Quảng Bình: Không có chỗ ở bán trú, học sinh bỏ học hàng loạt
Thiếu chổ ở bán trú, gần 50 học sinh ở các xã vùng biên giới thuộc huyện Minh Hóa (Quảng Bình) trúng tuyển vào Trường THCS và THPT Hóa Tiến đã phải bỏ học vì quãng đường từ nhà đến trường quá xa.
“Không có chỗ ở nên phải bỏ học thôi”
Đầu năm học 2012 – 2013, có gần 50 học sinh (HS) ở các xã biên giới thuộc huyện Minh Hóa (Quảng Bình) thi vào Trường Dân tộc nội trú tỉnh Quảng Bình nhưng không đậu. Các em tiếp tục nộp hồ sơ và trúng tuyển vào Trường THCS và THPT Hóa Tiến (Minh Hóa). Tuy nhiên, đến ngày khai giảng năm học mới, có 47 em rút hồ sơ không nhập học vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, điều kiện đi lại xa xôi và trường lại không có nhà bán trú.
Gặp chúng tôi, em Hồ Thị Cam buồn bã tâm sự: “Em thích đi học lắm, nhưng vì điều kiện gia đình quá khó khăn, không có tiền thuê ở trọ nên phải bỏ học thôi”. Em Cam vừa dứt lời thì một HS khác tên là Hồ Xay nhanh nhảu: “Không được đi học, ở nhà không biết làm chi nên buồn lắm các chú ơi! Không biết đến khi mô thì Trường THCS và THPT Hóa Tiến có nhà bán trú để bọn em được trở lại trường đây?”.
Trường THCS và THPT Hóa Tiến – nơi có gần 50 học sinh trúng tuyển nhưng đã bỏ học vì không có chỗ ở bán trú.
Ông Hồ Bình (một phụ huynh ở xã Trọng Hóa) than phiền: “Miềng (mình) cũng muốn cho con nó đi học lắm cán bộ ơi! Phải học để mong sao sớm thoát nghèo. Nghĩ mà thương chúng nó lắm, nhưng vì quãng đường từ nhà đến trường xa quá. Đã thế, nhà lại không có phương tiện cho con đi học, và ở trường thì không có chỗ trọ bán trú nên đành phải cho con nó nghỉ học thôi. Tui cứ luôn động viên cháu nó cố gắng đợi sang năm hy vọng thi đậu vào Trường Dân tộc nội trú tỉnh rồi đi học tiếp vậy”.
Không chỉ riêng ông Hồ Bình mà đó là tâm trạng chung của nhiều phụ huynh khác ở xã Dân Hóa và Trọng Hóa.
Video đang HOT
Điều đáng nói, trong số 47 em rút hồ sơ tại Trường THCS và THPT Hóa Tiến có đến 42 em là người Khùa và Sách thuộc các xã vùng biên Dân Hóa và Trọng Hóa. Các em đều là con nhà có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nhưng lại khao khát được học cái chữ Bác Hồ để mong sao sớm thoát khỏi cái đói, cái nghèo.
“Dài cổ” chờ nhà bán trú
Trước tình trạng HS rút đơn, bỏ học hàng loạt, Ban giám hiệu Trường THCS và THPT Hóa Tiến đã gửi báo cáo lên Sở GD-ĐT. Ngay sau đó, Sở GD-ĐT đã có Công văn gửi UBND huyện Minh Hóa, Phòng GD-ĐT Minh Hóa và các trường có liên quan yêu cầu địa phương phối hợp cùng nhà trường đến từng gia đình vận động HS trở lại trường.
Số lượng học sinh ở Trường THCS và THPT Hóa Tiến đang giảm dần vì học sinh bỏ học ngày càng tăng.
Trao đổi với PV Dân trí, thầy Hoàng Văn Hải – hiệu trưởng Trường THCS và THPT Hóa Tiến cho hay: “Nhà trường cũng tạo điều kiện hết sức cho các em học sinh ở các xã biên giới như hỗ trợ sách vở, dụng cụ học tập, miễn giảm nhiều khoản tiền… Ngoài ra, chúng tôi cũng đã thành lập đoàn và phối hợp với chính quyền địa phương lên đến từng gia đình để vận động học sinh trở lại trường nhưng do điều kiện khó khăn nên các em vẫn không thể quay lại trường tiếp tục theo học”.
Thầy Hải còn cho biết thêm, sắp tới Trường THCS và THPT Hóa Tiến sẽ có nhà bán trú để phục vụ nhu cầu trọ học cho những HS ở xa. Theo thiết kế, nhà bán trú có 20 phòng với khoảng 100 chổ ở. Công trình được đầu tư xây dựng từ nguồn vốn của tỉnh.
Công trình nhà bán trú ở trường TH&THCS Dân Hóa sau nhiều năm khởi công xây dựng nhưng đến nay vẫn nằm “đắp chiếu”.
Đã có nhiều dự án nhà bán trú và trường học, nhưng để đi vào triển khai và sử dụng có hiệu quả thì vẫn đang là một bài toán nan giải, bởi trên địa bàn huyện Minh Hóa hiện cũng đang có 2 công trình nhà bán trú và trường học cho HS đã thi công từ nhiều năm nay nhưng công trình vẫn đang trong tình trạng “đắp chiếu”.
Đặng Tài – Đăng Đức
Theo dân trí
Tìm động lực khi học nghề
Phần lớn học sinh cho rằng cùng đường mới phải học nghề. Mấy ai biết rằng không ít học viên tốt nghiệp các trường nghề có thu nhập rất cao và thành công trong cuộc sống.
Phải gọi điện mời đi thi
Học sinh (HS) trường nghề thường có tâm lý chán nản, không chịu học, không có động lực phấn đấu. Vì thế tình trạng bỏ học, rơi rụng từ đầu năm học cho tới lúc ra trường nhiều đến mức ngạc nhiên.
Vào năm 2007, Trường CĐ Kỹ thuật Cao Thắng bắt đầu tuyển khóa nghề đầu tiên. Trong 800 HS vào học thì hết năm đầu chỉ còn lại 200 em. Tại Trường CĐ Kỹ thuật Lý Tự Trọng, có thời điểm lên tới 60% HS bỏ ngang. Số lượng HS bỏ học hằng năm của Trường TC Kinh tế kỹ thuật Nguyễn Hữu Cảnh cũng hơn 50%.
Ông Nguyễn Ngọc Hạnh, Phó hiệu trưởng Trường TC nghề Kỹ thuật công nghệ Hùng Vương, chia sẻ: "Tại trường, có khoảng 30% HS rơi rụng. Tỷ lệ HS bỏ học cao vì các em chưa có động cơ học tập. Khi khảo sát thì có 15% trong số đó nói muốn thi lại ĐH, một số thì chúng tôi biết đi học chỉ vì được hoãn nghĩa vụ quân sự, còn đa số là học vì gia đình, chứ chưa xác định học đàng hoàng để sau này ra trường sẽ có một nghề để kiếm sống". Ông Hạnh buồn bã, rất nhiều trường hợp đến ngày thi mà các em bỏ ngang, giáo viên chủ nhiệm phải gọi điện mời, thuyết phục đi thi nhưng chưa chắc các em đã chịu đi".
Thợ giỏi không lo thất nghiệp
Nguyễn Tấn Lộc tốt nghiệp nghề điện lạnh của Trường TC nghề Kỹ thuật công nghệ Hùng Vương. Hiện thu nhập của Lộc hơn 20 triệu đồng/tháng, lo được lương tháng cho thêm 5 nhân viên. Trước khi quyết định học nghề, Lộc đã thi đậu Trường ĐH Kinh tế TP.HCM nhưng do điều kiện gia đình khó khăn nên không thể theo học. Sau 2 năm kết thúc trung cấp nghề, Lộc đi làm thuê một thời gian để học hỏi kinh nghiệm, vững vàng tay nghề và tạo lập mối quan hệ. Do nhanh nhẹn, lại xác định gắn bó với nghề này lâu dài nên Lộc lăn xả vào công việc, không ngần ngại vất vả, nặng nhọc, gạt bỏ hết tự tin, mặc cảm. Khi được trả mức lương 5,5 triệu đồng/tháng, Lộc bắt đầu dừng lại công việc làm thuê đứng ra thành lập doanh nghiệp nhỏ về lắp đặt, bảo trì điện lạnh với số vốn vài trăm triệu đồng và quản lý 5 nhân viên. Lúc cao điểm, nhiều khách hàng cùng lúc thì Lộc lại thuê thêm nhân viên từ các đơn vị khác.
Lộc tâm sự: "Lúc đi học, trong lớp em có tới 2/3 các bạn chán nản, coi việc học là tạm bợ, rất ít người xác định được học nghề thì cũng có thể kiếm sống và thành công. Lúc đó em đã nghĩ rằng nếu mình không học thì không có tương lai. Dù đây là một xuất phát điểm thấp, nhưng em đã có một công việc ổn định và lo được cuộc sống của mình, giúp đỡ cha mẹ. Hiện em đang tiếp tục học chương trình ĐH từ xa của ĐH Đà Nẵng và học thêm một lớp kế toán tại Trường ĐH Kinh tế TP.HCM để có thêm kiến thức phát triển doanh nghiệp".
Không chỉ Lộc, rất nhiều HS học các nghề rất cần nhân lực hiện nay như hàn, cơ khí, điện - điện tử... đều có thu nhập khá. Phước Nghĩa - bạn học của Lộc mặc dù không mở doanh nghiệp nhưng cũng có thu nhập khoảng 30 triệu đồng/tháng. Nghĩa làm nhân viên lắp đặt một công ty nhưng do nhanh nhẹn nên cậu được khách hàng ký hợp đồng bảo trì riêng...
Theo thanh niên
Mang tình yêu con chữ đến với học trò vùng cao Cách đây gần 20 năm, học trò vùng cao yêu ngô, sắn hơn yêu cô giáo và con chữ. Thế mà, sau khi ra trường đặt chân đến vùng đất nghèo thuộc huyện miền núi Lang Chánh (Thanh Hóa), cô Nguyễn Thị Huệ đã khiến những đứa trẻ nơi này thích được đến trường học chữ. Gian nan những ngày đầu cắm bản...