Quẩn quanh chữ nghĩa
Từ xa xưa, dân gian đã lưu truyền một câu nói được nhiều người nước ngoài học tiếng Việt thấm nhuần đó là: “Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam”.
Mà chẳng riêng gì người nước ngoài học tiếng Việt, đến cả người Việt thỉnh thoảng vẫn sai lỗi chính tả kể cả văn nói lẫn văn viết, mà vẫn thống thiết cho rằng mình đúng.
Có rất nhiều từ tiếng Việt đã bị hiểu sai, dùng sai ngữ cảnh trong thời buổi hội nhập
Bởi vì không chỉ riêng ngữ pháp, hệ thống những từ đồng âm đồng nghĩa trong tiếng Việt cũng dặc dài mà bút giấy khó có thể liệt kê toàn bộ. Thậm chí, nhiều người Việt đã trải qua cả ba cấp học, lấy bằng cử nhân Đại học và còn có cả Thạc sĩ thậm chí Tiến sĩ và xa hơn nữa cũng có những lúc tranh luận về chữ nghĩa tiếng Việt phải lần giở “ Từ điển tiếng Việt” ra để mà khảo cứu.
Oái oăm hơn, có trường hợp các cuốn Từ điển tiếng Việt được viết bởi những nhà ngôn ngữ có tiếng tăm vẫn có những lỗi sai không biết do đánh máy hay nhầm lẫn chủ quan. Nhất là thời điểm hiện nay, khi Việt Nam đã hội nhập ngày càng sâu rộng thì tiếng Việt không dấu lại xuất hiện nhiều trong các văn bản và tràn lan từ báo chí đến văn học. Tiếng Việt không dấu lại là cơ hội kích thích sự suy luận, gán ghép chữ nghĩa cho rất nhiều sự sáng tạo bay xa.
Video đang HOT
Thêm vào đó, khi mà điện thoại di động chưa thông minh như ngày nay, tức là vẫn đơn sơ cục gạch, các tin nhắn không dấu vẫn được phát tán đi khắp mọi nơi, dẫn đến nhiều hiểu lầm vô cùng đáng tiếc lẫn thú vị. Dù vô tình hay hữu ý, cộng đồng mạng thỉnh thoảng vẫn được giải trí bằng những mẫu tin nhắn không dấu để rồi tha hồ suy luận. Ví dụ như tin nhắn vợ gửi chồng giữa lúc “cao điểm” của giờ nhậu (đàn ông miền Bắc thường nhậu khi tan sở, chập choạng phố lên đèn): “An com khong con cho”.
“Phải thừa nhận rằng, sự đa dạng, biến ảo của chữ nghĩa tiếng Việt cũng tạo ra rất nhiều câu chữ có lúc như nhảy múa, tung tẩy và rất nhiều cảm xúc thú vị. Nhưng sáng tạo cái mới cũng phải gắn liền với sự phù hợp và giữ được những nguyên tắc của tiếng Việt.”
Nhà báo Hồ Viết Thịnh
Tin nhắn rõ ràng cũng hơi đơn sơ và thiếu kính ngữ, nhưng nội dung cũng bày tỏ sự quan tâm, được chuyển dịch có dấu ra sẽ thành: “Ăn cơm không còn chờ”. Thế nhưng, ông chồng lúc đó dù mới chỉ 1 – 2 vại bia thôi là đã đủ để dịch nhầm. Ông chồng xưa nay vốn nể vợ, nhưng đọc xong tin nhắn, máu dồn hết lên não, lập tức bấm điện thoại gọi về cho vợ lớn tiếng “Cô bảo ai là chó?”. Ví dụ trên để thấy, chữ Việt đã nhiều và đa nghĩa, nhưng sự dung nạp vốn từ vẫn được bổ sung thường xuyên, có rất nhiều từ ngữ dù không được Từ điển tiếng Việt liệt kê nhưng vẫn được dân gian ưu tiên dùng thường xuyên.
Trong kho tàng tiếng Việt, còn có rất nhiều từ đã bị hiểu sai, dùng sai ngữ cảnh nhưng vẫn được sử dụng một cách phổ biến. Một chuyên gia về ngôn ngữ chưa từng biên soạn Từ điển tiếng Việt khi được hỏi về những từ như thế, sau nhiều giây suy nghĩ đã kết luận: “Có những từ dùng sai nhưng được cộng đồng chấp nhận thì được coi là đúng”. PGS. TS Phạm Văn Tình – Tổng Thư ký Hội Ngôn ngữ học Việt Nam từng đề cập đến một câu chuyện liên quan đến tấm biển ở một bệnh viện lớn ghi: “Đăng ký khám Giáo sư, Phó Giáo sư”.
Ông bày tỏ: “Nếu chỉ căn cứ vào biển này, không ít người sẽ suy luận, đây là nơi xếp hàng đăng ký khám sức khỏe cho những ai có học hàm Giáo sư và Phó Giáo sư. Nhưng nếu đọc những thông tin phụ tiếp theo ở dưới (Khám Giáo sư, trong giờ: 350.000 đồng/lượt, ngoài giờ: 500.000 đồng/lượt; Khám Phó Giáo sư, trong giờ: 250.000 đồng/lượt, ngoài giờ: 300.000 đồng/lượt) thì nhiều người sẽ hiểu khác. Rằng những ai có nhu cầu chữa bệnh đến đây sẽ có quyền lựa chọn người khám cho mình. Được những người có trình độ cao trong lĩnh vực y học (như Giáo sư và Phó Giáo sư) khám sẽ phải nộp tiền nhiều là đương nhiên và hoàn toàn xứng đáng”.
Tuy nhiên, ở một góc độ khác, ông cho rằng ở đây liên quan tới ngôn từ, chữ nghĩa cần bàn. Câu chuyện trên chỉ là một trong vô vàn ví dụ về chữ nghĩa tiếng Việt trong đời sống lẫn văn cảnh. Tuy nhiên cũng phải thừa nhận rằng, sự đa dạng, biến ảo của chữ nghĩa tiếng Việt cũng tạo ra rất nhiều câu chữ có lúc lại như nhảy múa, tung tẩy và rất nhiều cảm xúc thú vị. Nhưng sáng tạo cái mới cũng phải gắn liền với sự phù hợp và giữ được những nguyên tắc của tiếng Việt. Oái oăm nhất là cảnh phải đọc một văn bản mà tiếng Việt với tiếng Anh cứ đan xen như những hạt lạc trên luống cày, trúc trắc vô cùng.
Theo anninhthudo
Lắt léo chữ nghĩa: Thượng đỉnh là gì?
Từ điển tiếng Việt của Trung tâm Từ điển học (Vietlex) do Hoàng Phê chủ biên giảng thượng đỉnh là 'đỉnh cao nhất' rồi liền sau đó là thí dụ hội nghị thượng đỉnh với chú thích trong ngoặc đơn là 'hội nghị cấp cao nhất'.
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un tại thượng đỉnh Mỹ - Triều diễn ra ở Hà Nội ngày 27.2 - ẢNH: GIA HÂN
Lời giảng này không thực sự xác đáng. Trong tiếng Việt hiện đại, dù là ngôn ngữ văn học hay khẩu ngữ, hai tiếng thượng đỉnh cũng rất ít được dùng với cái nghĩa là "đỉnh cao nhất". Đây chủ yếu là một thuật ngữ chính trị, như trong thí dụ hội nghị thượng đỉnh mà chính quyển từ điển này đã cho. Nhưng lời chú giải trong ngoặc đơn của nó thì cũng chẳng thỏa đáng tí nào. "Cấp cao nhất" là một cách diễn đạt rất mơ hồ. Cấp cao nhất của một bộ dĩ nhiên là bộ trưởng, nhưng chẳng có ai gọi Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 51 tại Singapore vừa qua (2018), chẳng hạn, là "hội nghị thượng đỉnh" cả.
Thượng đỉnh chỉ dùng cho các cuộc hội nghị của các nguyên thủ quốc gia hoặc người đứng đầu chính phủ mà thôi. Đây là một hình thức sao phỏng (loan translation) dùng để dịch danh từ summit của tiếng Anh, thường được giảng một cách đơn giản là "a meeting between heads of government" (hội nghị giữa những người đứng đầu chính phủ), còn chi tiết hơn thì là "an international meeting of heads of state or government, usually with considerable media exposure, tight security, and a prearranged agenda" (hội nghị quốc tế của những người đứng đầu quốc gia hoặc chính phủ, có truyền thông đưa tin rộng rãi, an ninh thắt chặt và một nghị trình được sắp xếp trước). Summit là dạng tắt của summit meeting, cũng gọi là summit conference (ít dùng hơn), đều có nghĩa là "hội nghị thượng đỉnh".
Thượng đỉnh là một cách dịch của riêng tiếng Việt, hoàn toàn không dính dáng gì đến tiếng Hán. Vì thế, việc từ điển Hoàng Phê dùng hai chữ Hán [] để chú thích cho mục thượng đỉnh là một việc làm vô lý và hoàn toàn vô ích. Trong tiếng Hán thì "hội nghị thượng đỉnh" là thủ não hội nghị [], nói tắt thành thủ não [], hoặc cao phong hội nghị [í92;], nói tắt thành phong hội [í92;]. Trung Quốc cấm văn võng [È13;] có chuyên mục [] " Mỹ Triều thủ não". Còn BBC News (Trung văn) ngày 28.2.2019 thì chạy tít [Õ35;í92;] "Kim Chính Ân hòa Đặc Lãng Phổ Việt Nam Hà Nội phong hội"(Donald Trump được phiên âm thành Đặc Lãng Phổ).
Nhưng có ý kiến cho rằng cách dùng thượng đỉnh cũng không hợp lý vì "thượng đã là đỉnh rồi nên thượng đỉnh là thượng lên đỉnh". Đây là một cách nói thiếu suy nghĩ vì với cách hiểu này thì thượng đỉnh (chữ [] lẽ ra phải đọc là thướng thì mới có nghĩa là "lên") sẽ là một ngữ vị từ, tức là một cấu trúc cú pháp do vị từ động làm trung tâm.
Còn thượng đỉnh ở đây lại là một danh ngữ chính phụ mà thượng là định ngữ còn đỉnh là bị định ngữ, làm trung tâm của danh ngữ. Phải là danh ngữ thì thượng đỉnh mới được dùng để dịch danh từ summit của tiếng Anh chứ. Nó không phải là kết quả của một cách tạo từ sai trái, mà được tạo ra theo cái mẫu của danh ngữ Thượng đế.
Thượng trong thượng đỉnh cũng có vai trò và ý nghĩa y như Thượng trong Thượng đế. Nếu muốn nói thượng đỉnh bị đặt sai thì phải chứng minh rằng Thượng đếcũng là một cách đặt sai.
Theo thanhnien
Lắt léo chữ nghĩa: 'Kỳ cục' là gì? Ngoài Bắc nói kỳ quặc, trong Nam nói kỳ cục. Từ điển tiếng Việt của Trung tâm Từ điển học (Vietlex) do Hoàng Phê chủ biên giảng kỳ quặc là "kỳ lạ đến mức trái hẳn lẽ thường, khó hiểu". Còn kỳ cục thì sao? Từ điển phương ngữ Nam bộ do Nguyễn Văn Ái chủ biên giảng là "kỳ lạ, vô cùng,...