Quan tâm nâng cao chất lượng giáo dục vùng cao
Bên cạnh những kết quả đạt được, trong quá trình thực hiện đề án còn một số hạn chế như việc tham mưu xây dựng hệ thống chỉ tiêu chưa sát nên đến nay, một số chỉ tiêu chưa đạt được.
Nhằm đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục (CLGD) vùng đặc biệt khó khăn, trong đó tập trung đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên; nâng cao chất lượng dạy và học, giáo dục toàn diện kiến thức, đạo đức, thể chất, kỹ năng sống cho học sinh; quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường, lớp học và trang thiết bị dạy học bảo đảm yêu cầu đổi mới căn bản… ngày 28-7-2016, HĐND tỉnh Lai Châu đã ban hành Nghị quyết số 34/2016/NQ-HĐND (Nghị quyết số 34) thông qua “Đề án nâng cao CLGD vùng đặc biệt khó khăn giai đoạn 2016-2020″.
Theo đó, đề án sẽ tập trung nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên; tập trung chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục học sinh mầm non; xây dựng lộ trình đưa học sinh lớp 3, 4, 5 từ các điểm trường lẻ về điểm trường trung tâm; giảm dần các điểm trường lẻ một cách hợp lý; nâng cao chất lượng đầu vào các cấp học; huy động tối đa số học sinh trong độ tuổi ra lớp, nâng cao tỷ lệ chuyên cần; bố trí lồng ghép các nguồn lực, nguồn vốn để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị còn thiếu…
Nhờ xã hội hóa, học sinh ở điểm trường tiểu học Nà Làng, xã Mường Bám, huyện Thuận Châu được học tập trong môi trường tốt hơn. Ảnh minh họa:tư liệu/TTXVN.
Sau 5 năm thực hiện, đề án đã đạt được những kết quả rất khả quan. Trong năm học 2020-2021, nhiều ngôi trường, lớp học, nhà bán trú và công trình phụ trợ… của các trường thuộc 74 xã đặc biệt khó khăn của tỉnh Lai Châu đều được quan tâm đầu tư xây dựng, sửa chữa, nâng cấp khang trang hơn so với những năm học trước. Bên cạnh đó, nhằm giúp các học sinh dân tộc thiểu số tăng cường sử dụng tiếng Việt, ngành giáo dục tỉnh Lai Châu đã tổ chức cho trẻ mầm non, tiểu học học 2 buổi/ngày; thành lập câu lạc bộ tiếng Việt… Để thu hút học sinh đến trường, các nhà trường đã tích cực tổ chức đa dạng các hoạt động tập thể, như: Thành lập và duy trì hoạt động của câu lạc bộ văn nghệ, thể dục thể thao; tổ chức tìm hiểu pháp luật, văn hóa, lịch sử địa phương; hướng dẫn học sinh vệ sinh, lao động, tôn tạo cảnh quan nhà trường, lớp học… từ đó hình thành cho học sinh các kỹ năng sống.
Bên cạnh những kết quả đạt được, trong quá trình thực hiện đề án còn một số hạn chế như việc tham mưu xây dựng hệ thống chỉ tiêu chưa sát nên đến nay, một số chỉ tiêu chưa đạt được. Chỉ tiêu về tỷ lệ huy động học sinh ra lớp và học sinh chuyên cần toàn tỉnh theo báo cáo đạt và vượt, song ở một số trường đạt thấp ở cấp THPT, THCS. Đặc biệt, việc sắp xếp, ưu tiên về nhân lực cho các trường đặc biệt khó khăn chưa được quan tâm đúng mức; tình trạng thiếu giáo viên vẫn diễn ra tại một số huyện; cơ cấu giáo viên có nơi chưa hợp lý…
Trao đổi với chúng tôi, ông Vũ Tiến Hóa, Phó chủ tịch UBND huyện Nậm Nhùn cho biết: “Tôi cho rằng, “Đề án nâng cao CLGD vùng đặc biệt khó khăn giai đoạn 2016-2020″ đã góp phần nâng cao CLGD, đặc biệt là ở những xã vùng sâu, vùng xa, xã khó khăn. Mặc dù Nghị quyết số 34 xác định đề án thực hiện trong giai đoạn 2016-2020, tuy nhiên đến nay, chúng tôi vẫn đang tiếp tục thực hiện việc nâng cao CLGD vùng đặc biệt khó khăn. Hiện nay, UBND tỉnh tiếp tục xây dựng những đề án về đổi mới, nâng cao CLGD, tuy nhiên các đề án cũng cần tăng mức hỗ trợ đối với các giáo viên vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn; tăng mức hỗ trợ nhân viên nuôi dưỡng và tăng kinh phí để sửa chữa, nâng cấp cơ sở vật chất của các trường học… Có như thế mới giúp giáo viên yên tâm bám lớp để đưa con chữ đến với các học sinh dân tộc thiểu số”.
Trường có 4 thủ khoa lớp chuyên: Bí quyết "tạo nguồn" nhân tài
Tại kỳ thi tuyển sinh lớp 10 vừa qua, 4 học sinh Trường THCS Lê Quý Đôn (thành phố Lào Cai) đã trở thành thủ khoa lớp chuyên, Trường THPT chuyên Lào Cai.
Video đang HOT
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn thăm và trò chuyện cùng học sinh Trường THCS Lê Quý Đôn, TP Lào Cai (Lào Cai). Ảnh: NTCC
Kết quả này không chỉ là nỗ lực của người học mà còn ghi nhận chất lượng giáo dục, công tác "tạo nguồn" chất lượng cao đúng hướng, hiệu quả.
"Mắt xích" quan trọng tạo nhân tài
Nói về thành tích đáng tự hào của học trò, cô Phạm Thị Khánh Hường - Hiệu trưởng Trường THCS Lê Quý Đôn cho biết: Giáo viên, học sinh, phụ huynh đều phấn khởi nhưng chưa phải là thành tích cao nhất học sinh trường từng đạt được tại kỳ thi vào lớp 10 những năm qua. Có năm, 7 học sinh của trường trở thành thủ khoa các lớp chuyên Trường THPT chuyên Lào Cai...
Chia sẻ "bí quyết" tạo nguồn học sinh có thành tích, chất lượng cao, theo cô Phạm Thị Khánh Hường, trường được tổ chức thi tuyển đầu vào, giúp cho việc sàng lọc và tìm ra học sinh có năng lực học tập tốt.
Tuy nhiên, đầu vào tốt chưa đủ để tạo nên đầu ra chất lượng cao nếu trường không có đường lối, giải pháp giáo dục hiệu quả. Sau khi học sinh nhập học, trường tiếp tục phân loại theo nhóm có cùng năng khiếu, sở trường để bồi dưỡng. Bởi vậy, sau 4 năm học THCS, học sinh ngoài học tập cơ bản còn được phát triển năng lực đúng cách.
Em Lưu Huệ Minh. Ảnh: NTCC
Mặt khác, trong quá trình ôn tập cho học sinh cuối cấp, trường luôn bố trí giáo viên có chuyên môn "cứng", phù hợp từng nhóm học sinh. Thậm chí, dạy đội tuyển có thể cử 2 giáo viên cùng đảm trách. Mỗi giáo viên dạy một nhóm học sinh có sức tiếp thu, năng lực tương đồng. Cách bồi dưỡng ở mỗi nhóm cũng khác nhau để học sinh về đích đúng yêu cầu.
Đặc biệt, nhà trường luôn quán triệt tới từng giáo viên việc động viên khích lệ học sinh trong suốt quá trình học và ôn tập. Khi học sinh đạt kết quả cao ở kỳ thi tuyển sinh đầu cấp, trường có hình thức động viên khen thưởng kịp thời. Trong quá trình ôn tập, giáo viên cũng nêu những gương học sinh trong tỉnh đã đạt thành tích học tập tốt để tiếp thêm động lực, khát vọng học tập cho các em.
Em Nguyễn Diệp Anh. Ảnh: NTCC
Trường có chế độ khen thưởng với giáo viên có học trò đạt thành tích cao trong các kỳ thi. Nhà trường cũng tạo điều kiện và tổ chức cho giáo viên tham quan, học tập những địa phương giáo dục phát triển (Hà Nội, TPHCM). Ngoài ra, trường tổ chức trao đổi chuyên môn, nghiệp vụ, kinh nghiệm giữa giáo viên của trường và trường khác. Trường cũng dành cơ sở vật chất tốt nhất phục vụ việc dạy học của giáo viên...
Theo cô Phạm Thị Khánh Hường, học sinh ngay từ khi vào trường được giáo dục tư tưởng học nghiêm túc, học thật thi thật, tuyệt đối không có tiêu cực trong thi cử và được hình thành khả năng tự học...
Với cách làm này, ngay cả khi dịch Covid-19 bùng phát khiến việc dạy và ôn tập cho học sinh lớp 9 chuyển sang hình thức trực tuyến nhưng gần như không ảnh hưởng tới kết quả thi vào 10. Tỉ lệ học sinh đỗ THPT đạt 100%, số học sinh đỗ vào trường THPT chuyên cao hơn năm trước...
Em Vũ Minh Hiếu. Ảnh: NTCC
Thổi đam mê, tự tin cùng kiến thức
Cô Nguyễn Thị Bích Ngọc - giáo viên dạy trực tiếp học sinh Vũ Minh Hiếu - thủ khoa Toán chia sẻ: "Dạy học ở ngôi trường có bề dày thành tích giáo dục, có nhiều học sinh đoạt giải cấp thành phố, tỉnh, toàn quốc..., áp lực cũng chính là động lực để mỗi giáo viên đẩy mạnh tìm tòi sáng tạo, nghiên cứu... đáp ứng tốt nhất cho việc dạy học".
Học sinh của cô Ngọc từng đoạt Huy chương Bạc môn Toán cuộc thi cấp quốc gia, Huy chương Vàng Toán quốc tế, giải Vàng toán Hà Nội mở rộng... Tuy nhiên khi Vũ Minh Hiếu trở thành thủ khoa lớp Toán, Trường THPT chuyên Lào Cai, cô Ngọc không giấu được niềm vui và tự hào.
Từ sự thành công trong dạy học đối với Vũ Minh Hiếu, cô Ngọc cho rằng, để học sinh nỗ lực, cố gắng trong học tập, giáo viên phải biết kích thích sự đam mê cho học trò. Mặt khác, giáo viên cần dạy học trò biết cách tự học để có thể học mọi lúc, chủ động trong việc tìm hiểu và nâng cao kiến thức.
Em Trần Vũ Hoàng. Ảnh: NTCC
Cô Triệu Kim Huệ - giáo viên trực tiếp bồi dưỡng học sinh Trần Vũ Hoàng - thủ khoa lớp Vật lý cũng bày tỏ: "Với học trò có quyết tâm, mong muốn thi vào trường chuyên, giáo viên cần sớm có định hướng và giúp các em có phương pháp học tập hiệu quả. Học sinh năm cuối cấp trong quá trình ôn tập thi vào 10, giáo viên môn chuyên cần phối hợp với đồng nghiệp môn học khác để nắm bắt và đôn đốc học sinh kịp thời...".
Chia sẻ về việc dạy học ở trường có bề dày thành tích, học sinh có nền tảng tốt, theo cô Huệ, áp lực là điều khó tránh khỏi khi mới về trường. Song với trách nhiệm của người thầy không để học sinh bị tụt lùi kiến thức... GV luôn phải nâng cấp chính mình, đáp ứng yêu cầu công việc và dành nhiều thời gian tự học, trau dồi kiến thức...
Thầy Nguyễn Minh Thuận - Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Lào Cai chia sẻ: Trường THCS Lê Quý Đôn nằm trong số ít trường THCS tỉnh Lào Cai có tỉ lệ cao học sinh đỗ vào trường chuyên tại kỳ thi tuyển sinh lớp 10 hàng năm. Học sinh của trường đạt điểm đầu vào cao, nhiều em trở thành thủ khoa, bắt nhịp với học tập nhanh chóng và kết quả học tập tốt...
"Đầu vào lớp 10 có nền tảng tốt, việc đào tạo, nâng cao chất lượng, thành tích giáo dục của Trường THPT chuyên Lào Cai sẽ thuận lợi, hiệu quả hơn. Mặt khác, dạy học sinh có nền tảng kiến thức cao cũng là động lực để giáo viên của trường không ngừng nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ... đáp ứng yêu cầu dạy học..." - thầy Nguyễn Minh Thuận khẳng định.
Cấm lợi dụng danh nghĩa trường phổ thông tư thục Bộ GD&ĐT công bố dự thảo Quy chế tổ chức và hoạt động của trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học loại hình tư thục xin ý kiến góp ý rộng rãi. Ảnh minh họa/ITN Bên cạnh những quy định chung, dự thảo Quy chế quy định tổ chức...