinh tế ở địa phương…”.
Một tín hiệu vui là sản phẩm mực xà ở Tam Giang giờ đây đã được một doanh nghiệp chế biến tại chỗ. Dù chỉ là bước đầu nhưng có thể kỳ vọng sản phẩm mực xà có được thị trường đa dạng hơn, với giá trị cao hơn…
Vụ hỗ trợ thiệt hại bão 2.000 đồng: Có gì đó rất... "hành chính", phản cảm
Bí thư Huyện ủy Phú Ninh, Quảng Nam yêu cầu kiểm điểm từ huyện đến xã; cán bộ phải đến nhà xin lỗi người dân về việc chi trả 2.000 đồng hỗ trợ thiệt hại mưa bão.
Ngày 28/11, trao đổi với các phóng viên về việc UBND xã Tam Vinh chi trả 2.000 đồng tiền hỗ trợ bão năm 2020, ông Vũ Văn Thẩm - Bí thư Huyện ủy Phú Ninh cho hay, vài ngày qua ông đã nghe hết và nắm rõ vụ việc này.
Bí thư Huyện ủy Phú Ninh chỉ đạo kiểm điểm việc chi hỗ trợ bão chỉ 2.000 đồng nhưng phải phát giấy mời và bắt dân chờ cả buổi.
"Trước hết, lãnh đạo huyện thấy việc đó là sai, không thỏa đáng. Thống kê như vậy là nghiêm túc, có trách nhiệm là tốt. Nhưng khi thống kê xong mà xử lý áp giá hỗ trợ quá máy móc, không biết xử lý với người dân, để vụ việc trở nên phản cảm", ông Vũ Văn Thẩm nói.
Bí thư Huyện ủy Phú Ninh yêu cầu kiểm điểm trách nhiệm; không đổ lỗi cho cơ sở nhưng huyện phải xuống định hình, hướng dẫn cho cán bộ cấp xã. "Huyện đưa 2.000 đồng thì cán bộ xã chi 2.000 đồng thôi", Bí thư Huyện ủy Phú Ninh giãi bày.
Ông Thẩm cũng cho hay, sắp tới Huyện ủy sẽ chỉ đạo kiểm điểm, rút kinh nghiệm sâu sắc, từ nay trở đi xem đây là một bài học dựa vào dân.
Lãnh đạo Huyện ủy Phú Ninh cũng khẳng định, trong buổi giao ban sáng nay (29/11), ông sẽ yêu cầu kiểm điểm, rút kinh nghiệm; sai chỗ nào, sai như thế nào để làm rõ, lần sau lấy việc này làm bài học để tất cả những việc sau phải làm cho chặt chẽ.
Về việc người dân chờ cả buổi để nhận hỗ trợ chỉ 2.000 đồng, ông Vũ Văn Thẩm cho rằng vụ việc này rất phản cảm và thiếu thực tiễn, có cái gì đó rất... "hành chính".
Ông Thẩm chia sẻ, việc này không có gì sai về bản chất, thống kê thiệt hại bão là đúng. Chỉ có việc làm tắc trách, phản cảm là chỉ có 2.000 đồng mà phát giấy mời dân đi nhận rồi chờ cả buổi là không được.
"Cán bộ xã nên dồn hết những trường hợp nhận hỗ trợ chỉ 2.000 đồng rồi báo cáo lại. Nếu đưa xuống dưới thôn, xã chừng đó tiền cũng không ai nhận đâu. Đây là việc không lớn nhưng gây ảnh hưởng rất xấu, phải kiểm điểm rút kinh nghiệm từ nay trở đi mọi việc phải thận trọng và phải sát dân hơn", Bí thư Huyện ủy Phú Ninh nói.
Như Dân trí đã đưa tin, ngày 25/11, UBND xã Tam Vinh, huyện Phú Ninh, Quảng Nam phát giấy mời bà Nguyễn Thị K.T. lên trụ sở thôn cách gần 2 km để nhận hỗ trợ tiền thiệt hại bão năm 2020 với số tiền chỉ 2.000 đồng.
14h ngày 25/11, bà Nguyễn Thị K.T. lên trụ sở thôn để nhận tiền hỗ trợ; tuy nhiên lúc này có rất đông người dân nên bà phải chờ. Đến 17h cùng ngày, do bà có công việc phải đi nên có nhờ hàng xóm nhận giúp.
Đến khoảng 18h cùng ngày, người hàng xóm nhận tiền và ghé ngang cổng kêu bà Nguyễn Thị K.T. ra lấy tiền. Khi nhận tiền, bà Nguyễn Thị K.T. rất bất ngờ chỉ với 2.000 đồng. Vụ việc sau đó được bà chụp lại và đưa lên mạng xã hội khiến cộng đồng mạng xôn xao.
Công trình nước sạch xây xong để... "ngắm", dân vẫn phải dùng nước ô nhiễm Gần 5 năm qua, người dân xã Quế Mỹ, huyện Quế Sơn, Quảng Nam bức xúc công trình nước sạch xây dựng hơn 5 tỷ đồng rồi bỏ hoang. Trong khi đó, hàng ngày người dân phải sử dụng nguồn nước bị nhiễm bẩn. Công trình xây xong cho người dân trồng hoa, chất rơm khô Theo tìm hiểu của phóng viên, công...