Quan tâm đúng cách giúp tạo động lực cho con
Kỳ thi cuối cấp và đại học khiến không ít bạn học sinh thấy áp lực, lo lắng. Lúc này, sự quan tâm, chăm sóc đúng cách của cha mẹ sẽ giúp con trẻ có động lực, niềm tin để cố gắng hơn.
Thời gian chuẩn bị thi cử, đa phần các sĩ tử phải đối mặt với cường độ học tập cao, lịch học dày đặc và áp lực điểm số… Điều đó ảnh hưởng nhiều đến kết quả học tập và sức khỏe của các bạn học sinh.
Ba mẹ quan tâm, lo lắng cho con nhưng giai đoạn này các em thường có những biểu hiện tâm lý phức tạp, làm cho mối quan hệ giữa phụ huynh và con cái trở nên căng thẳng hơn. Không ít người bối rối, không biết nên quan tâm con như thế nào là phù hợp, khoa học và giúp con giảm bớt gánh nặng về mặt tâm lý.
Những biểu hiện tâm lý bất thường
Hồng Nhung, học sinh lớp 12 ở Đồng Nai có biểu hiện tâm lý khác thường như lo lắng, lười ăn, ít ngủ, đầu óc luôn trong trạng thái căng thẳng… khi bước vào tháng cuối của năm học 12. Chị Huyền, mẹ của Nhung lo lắng cho con nên thường xuyên hỏi han chuyện học hành ở lớp, ở trường để thể hiện sự chăm sóc, quan tâm. Nhưng đáp lại, Nhung bắt đầu có biểu hiện nói trống không, trả lời qua loa hoặc xua tay không nói chuyện rồi ôm cặp đóng cửa phòng ngồi một mình.
Áp lực thành công, kỳ vọng từ gia đình sẽ khiến một số học sinh có các biểu hiện tâm lý bất thường.
Cũng giống như Hồng Nhung, ngày thi càng đến gần, Hùng, sống ở TP HCM càng lo lắng nhiều hơn. Ba Hùng mỗi lần đón con lại thấy dáng đi lững thững từ cổng trường bước ra, gương mặt thì hốc hác. Ba Hùng hỏi chuyện học hành, bạn bè thì em nổi giận không nói chuyện trên cả suốt tuyến đường về nhà. Thức khuya, dậy sớm và học bài với cường độ cao làm cho cơ thể em mệt mỏi, tiều tụy hơn trước. Ba mẹ của Nhung và Hùng đều bối rối khi hỏi han không được, nói chuyện với con cũng không trọn vẹn.
Các nguyên nhân của tâm lý không ổn định
Phó giáo sư, Tiến sĩ tâm lý Huỳnh Văn Sơn cho biết: có nhiều nguyên nhân khiến trẻ rơi vào trạng thái thờ ơ, “bất cần”, nóng nảy với các mối quan hệ xung quanh, mà đặc biệt là với phụ huynh trong giai đoạn cận kề ngày thi. Nguyên nhân phổ biến là áp lực tâm lý về mặt thi cử ở chính bản thân các em hoặc áp lực ấy xuất phát từ kỳ vọng quá lớn của gia đình. Khi càng nhận được sự quan tâm của ba mẹ, các em càng cảm thấy nặng nề hơn.
Video đang HOT
Trò chuyện thân mật, động viên con đúng lúc sẽ giúp con thoải mái và tự tin hơn.
Thêm vào đó, tâm lý tuổi đang trưởng thành thường không muốn bị kiểm soát bởi người lớn. Các em muốn được tự do, được tự thể hiện và tự quyết định với các vấn đề của bản thân. Cộng với sự căng thẳng, mệt mỏi trí óc do cường độ học hành, ôn tập tăng lên, các em có những phản ứng và cách cảm nhận không tích cực về sự chăm sóc của ba mẹ.
Giúp con thoải mái hơn trong giai đoạn học thi
Chuyên gia tâm lý Huỳnh Văn Sơn tư vấn: sự quan tâm của phụ huynh ở giai đoạn này cần rất khéo léo và tế nhị đi kèm với sự đồng cảm trạng thái tâm lý bất thường của con. Phụ huynh nên động viên con nhẹ nhàng thay vì trực tiếp hỏi con và sau đó phản ứng tiêu cực lại với phản ứng của con; trò chuyện, tâm sự, vui đùa với con ở những khoảng thời gian giải trí, vào ngày nghỉ để trẻ tiếp nhận thông tin, cảm xúc một cách tích cực hơn.
Để đảm bảo bổ sung các chất dinh dưỡng cho sĩ tử trong mùa thi mà không làm ảnh hưởng đến thời gian học tập, nghỉ ngơi, phụ huynh cần chú ý chất lượng của bữa ăn. Cha mẹ có thể cho con uống bổ sung dinh dưỡng tăng cường cho não thông qua nước cốt gà Brand’s để giúp tăng cường hoạt động của trí não, làm đầu óc tỉnh táo, không bị buồn ngủ và giảm sự kém tập trung.
Hiệu quả hơn, cha mẹ hãy dùng hành động thay cho lời nói. Trẻ có thể quan sát và cảm nhận được sự quan tâm, chia sẻ từ phụ huynh qua các hành động hằng ngày mà nhất là việc chăm sóc tinh thần, sức khỏe cho con. Trong đó, một phần không thể thiếu là việc cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho con, vì trong thời gian ôn thi, học tập với cường độ cao, cơ thể các em tiêu hao nhiều năng lượng.
Từ ngày 15/4 đến ngày 15/7, báo điện tử VnExpress phối hợp cùng nhãn hàng Nước cốt gà Brand’s tư vấn cách chăm sóc trí não cho sĩ tử trong mùa thi, giúp học sinh tỉnh táo và minh mẫn hơn khi ôn thi đại học. Độc giả có thể chia sẻ kinh nghiệm, đặt các câu hỏi tại: xahoi@vnexpress.net.
Ngọc Bích
Theo VNE
Những nấc thang đến giảng đường đại học
Để đỗ dược đại học có lẽ không phải là điều đơn giản. Tham khảo một vài điều dưới đây, có thể chúng sẽ giúp bạn đến gần hơn tới ước mơ vào đại học.
Mục tiêu động lực
Ngay từ đầu năm học hãy đặt ra cho mình mục tiêu để phấn đấu, ước mơ mà bạn muốn đạt được. Có thể đó là những ước mơ xa vời và viển vông, nhưng chính chúng sẽ giúp bạn cố gắng hơn trong học tập.
Sau đó hãy đặt ra cho mình trường Đại học và chuyên nghành mà bạn sẽ dự định thi trong năm nay. Điểm là bao nhiêu, có vừa với khả năng của mình hay không?
Hãy luôn nghĩ ra cho mình các động lực để phấn đấu. Đặc biệt khi chán nản thì càng cần có nhiều động lực để giúp bạn vượt qua. Có thể là bố mẹ, bạn bè hay thầy cô, hoặc một sự kiện nào đó khiến bạn cần phải cố gắng...
Kế hoạch rõ ràng
Hãy bắt đầu từ việc lập kế hoạch cho một ngày và một tuần. Bạn phải nghĩ rằng mình cần thay đổi, kì thi đang đến gần, không thể học hành chểnh mảng mãi như vậy được.
Ghi các kế hoạch thật tỉ mỉ và thực hiện đúng quy củ. Hãy tự thưởng cho mình sau mỗi tuần thực hiện tốt, bằng cách đi ăn những món mình thích, đi chơi đâu đó...
Những mục tiêu và động lực của bạn cũng cần được ghi và dán lên tường, để bất cứ lúc nào cũng có thể đọc và lấy thêm sự quyết tâm.
Ý chí bền bỉ
Ban đầu việc thực hiện theo quy tác có thể gây cho bạn khó chịu và muốn bỏ cuộc nhưng đừng như vậy vì chắc chắn nếu kiên trì thì bạn sẽ thấy chũng rất có ích đó bởi ban đầu ai cũng phải trải qua quá trình ấy. Người khác không phải là thiên tài, nhưng họ vẫn làm được tại sao bạn lại không?
Kiến thức vững chắc
Hãy cố gắng học đến đâu nắm chắc đến đó, không học theo kiểu "cưỡi ngựa xem hoa", vì như vậy sẽ rất nhanh quên và nhanh chán. Bạn cần thường xuyên đảo đi đảo lại kiến thức để có thể ghi nhớ thật sâu sắc. Phải hiểu bản chất của vấn đề, chứ không chỉ là học vẹt.
Đối với mỗi môn học sẽ có những phương pháp riêng, bạn có thể hỏi thêm bạn bè thầy cô để rồi thực hiện thử và từ đó tự rút ra phương pháp phù hợp nhất cho bản thân mình.
Không có môn nào học dễ cả nếu bạn lười biếng, nhưng cũng sẽ không có môn nào học quá khó khi bạn thực sự chăm chỉ tìm tòi.
Khiêm tốn ham học hỏi
Có thể bạn rất giỏi, nhưng kiến thức là vô tận vì vậy sẽ vẫn có những điều bạn chưa biết, vì thế hãy lắng nghe và học hỏi.
Đôi khi đó là điều bạn đã biết những cũng cần lắng nghe, vì nó sẽ giúp bạn ghi nhớ hơn và khẳng định lại kiến thức của mình thêm chắc chắn hơn.
Chia sẻ với bạn bè những điều đã biết giúp bạn đảo lại kiến thức và là động lực để bạn học tập cố gắng hơn.
Tự tin vào chính mình
Bạn không nên tự ti, hãy tin rằng mình có thể làm được vì mình đã rất cố gắng.
Cứ bình tĩnh trước mọi việc, giữ được tâm thế tốt nhất thì chắc chắn bạn sẽ thành công, chỉ cần bạn không biến nó thành tự kiêu.
Bạn sẽ thành công nếu thực sự cố gắng và có phương pháp!
Theo Mực Tím
Sư phạm không còn là "đất hứa" Hiện nay đang là thời điểm sinh viên năm cuối bước vào kỳ thực tập. Cũng như những ngành học khác, phần đông sinh viên sư phạm thực tập theo đúng chuyên ngành đào tạo. Tuy nhiên, vẫn tồn tại một bộ phận không nhỏ sinh viên thực tập ở những lĩnh vực không liên quan gì ngành học, kể cả những bạn...