Quan tâm nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo
Trong sự nghiệp “ trồng người”, đội ngũ nhà giáo đóng vai trò hết sức quan trọng. Do vậy, việc chăm lo phát triển đội ngũ nhà giáo là một trong những nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên nhằm bảo đảm chất lượng giáo dục và đào tạo (GD&ĐT).
Giờ học của cô, trò Trường THCS Đông Hải (TP Thanh Hóa).
Với ý nghĩa đó, nhiều năm qua, ngành giáo dục tỉnh nhà luôn quan tâm, chú trọng xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý (CBQL) giáo dục, tạo bước chuyển biến về chất lượng và hiệu quả giáo dục; thường xuyên chỉ đạo sàng lọc, lựa chọn để xây dựng đội ngũ CBQL gồm những người ưu tú và thực sự có năng lực đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn đổi mới. Theo thống kê của Sở GD&ĐT, trong 5 năm gần đây, toàn ngành có 11.540 lượt CBQL được bồi dưỡng tiêu chuẩn nghề nghiệp, chức danh quản lý; 67.500 lượt cán bộ, giáo viên (CBGV) các cấp được tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ, bồi dưỡng phương pháp dạy. Trong đó, khối mầm non có 3.108 CBGV, khối tiểu học có 16.225 CBGV, khối trung học có 45.904 CBGV và khối giáo dục thường xuyên, trung tâm học tập cộng đồng có 2.270 CBGV. Cũng trong thời gian trên, toàn ngành cử 3.218 giáo viên đi đào tạo nâng trình độ chuẩn. Trong đó cấp mầm non là 1.586 người, tiểu học 977 người, THCS 472 người, THPT 154 người và giáo dục thường xuyên là 29 người. Thông qua các lớp bồi dưỡng, tập huấn, chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ nhà giáo được nâng lên, tỷ lệ CBQL và giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn ngày càng tăng. So với năm 2015, hiện nay, trình độ trên chuẩn của CBQL và giáo viên toàn ngành tăng 15,6%.
Qua rà soát, đánh giá theo quy định của Luật Giáo dục năm 2019, trong hệ thống giáo dục công lập của tỉnh với hơn 50.000 CBQL, giáo viên, nhân viên thì hiện có gần 90% đạt trình độ chuẩn trở lên. Cụ thể, giáo dục mầm non đạt chuẩn 90,1%; giáo dục tiểu học đạt chuẩn 83,2%; THCS đạt chuẩn 91,6%; THPT đạt chuẩn 100%; giáo dục thường xuyên đạt chuẩn 95,5%. Cùng với việc nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngành cũng đặc biệt coi trọng và quan tâm đến công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức cho đội ngũ nhà giáo nhằm xây dựng đội ngũ nhà giáo không chỉ vững về chuyên môn nghiệp vụ mà còn có tinh thần đoàn kết, lòng nhiệt huyết, yêu nghề, gắn bó và cống hiến tâm sức cho sự nghiệp “trồng người” của quê hương, đất nước.
Sự quan tâm của ngành chức năng cùng sự nỗ lực của mỗi CBGV trong xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo đã góp phần quan trọng trong thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng dạy và học ở các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh. Minh chứng cho thấy, 5 năm gần đây, Thanh Hóa liên tục nằm trong tốp đầu của giáo dục cả nước về kết quả các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, quốc tế các môn văn hóa. Tính từ năm 2016 đến nay, toàn tỉnh có hơn 350 học sinh đạt giải quốc gia các môn văn hóa THPT; 13 em đạt huy chương Olympic khu vực và quốc tế. Trong đó có 7 HCV, 5 HCB, 1 HCĐ; 5 học sinh đoạt Huy chương Olympic khu vực châu Á – Thái Bình Dương (1 HCV, 1 HCB, 3 HCĐ). Bên cạnh đó, toàn ngành đã duy trì vững chắc kết quả phổ cập giáo dục mầm non trẻ em 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục THCS. Chất lượng giáo dục khu vực miền núi cũng có bước chuyển rõ rệt, với nhiều học sinh đạt giải nhất cấp tỉnh các môn văn hóa, từng bước giảm sự chênh lệch giữa miền núi với miền xuôi về chất lượng giáo dục.
Tuy nhiên, theo đánh giá của Sở GD&ĐT, bên cạnh những kết quả đạt được, việc xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo vẫn còn những khó khăn, trở ngại cần sớm được tháo gỡ. Đơn cử như tình trạng thiếu giáo viên ở các bậc học. Từ năm 2016 đến nay toàn ngành đã tuyển mới 6.738 giáo viên ở tất cả các cấp học. Song, theo quy định của Bộ GD&ĐT về định biên giáo viên/lớp và theo nhu cầu thực tế, hiện toàn tỉnh vẫn thiếu trên 9.000 giáo viên. Trong đó thiếu nhiều nhất là bậc mầm non với 5.174 người và tiểu học là 2.380 người. Cùng với việc thiếu giáo viên, toàn ngành còn khoảng 10% giáo viên chưa đạt chuẩn theo quy định, trong đó cấp mầm non là 9,9%, tiểu học 8,4%, THCS 8,4%. Thực trạng này đã và đang ảnh hưởng không nhỏ đến công tác tổ chức hoạt giáo dục ở các nhà trường. Ngoài ra, một bộ phận giáo viên vẫn còn làm việc dựa trên kinh nghiệm, chưa thật sự đổi mới phương pháp, đổi mới đánh giá; chưa gắn kết hoạt động giảng dạy với thực tiễn đời sống; vẫn còn một bộ phận giáo viên chưa nêu cao tinh thần trách nhiệm, chưa thực sự tâm huyết với nghề…
Những hạn chế, khó khăn này đòi hỏi ngành giáo dục phải nỗ lực hơn nữa trong thực hiện các giải pháp nhằm tạo được bước chuyển mạnh mẽ về chất lượng đội ngũ nhà giáo, như: xây dựng chiến lược phát triển đội ngũ nhà giáo gắn với nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm an ninh – quốc phòng của tỉnh. Tiếp tục chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo theo từng cấp học và trình độ đào tạo. Việc tuyển dụng, sử dụng và bổ nhiệm CBQL giáo dục phải thực hiện trên cơ sở đánh giá năng lực, đạo đức nghề nghiệp và yêu cầu nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác. Đặc biệt, trước yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, nhiệm vụ đặt lên vai mỗi CBGV là không chỉ giỏi về chuyên môn mà còn phải có năng lực sư phạm, năng lực giáo dục, hơn thế nữa phải có khả năng truyền động lực về việc học tập, tu dưỡng đạo đức, nhân cách tới mỗi học sinh và cộng đồng xã hội. Vì vậy, mỗi CBGV cần nỗ lực rèn luyện, phấn đấu tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tận tụy với nghề nghiệp, có lập trường, tư tưởng chính trị vững vàng, phẩm chất, đạo đức, lối sống mẫu mực, trong sáng, ra sức thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Đồng thời, thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Dù khó khăn đến đâu cũng phải tiếp tục thi đua dạy tốt và học tốt”, xứng đáng với niềm tin và sự kỳ vọng của các cấp ủy đảng, chính quyền và các tầng lớp Nhân dân.
Bồi dưỡng 2 môn tích hợp mới, Bộ để các trường tự bơi, giáo viên bỏ tiền ra học?
Hy vọng, lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ sớm có những chỉ đạo cụ thể sự việc này để đội ngũ nhà giáo dạy 2 môn tích hợp ở cấp Trung học cơ sở yên tâm công tác.
Video đang HOT
Ngày 12/7/2021, Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam đã đăng tải bài viết "Trường sư phạm mở lớp chứng chỉ 2 môn tích hợp, phí 3-5,4 triệu đồng" của tác giả Thanh An và bài viết này đã nhận được sự quan tâm của nhiều thầy cô giáo sẽ dạy 2 môn học này trong những năm tới đây.
Chính vì thế, bài viết đã được nhiều trang mạng xã hội của giáo viên chia sẻ lại và có một số ý kiến lo lắng về việc bồi dưỡng 2 môn học tích hợp mà 2 trường sư phạm đã thông báo chiêu sinh để bồi dưỡng. Sự lo lắng là điều khó tránh khỏi bởi tới đây liệu các trường sư phạm khác có làm điều tương tự hay không?
Và, nếu Bộ không có hướng dẫn cụ thể về lộ trình bồi dưỡng 2 môn tích hợp ở cấp trung học cơ sở thì giáo viên đi học sẽ phải bỏ tiền cá nhân ra để đóng học phí và việc bố trí thời gian đi học sẽ thực hiện như thế nào?
Nhưng, nếu không đi học bồi dưỡng thì liệu chủ trương của Bộ là tiến tới giáo viên sẽ dạy cả môn học tích hợp thì đội ngũ nhà giáo có thực hiện được hay không?
Hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa, nguồn: pgdhongngu.edu.vn.
Công văn số 2613/BGDĐT-GDTrH chưa cụ thể hóa việc bồi dưỡng giáo viên dạy 2 môn tích hợp như thế nào
Để chuẩn bị cho việc giảng dạy 2 môn tích hợp ở lớp 6 từ năm học 2021-2022 tới đây thì ngày 23/6 vừa qua, Bộ Giáo dục đã ban hành Công văn số 2613/BGDĐT-GDTrH và có hướng dẫn các nhà trường về việc bố trí giáo viên giảng dạy và chủ động lên kế hoạch bồi dưỡng giáo viên để tiến tới làm chủ cả môn học tích hợp.
Cụ thể, Công văn số 2613/BGDĐT-GDTrH hướng dẫn: " Nhà trường cần chủ động xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng để giáo viên đáp ứng yêu cầu về chuyên môn đảm nhận việc dạy học toàn bộ chương trình môn học "...
Tuy nhiên, cho dù nhà trường " chủ động xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng để giáo viên đáp ứng yêu cầu về chuyên môn đảm nhận việc dạy học toàn bộ chương trình môn học " nhưng ai bồi dưỡng cho giáo viên và kinh phí bồi dưỡng này ai chịu thì Công văn số 2613/BGDĐT-GDTrH không đề cập và Bộ cũng chưa có hướng dẫn cụ thể việc này ở các văn bản khác.
Trong khi đó, 2 trường sư phạm đã thông báo chiêu sinh lớp bồi dưỡng giáo viên dạy môn Khoa học tự nhiên, môn Lịch sử và Địa lí trên website của nhà trường...
Hình thức học tập; chương trình bồi dưỡng; kinh phí bồi dưỡng đã được đơn vị này cụ thể hóa trong thông báo. Số tiền mà học viên phải đóng cũng là một số tiền tương đối lớn so với đồng lương hàng tháng của giáo viên và thời gian học tập cũng không hề ít.
Có lớp 20 tín chỉ, có lớp 36 tín chỉ mà theo cách tính thông thường thì 1 tín chỉ bằng 15 tiết học lý thuyết...thì quả là thời gian học tập sẽ không hề ít. Vì thế, dù là học trực tiếp hay trực tuyến thì các học viên cũng phải bố trí thời gian mới có thể học được.
Đặc biệt, nếu giáo viên đăng ký học tự phát không chỉ là phải bỏ tiền cá nhân mà việc bố trí thời gian học tập cũng không hề dễ dàng trong quá trình học, nhất là lớp có tới 36 tín chỉ sẽ kéo dài thời gian học tập trong nhiều tháng.
Trong khi, giáo viên còn công việc chính là phải giảng dạy trên lớp theo số tiết quy định đã được nhà trường phân công.
Nhà trường sẽ bị động nếu thực hiện theo Công văn số 2613/BGDĐT-GDTrH
Ai cũng có thể nhìn thấy việc giảng dạy 2 môn tích hợp ở cấp Trung học cơ sở từ năm học 2021-2022 ở cấp Trung học cơ sở sẽ gặp nhiều khó khăn đối với cả nhà trường và những giáo viên đảm nhận 2 môn học mới này.
Bởi, với cách giao nhân sự và khoán kinh phí hàng năm như hiện nay thì Ban giám hiệu mà đặc biệt là hiệu trưởng các nhà trường phải tính toán rất kĩ lưỡng để cân đối nhân lực và số tiền ngân sách cấp về hàng năm.
Cho dù là Công văn số 2613/BGDĐT-GDTrH hướng dẫn: " Căn cứ tình hình đội ngũ giáo viên của nhà trường, hiệu trưởng phân công giáo viên dạy học các nội dung của chương trình phù hợp với năng lực chuyên môn của giáo viên " nhưng thực tế khi thực hiện sẽ khó hơn rất nhiều.
Nếu như hiệu trưởng phân công giáo viên " phù hợp với năng lực chuyên môn " mà dẫn đến việc người này thiếu tiết, người kia thừa tiết thì giải quyết bài toán này cũng không hề đơn giản. Người thiếu tiết có thể vui nhưng người thừa tiết theo quy định họ sẽ phải có ý kiến về số tiền thừa giờ mà họ đã dạy.
Đặc biệt, nếu Bộ, Sở chưa có hướng dẫn cụ thể về việc đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên thì cũng không có hiệu trưởng nào dám lên kế hoạch cho giáo viên đi bồi dưỡng, học tập. Bởi, lên kế hoạch đưa giáo viên đi học cũng đồng nghĩa là phải tính toán đến phương án chi trả kinh phí đào tạo.
Nếu hiệu trưởng nhà trường cho giáo viên đi học mà chưa có chủ trương không chỉ không được chi kinh phí, chế độ cho đồng nghiệp mà rất dễ bị kỷ luật.
Trong khi, nếu giáo viên không được bồi dưỡng về chuyên môn thì việc giảng dạy trên lớp sẽ gặp nhiều khó khăn. Thôi thì lớp 6, lớp 7 còn dễ, giáo viên có thể cáng đáng được nhưng khi học sinh học lớp 9, các em phải thi chuyển cấp thì việc giáo viên "ôm" cả môn tích hợp để ôn thi là điều không hề đơn giản chút nào.
Chính vì thế, chúng tôi cho rằng, Bộ cần có hướng dẫn cụ thể về lộ trình, kinh phí đào tạo (nếu có) giống như lộ trình nâng chuẩn của giáo viên để các nhà trường, giáo viên chủ động trong mọi kế hoạch của mình.
Việc thực hiện giảng dạy 2 môn tích hợp có liên quan trực tiếp tới tất cả các trường Trung học cơ sở và hàng trăm ngàn giáo viên trên cả nước, nếu Bộ không có hướng dẫn cụ thể về việc bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên rất dễ dẫn đến tình trạng tự phát như việc học các chứng chỉ trong những năm vừa qua.
Hy vọng, lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ sớm có những chỉ đạo cụ thể sự việc này để đội ngũ nhà giáo dạy 2 môn tích hợp ở cấp Trung học cơ sở yên tâm công tác.
(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.
Linh động bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông mới Đổi mới giáo dục không chỉ đổi mới chương trình, phương pháp mà còn khâu quan trọng là bồi dưỡng nhà giáo. Bằng sự linh hoạt, công tác bồi dưỡng đội ngũ được đảm bảo tiến độ dù dịch bệnh diễn biến phức tạp. Giáo viên lớp 2, lớp 6 tỉnh Tiền Giang tham gia bồi dưỡng trực tiếp. Ảnh: X.Uyên. Giải tỏa...