Quan tham Trung Quốc treo thưởng 70 triệu USD tìm đối tác “rửa tiền bẩn”
Dù hứa hẹn sẽ chia chác tới 50% số tiền tham nhũng lên tới 144 triệu USD, nhưng một cựu quan chức cấp cao ở Quảng Đông, Trung Quốc vẫn không thể tìm được đối tác sẽ giúp người này chuyển được khoản tiền “bẩn” ra ngoài đại lục
Ông Li Huanan (Ảnh: People’s Daily)
SCMP dẫn một nguồn thạo tin cho biết, ông Li Huanan, 59 tuổi, cựu phó lãnh đạo cơ quan đảng Cộng sản Trung Quốc ở Thâm Quyến, Quảng Đông đã hào phóng treo thưởng 50% khoản tiền “bẩn” ông kiếm được cho người nào có đủ can đảm giúp ông chuyển khoản tiền này ra ngoài đại luc
Dù phần thưởng lên tới 72 triệu USD, nhưng không một đối tác nào dám nhận thương vụ rửa tiền trị giá 144 triệu USD.
“Li đã cố gắng hỏi các trung gian xem những đầu nậu rửa tiền chuyên nghiệp có thể hợp tác chuyển hơn 1 tỷ nhân dân tệ ra nước ngoài hay không”, nguồn tin nói.
Sau những nỗ lực bất thành, cuối cùng Li vẫn phải để số tiền khổng lồ trong một căn hộ của ông tại Thâm Quyến cho tới khi cơ quan chức năng Trung Quốc đã chính thức tịch thu khoản tiền “bẩn” vào ngày 9/10.
Video đang HOT
Li, quan chức cấp cao thứ 3 Thâm Quyến, đã bị bắt để thẩm vấn vì cáo buộc vi phạm kỷ luật đảng, ám chỉ hành vi tham nhũng.
Tuy nhiên, theo SCMP, khoản tiền 144 triệu USD chỉ chiếm 1/4 tổng số tiền mà Li đã nhận hối lộ và tham nhũng trong suốt thời gian qua.
Trước ngày Li sa chân vào vòng lao lý, không có một dấu hiệu nào cho thấy ông sẽ bị bắt. Ngày 8/10, ông vẫn tham gia một sự kiện của đảng Cộng sản, thậm chí có bài phát biểu trước các đại biểu quận La Hồ về việc xây dựng đảng.
Nguồn tin nói rằng, Li thực chất đã chuẩn bị nộp đơn xin nghỉ hưu sớm từ trước đó, và bắt đầu dò la tìm đối tác chuyển tiền.
Gần đây, các quan chức chống rửa tiền ở Hong Kong và đại lục đã hợp tác chặt chẽ hơn, khiến các hoạt động “rửa tiền” thực hiện từ Trung Quốc bị siết chặt.
Vào khoảng thời gian Li dò la đối tác chuyển tiền, người ta vẫn có thể chuyển khoảng 10 triệu nhân dân tệ tới Hong Kong thông qua những trung gian hoạt động ngầm ở Thâm Quyến. Tuy nhiên, tiền sẽ không đi thẳng vào một tài khoản ở Hong Kong như trong quá khứ, mà người chuyển tiền sẽ buộc phải nhận tiền mặt tại Hong Kong, nguồn tin cho biết.
Cơ chế kiểm soát chặt chẽ đã khiến hoạt động rửa tiền khó hơn, vì thế với một khoản tiền lớn như Li yêu cầu, dù lợi nhuận khổng lồ, nhưng không một đối tác dám nhận, theo nguồn tin trên.
Đức Hoàng
Theo Dantri/ SCMP
Malaysia bắt cựu Phó Thủ tướng với cáo buộc lạm quyền, rửa tiền
Ngày 18/10, Ủy ban chống tham nhũng Malaysia (MACC) bắt giữ cựu Phó Thủ tướng Ahmad Zahid Hamidi trong cuộc điều tra về lạm dụng quyền lực, lạm dụng tín nhiệm, cũng như rửa tiền liên quan đến một quỹ tài trợ.
Ông Hamidi, hiện là Chủ tịch đảng Tổ chức Dân tộc Mã Lai thống nhất (UMNO) đối lập, bị bắt vào chiều 18/10 (theo giờ địa phương) sau khi đến trình diện tại trụ sở MACC ở Putrajaya với cáo buộc lạm quyền, rửa tiền và thiếu trách nhiệm. Ông Hamidi sẽ bị đưa ra Tòa sơ thẩm Kuala Lumpur vào ngày mai 19/10.
Trước đó, ông Hamidi đã bị MACC triệu tập 5 lần để làm rõ việc ông sử dụng 800.000 ringgit (193.000 USD) từ quỹ tài trợ có tên là Yayasan Akal Budi do gia đình ông quản lý để thanh toán thẻ tín dụng của hai vợ chồng ông.
Ông Ahmad Zahid Hamidi. (Ảnh: The Malaysian Insight)
Ông Hamidi đã bác bỏ cáo buộc, cho rằng một trong các nhân viên dưới quyền đã nhầm lẫn sử dụng tiền từ quỹ này để thanh toán các hóa đơn nói trên. Yayasan Akal Budi là quỹ được thành lập năm 1997 với mục tiêu xóa bỏ đói nghèo. Ông Hamidi là chủ tịch của quỹ này.
Ông Hamidi là cựu quan chức cấp cao mới nhất của Malaysia và là một trong những thành viên của UMNO bị bắt do cáo buộc tham nhũng kể từ sau cuộc bầu cử Hạ viện tại nước này hồi tháng 5 vừa qua. Trước đó, cựu Thủ tướng Malaysia Najib Razak, người từng là Chủ tịch UMNO, cùng vợ ông là bà Rosmah Mansor đã bị bắt giữ do dính líu đến vụ bê bối tham nhũng nghìn tỷ USD tại Quỹ Đầu tư nhà nước 1Malaysia (1MDB).
Cựu Thủ tướng Najib Razak đã bị cáo buộc tổng cộng 25 tội danh về tham nhũng và rửa tiền liên quan đến số tiền 2,3 tỷ ringgit (khoảng 554 triệu USD) biển thủ từ 1MDB. Tuy nhiên, ông Najib đã bác bỏ toàn bộ các cáo buộc, trong khi đó bà Mansor bác bỏ 17 cáo buộc về tội rửa tiền chống lại bà.
Hồi tháng 6 vừa qua, MACC đã đóng băng nhiều tài khoản liên quan đến đảng UMNO trong một phần của cuộc điều tra tham nhũng liên quan đến 1MDB. Đây là quỹ đầu tư do cựu Thủ tướng Malaysia Najib Razak sáng lập năm 2009 nhằm phát triển kinh tế - xã hội thông qua quan hệ đối tác toàn cầu và đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Tuy nhiên, theo giới chức Mỹ, hơn 4,5 tỷ USD của 1MDB đã bị thất thoát và khoảng 700 triệu USD cũng của quỹ này đã được chuyển vào các tài khoản ngân hàng của ông Najib. Vụ bê bối trên đã dẫn đến một loạt cuộc điều tra tại các nước như Mỹ, Thụy Sĩ, Singapore, Trung Quốc.
Nguồn: Báo Tin Tức
Peru: Lãnh đạo đảng đối lập bị bắt với cáo buộc rửa tiền Ngày 10/10, lãnh đạo đảng cực hữu Fuerza Popular (FP) đối lập tại Peru Keiko Fujimori đã bị bắt vì cáo buộc rửa tiền và nhận tài trợ bất hợp pháp cho chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2011. Lãnh đạo đảng cực hữu Fuerza Popular (FP) đối lập tại Peru Keiko Fujimori (phải) bị bắt giữ tại thủ đô Lima. (Nguồn:...