Quân sự thế giới : Hải quân Trung Quốc kém hơn hạm đội Nga
Hải quân Trung Quốc kỷ niệm 70 năm ngày thành lập của mình vào 23.4, đây là một trong những ham đội mạnh nhất và được trang bị kỹ thuật nhất trên thế giới, đứng thứ ba sau Hoa Kỳ và Nga, các chuyên gia được Sputnik thăm dò ý kiến cho biêt.
Theo cựu giám đốc trụ sở của Hải quân Nga (1998-2005), Đô đốc Viktor Kravchenko, người Trung Quốc đã vay mượn rất nhiều từ Nga, ví dụ việc Bắc Kinh mua cac tàu khu trục dư an 956A và 877 tàu ngầm Varshirlanka. Tuy nhiên, ngày nay Trung Quốc đã đạt tới sự độc lập hoàn toàn về mặt công nghệ, đã thiết lập việc sản xuất hàng loạt thiết bị hải quân của tất cả các loại hiện có.
“Hải quân Trung Quốc hiện đang dẫn đầu thế giới, về sức mạnh họ có thể giữ vị trí thứ ba sau Mỹ và Nga. Ho co tất cả các loại thiết bị hải quân ma Nga cung co. Mỗi năm họ trơ nên manh hơn, tôi chăc chăn rằng trong tương lai gần, ho sẽ nhận được nhiều tàu sân bay mạnh – ông Kravchenko nói.
Theo Danviet
Chấn động: Hàng loạt quốc gia rục rịch chuẩn bị chiến tranh?
Trong thời gian gần đây, nhiều quốc gia đã cảnh báo chuẩn bị chiến tranh, dấy lên nỗi lo ngại an ninh, ổn định toàn cầu.
Một cuộc chiến giữa Mỹ và Trung Quốc trong 10-15 năm tới
Ảnh: Reuters.
Video đang HOT
Vào tuần trước, Trung tướng Ben Hodges (nay đã nghỉ hưu) - cựu chỉ huy lực lượng vũ trang Mỹ tại châu Âu đã hối thúc các quốc gia châu Âu cần phải chi tiêu quốc phòng nhiều hơn nhằm đảm bảo cho "an ninh" của chính mình. Lý do mà ông Hodges đưa ra là Washington hiện đang phải "đối phó với mối đe dọa Trung Quốc" tại Thái Bình Dương.
"Nước Mỹ cần các đồng minh châu Âu mạnh mẽ. Tôi nghĩ rằng trong 15 năm tới, dù không chắc chắn xảy ra, Mỹ có sẽ chiến tranh với Trung Quốc", ông Hodges phát biểu tại Diễn đàn An ninh Warsaw.
Bên cạnh đó, ông Hodges cho biết thêm rằng dù an ninh châu Âu là ưu tiên hàng đầu của Mỹ, Washington cũng sẽ phải chuẩn bị "cho khả năng chiến đấu tại Thái Bình Dương trong 10 hoặc 15 năm tới".
Trung Quốc cũng đang chuẩn bị chiến tranh
Các binh sĩ thuộc Hải quân Trung Quốc. Ảnh: Reuters.
Sau tuyên bố của Trung tướng Ben Hodges, Chủ tịch Tập Cận Bình cũng đã chỉ thị các sĩ quan quân đội cần chuẩn bị cho chiến tranh.
"Việc tăng cường sức mạnh là cần thiết... và tập trung chuẩn bị để chiến đấu", Chủ tịch Tập nói vào thứ Năm (25.10) vừa rồi.
"Chúng ta phải đẩy mạnh các bài tập sẵn sàng trực chiến, các cuộc tập trận chung và các bài tập đối đầu nhằm nâng cao khả năng của binh sĩ và chuẩn bị cho chiến tranh".
Nga cũng sẵn sàng?
Ảnh: Global Look Press.
Theo Phó Giám đốc Sở Kiểm soát và Chống phổ biến Vũ khí Andrey Belousov (trực thuộc Bộ Ngoại giao Nga), Moscow cũng đang chuẩn bị cho chiến tranh.
"Trong một cuộc họp gần đây, Mỹ tuyên bố Nga đang chuẩn bị cho chiến tranh. Điều này là có thật, tôi có thể xác nhận điều này", ông Belousov khẳng định.
Cũng trong tuyên bố của mình, ông Belousov cho rằng thông qua việc rút khỏi Hiệp ước Các lực lượng Hạt nhân Tầm trung (INF), Mỹ đã làm gia tăng căng thẳng giữa Washington và Moscow, đồng thời tuyên bố chính phía Mỹ - với dự định tăng cường kho vũ khí hạt nhân - đang chuẩn bị cho một cuộc chiến gây hấn.
"Ở đây có sự khác biệt: Nga chuẩn bị cho một cuộc chiến còn Mỹ thì chuẩn bị để gây chiến", ông Belousov nói.
Israel không có "lựa chọn nào khác" ngoài chiến tranh
Ảnh: Reuters.
Vào tuần trước, khi đang có bài phát biểu cáo buộc phong trào vũ trang Hamas "đạo diễn" các cuộc xung đột giữa quân đội Israel và thường dân Palestine, Bộ trưởng Quốc phòng Israel Avigdor Lieberman nói: "Chiến tranh là biện pháp chỉ được dùng khi không còn lựa chọn nào khác và hiện tại, chúng ta không có lựa chọn".
Tuy nhiên theo RT, từ đầu thế kỷ 21 cho đến nay, Tel Aviv đã "không còn lựa chọn nào khác" ít nhất là 5 lần.
Thổ Nhĩ Kỳ cũng chuẩn bị?
Binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ diễu binh trong một sự kiện của quân đội. Ảnh: Reuters.
Ông Yigit Bulut - cố vấn hàng đầu của Tổng thống Recep Tayyip Erodan - tuyên bố Ankara sẵn sàng đối mặt với "sự gây hấn" từ phía Hy Lạp, đồng thời khẳng định quân đội Thổ Nhĩ Kỳ sẽ đè bẹp đối thủ chỉ trong 3-4 giờ đồng hồ.
"Hy Lạp sẽ thất bại thảm hại chỉ trong 3-4 giờ nếu dám gây chiến với Thổ Nhĩ Kỳ", ông Bulut bình luận trên sóng truyền hìnhvề sự cố gần đây giữa tàu chiến Hy Lạp và tàu tìm kiếm, thám hiểm Thổ Nhĩ Kỳ.
Cũng theo cố vấn Bulut, không chỉ Hy Lạp, các lực lượng vũ trang người Kurd tại Syria cũng sẽ phải hứng cơn thịnh nộ từ phía Anakara.
Theo Danviet
Mỹ rút khỏi hiệp ước vũ khí với Nga để nhắm vào Trung Quốc? Quyết định rút khỏi hiệp ước vũ khí hạt nhân với Nga của Mỹ, nhìn bề ngoài có thể là đòn tấn công đối với đối thủ cũ trong Chiến tranh Lạnh, nhưng các chuyên gia nhận định, mục tiêu lớn hơn ở đây có khả năng là Trung Quốc. Fu Mengzi, phó giám đốc Viện quan hệ quốc tế đương đại Trung...