Quan tâm giáo dục bảo vệ môi trường trong trường học
Giáo dục, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường (BVMT) xanh, sạch, đẹp cho học sinh (HS) là một trong những nội dung quan trọng ở mỗi trường học. Với ý nghĩa đó, những năm qua, ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) luôn quan tâm và triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp để BVMT một cách hiệu quả.
Ảnh minh họa.
Đã thành thông lệ, chiều thứ 6 hàng tuần, cô, trò Trường Tiểu học Quảng Phong (Quảng Xương) lại cùng nhau tổng vệ sinh phòng học, khuôn viên nhà trường. Theo đó, các lớp học được quét dọn sạch sẽ, trang trí đẹp mắt, những công trình măng non của HS như bồn hoa cảnh trước lớp, trong sân trường được các em chăm chút tỉa cành, làm cỏ, bón phân và tưới nước… Cùng với những hoạt động trên, để nâng cao nhận thức, hiểu biết của HS về vai trò của môi trường, cây xanh, tác hại của biến đổi khí hậu, Trường Tiểu học Quảng Phong còn chú trọng lồng ghép nội dung giáo dục môi trường cho các em thông qua các tiết học, môn học phù hợp và các buổi ngoại khóa, sinh hoạt đầu giờ, chào cờ… Cô giáo Kiều Ngọc Lan, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Quảng Phong cho hay: Việc tuyên truyền, giáo dục HS BVMT luôn được ban giám hiệu nhà trường quan tâm, nhất là từ khi thực hiện phong trào xây dựng trường học thân thiện, HS tích cực. Giải pháp được nhà trường ưu tiên thực hiện là lồng ghép nội dung giáo dục BVMT vào trong các môn học và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Chẳng hạn, ở môn Mỹ thuật có thể cho HS vẽ tranh về môi trường, trong các môn tự nhiên và xã hội có thể giúp HS hiểu biết về môi trường tự nhiên và xã hội, các nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường, cũng như cách BVMT… Ngoài ra, để nâng ý thức của các em trong giữ gìn vệ sinh, BVMT, nhà trường đã mua 10 thùng đựng rác đặt ở nhiều vị trí khác nhau trong khuôn viên sân trường nhằm tạo thuận lợi cho các em trong việc làm vệ sinh trường, lớp, bỏ rác đúng nơi quy định; phân công các lớp thay phiên nhau chăm sóc và làm sạch khu vực bồn hoa, sân trường, tạo cho các em cảm giác gần gũi với thiên nhiên, thêm yêu quý thiên nhiên và có ý thức BVMT.
Trường THCS Lộc Tân (Hậu Lộc) được xem là điểm sáng về giáo dục ý thức BVMT cho HS. Để nâng cao nhận thức của giáo viên và HS về BVMT, đầu mỗi năm học nhà trường đều xây dựng kế hoạch, thực hiện nhiều chương trình có ý nghĩa và thiết thực, gần gũi với môi trường để toàn trường có thể tham gia, tạo được sự hứng thú cho HS như, tham gia hưởng ứng “Tuần lễ nước sạch và vệ sinh môi trường”, “Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn”, “Ngày môi trường thế giới”; quét dọn, vệ sinh sân trường, lớp học… Theo thầy giáo Nguyễn Văn Cẩn, hiệu trưởng nhà trường, khi HS được học ở một môi trường xanh, sạch, đẹp, các em thấy yêu mến trường lớp hơn, có ý thức hơn trong việc BVMT xung quanh, ý thức HS được nâng cao, các em không chỉ là một thành viên tích cực BVMT ở nơi mình học, mà các em còn là những tuyên truyền viên tích cực tuyên truyền tới bạn bè, người thân ý thức, thái độ BVMT. Vì lẽ đó, nội dung giáo dục BVMT cho HS luôn được nhà trường thực hiện thường xuyên, liên tục dưới nhiều hình thức.
Video đang HOT
Thực tế, để nâng cao hiệu quả giáo dục BVMT gắn với thực hiện 10 tiêu chí đánh giá mô hình trường chuẩn, xanh, sạch, đẹp theo chỉ đạo của ngành giáo dục, ngoài việc tích hợp lồng ghép trong các môn học, các trường học trên địa bàn tỉnh đều có những cách làm riêng phù hợp với điều kiện của mỗi trường, mỗi địa phương, như tổ chức viết bài dự thi về đề tài biến đổi khí hậu và ứng phó với biến đổi khí hậu; làm đồ dùng tái chế từ các vỏ đồ hộp, giấy bìa loại, vật dụng cũ; thi vẽ tranh về chủ đề môi trường… Đặc biệt, với cuộc thi vẽ tranh, nhiều gam màu sinh động và nội dung gần gũi, thiết thực trong đời sống hằng ngày như trồng, chăm sóc cây xanh, quét, nhặt rác, vệ sinh nhà cửa, trường học… đã được các em HS tái hiện. Cuộc thi không chỉ là sân chơi bổ ích cho các em HS mà còn tạo hiệu ứng tích cực trong việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức về BVMT xanh, sạch, đẹp.
Qua đánh giá của Sở GĐ&ĐT, hiện nay, 100% giáo viên ở các bậc học đều tích hợp kiến thức giáo dục BVMT vào nội dung bài học ở các mức độ khác nhau. Ở bậc học mầm non, các nhà trường thực hiện qua nhiều chuyên đề, đặc biệt là chuyên đề “Bé làm quen với môi trường xung quanh”, cung cấp và hình thành cho các cháu những hiểu biết đơn giản về môi trường sống, biết giữ gìn sức khỏe bản thân. Ở bậc tiểu học, THCS và THPT được thực hiện rộng rãi qua nhiều môn học liên quan, như: Ngữ văn, Địa lý, Sinh học, Vật lý, Giáo dục công dân… cùng với đó là các hoạt động ngoại khóa thiết thực. Từ những hoạt động này, các em được trang bị kiến thức cơ bản về vai trò của môi trường đối với con người và tác động của con người đối với môi trường, phát triển kỹ năng bảo vệ và gìn giữ môi trường.
HS là thế hệ tương lai của đất nước, là những chủ nhân quyết định đối với sự phát triển của cả xã hội, đồng thời cũng là người bị ảnh hưởng nhiều nhất của vấn đề tài nguyên và môi trường đối với sự phát triển sau này. Do đó, những hành động thiết thực để các em nhận thấy trách nhiệm và thách thức của vấn đề tài nguyên và BVMT đối với tương lai của chính mình là rất quan trọng. Trên địa bàn tỉnh hiện có hơn 800.000 HS các cấp học, nếu ngay từ những ngày đầu cắp sách đến trường các em có ý thức về BVMT, chắc rằng các em sẽ tự giác tuyên truyền cho người thân và cộng đồng. Điều này cũng đồng nghĩa với việc, trong thời gian tới, ngành giáo dục cần nỗ lực hơn nữa tiếp tục nâng cao hiệu quả giáo dục BVMT cho mọi đối tượng HS.
Phong Sắc
Theo baothanhhoa
Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường từ dự án đặc biệt
Đổi giấy vụn, giấy đã qua sử dụng để mang về những chậu cây xanh thân thiện với môi trường là một dự án sáng tạo của CLB Cộng đồng xanh đến từ trường ĐH Ngoại thương. Dự án có tên gọi là "Green Exchange" đã thực sự lan tỏa tinh thần bảo vệ môi trường không chỉ đến các bạn sinh viên mà cả các bác lứa tuổi trung niên.
Green Exchange 2019 - Dự án đổi giấy và pin lấy cây kỳ vọng nâng cao ý thức của cộng đồng dân cư, đặc biệt là học sinh, sinh viên học tập và sinh sống trên địa bàn thủ đô về tiết kiệm giấy - bảo vệ cây và về việc phân loại, xử lí rác thải điện tử thông qua hoạt động trao đổi: Đổi sách, vở, giấy báo, pin... đã qua sử dụng đồng thời nhận lại một vật phẩm hữu ích hoặc một chậu cây nhỏ xinh để trên bàn làm việc, tăng thêm màu xanh cho không gian xung quanh.
Trải qua những mùa dự án Green Exchange trước, CLB 350 Việt Nam tự hào khi kêu gọi được hơn 3.000 học sinh, sinh viên tham gia trực tiếp cùng với 3.000 chậu cây đã được đổi, 15 tấn giấy có thể tái chế được thu gom. Giấy thu về từ dự án sẽ được phân loại và sử dụng với những mục đích khác nhau: Sách giáo khoa và giấy trắng một mặt dành tặng các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, sách giáo trình tặng lại cho các bạn sinh viên, giấy bìa cứng chuyển đến hội người mù (phục vụ cho việc viết chữ nổi), giấy vụn được chuyển đến cơ sở tái chế...
Các bạn trẻ đều hào hứng khi tham gia dự án đổi giấy, pin lấy cây. Đây được xem là một việc làm hết sức có ý nghĩa trong việc bảo vệ môi trường. Ảnh: Đ.Quý
Chị Nguyễn Quỳnh Chi (quận Đống Đa) tranh thủ ngày nghỉ để đưa 2 con của mình tới địa điểm để đối giấy lấy cây. "Qua facebook, tôi thấy nhiều nhóm tham gia chương trình này và tôi thấy đây thực sự là một việc làm có ý nghĩa. Tôi cũng nhắc các con có sách, giấy vở cũ đã tự lưu giữ trước đó đến đổi lấy cây. Khi tham gia, các con được phân loại rác, được đi giao lưu với mọi người", chị Quỳnh Chi chia sẻ. Bạn Nguyễn Hoàng Quân (sinh viên một trường ĐH trên địa bàn quận Đống Đa) thì hào hứng nói: "Đây là lần thứ hai mình tham gia chương trình này. Khi học xong có rất nhiều tài liệu, sách vở, mình không dùng đến nhưng thật hữu ích khi áp dụng vào chương trình này, vừa bảo vệ môi trường lại nhân thêm tình yêu cây xanh".
Cũng giống như Hoàng Quân, bạn Nguyễn Minh Hòa, sinh viên Học viện Ngoại giao cho biết: "Mặc dù mình đang trong thời gian thi học kỳ, nhưng khi thấy chương trình có ý nghĩa lớn, góp một phần công sức của các bạn trẻ trong việc bảo vệ môi trường nên rất ủng hộ và sắp xếp thời gian thi cử bận rộn để tham gia". Còn bạn Cao Thùy Dung, ĐH Sư phạm Hà Nội cho hay: "Chương trình này rất có ý nghĩa với các bạn trẻ. Nó không chỉ là nơi chúng ta có thể đóng góp công sức của mình để bảo vệ môi trường, giúp đỡ những em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn mà nó còn là nơi để gắn kết các bạn trẻ lại với nhau. Qua chương trình chúng ta sẽ thấy được trách nhiệm và tình cảm của bản thân. Mình mong rằng chương trình sẽ được nhân rộng và tích cực hoạt động hơn nữa để mọi người cùng tham gia".
Nhờ tinh thần lan tỏa của các bạn trẻ quan tâm tới môi trường, mô hình dự án Green Exchange, ban đầu chỉ được thực hiện ở trường ĐH Ngoại Thương nay đã được nhân rộng ra các trường THPT, ĐH, cơ quan văn phòng tạo thành một hệ thống Green School và Green Office. Tiêu biểu trong số đó phải kể đến trường THPT Thăng Long, trường Phổ thông liên cấp Olympia, ĐH Bách Khoa Hà Nội. Anh Hoàng Quý Bình đại diện nhóm Green Life chia sẻ: "Khi dự án được truyền thông rộng rãi trên cộng đồng mạng, mọi người đã quan tâm, chú ý. Đặc biệt, có nhiều điểm trường muốn hợp tác và liên kết để tạo ra các sự kiện. Tuy nhiên, chúng tôi còn thiếu nhân lực và cũng đang kêu gọi thêm các cộng tác viên để cùng duy trì dự án".
Green Exchange không chỉ đổi giấy mà còn đổi pin và một số loại rác thải điện tử khác. Lượng giấy thu được thông qua dự án Green Exchange sẽ được CLB 350 Việt Nam sử dụng vào những mục đích khác nhau để phù hợp và thân thiện với môi trường. Lượng pin thu được sẽ được mang tới địa điểm tái chế Việt Nam Recycle để có biện pháp xử lý, tái chế tốt nhất, không gây hại cho môi trường. Có thể nói nhờ tinh thần lan tỏa của các bạn trẻ quan tâm tới môi trường, mô hình dự án Green Exchange - ban đầu chỉ được thực hiện ở ĐH Ngoại thương nay đã được nhân rộng. Các nhóm dự định sẽ tiếp tục mở rộng quy mô hoạt động, để thành tựu đạt được không chỉ dừng lại ở những con số mà là tình yêu môi trường, ý thức bảo vệ hành tinh xanh sẽ được nhân lên thật nhiều.
Đăng Quý
Theo PLXH
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT: HS, SV và phụ huynh hãy tích cực tham gia hoạt động bảo vệ môi trường Sáng 14/6, tại Trường ĐH Sư phạm, ĐH Huế đã diễn ra lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Môi trường Thế giới và Tháng hành động vì môi trường của ngành giáo dục. Đến tham dự có ông Nguyễn Văn Phúc, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), các Vụ trưởng, Vụ phó vụ KHCN Bộ GD&ĐT, ông Nguyễn Dung, Phó...