Quán phở Nam Định hơn 60 năm hút khách giữa lòng Sài Gòn
Phở Dậu, phở Nguyễn Cao Kỳ hay phở Cây Trứng Cá là 3 trong số rất nhiều cái tên mà người Sài Gòn thường nhớ về quán ngon, gắn với khu cư xá cũ ở quận 3 (TP.HCM).
Tồn tại hơn 60 năm ở đất Sài thành, phở Dậu không đơn thuần là địa chỉ ăn sáng thường nhật mà còn là nét văn hóa bình dị và gần gũi.
5h sáng, con hẻm 288 Nam Kỳ Khởi Nghĩa (quận 3) đã bắt đầu tấp nập người qua lại. Người đến ăn phở Dậu phải “canh me” từ sáng sớm bởi quán chỉ mở đến 12h trưa, và nhiều món ngon đặc biệt thì nhanh hết.
Đến phở Dậu, người ta say mê vị nước lèo đặc trưng từ xương ống bò hầm. “Đúng phở Bắc thì nước phải trong, vị phải thanh chứ không đậm gia vị”, chị Hoàng – con gái chủ quán chia sẻ.
“Chúng tôi không coi nước lèo là nét đặc trưng của phở Dậu, nhưng tôi tin tiêu chuẩn đặc biệt giúp quán giữ chân khách suốt những năm qua”, chị nói.
Bởi thế, người sành ăn còn gọi riêng một chén nước tiết. Đó là nước cốt thơm, ngọt của xương ống bò hầm đặc sản ở đây.
Video đang HOT
Để giữ nguyên bản phong vị phở Nam Định, phở Dậu không phục vụ những thứ rau ăn kèm như ngò gai, giá đỗ hay húng quế. Khách quen chỉ nêm nếm chút tương, chút đường vào chén hành tây thái mỏng, để rồi nhấm nháp cùng thịt bò mềm cho ra hương vị đặc biệt chỉ có tại phở Dậu.
Đặc sắc của phở Dậu còn là sợi phở mỏng, bản nhỏ nhưng có độ dai nhất định. Gia đình chị Hoàng luôn tự hào vì khắp Sài Gòn không thể tìm ra thứ phở khác như vậy.
Người đến phở Dậu đa phần là khách quen. Có cặp vợ chồng trẻ từ quận 11 vẫn thường tới lui phở Dậu thưởng thức bữa sáng. Họ chia sẻ: “Phở Dậu đặc biệt từ chất lượng món ăn đến không gian và nhân viên quán, tất cả mang đến cảm giác bình dị và gần gũi khó tả”.
Những năm 1945, ông bà nội chị Hoàng rời quê hương vào Sài Gòn sinh sống. Vốn xuất thân từ Nam Định – nơi bắt nguồn của món phở Việt truyền thống, ông bà mở quán phở nhỏ ngay trong khu cư xá để mưu sinh.
Trước đây quán không có bảng hiệu nên mỗi khách tự đặt một cái tên để dễ nhớ. Có người gọi phở Cây Trứng Cá vì quán ngày đầu có sẵn một cây trứng cá. Nhiều du khách lại ưu ái gọi phở Nguyễn Cao Kỳ khi nghe giai thoại về các chuyến ghé ăn của vị tướng này. Có thời điểm, nhiều người nhắc nhau đến phở khu phố 4 (quận 3, TP.HCM) tìm vị phở Bắc.
Dù cố gắng gìn giữ món phở truyền thống chuẩn Nam Định, phở Dậu ngày nay cũng được biến tấu đôi chút để phù hợp hơn với thực khách. Điển hình là những chén hành tây thái mỏng mà nhiều vị khách vẫn thích thú ở đây.
Đứng bếp nấu phở và các thức uống bán kèm đều là thành viên gia đình chị Hoàng. “Phở gia truyền phải do chính tay người trong nhà nấu chứ không thể giao cho người ngoài, bởi vậy mà chúng tôi cũng không mở thêm chi nhánh nào khác”, chị Hoàng chia sẻ.
Từ một quán nhỏ trong nhà, giờ đây phở Dậu gần như chiếm hết không gian khu cư xá. Nhưng điều đặc biệt là không khí gia đình và thân thuộc nơi đây không hề đổi khác.
Đông đúc là vậy nhưng phở Dậu luôn toát lên không khí yên bình hiếm quán xá nào có được. Không gian quán bình dị còn thực khách lại nhẹ nhàng, thanh nhã. Phở Dậu bởi vậy mà khắc họa những giá trị văn hóa Sài Gòn cổ xưa hơn 60 năm qua.
Theo Zìng
Bánh nếp ở phố
Bánh nếp, bánh khoai vẫn bán chạy ở phố bên cạnh bao nhiêu thứ quà bánh mới thơm phức mùi bơ sữa, mứt quả, vani.
Ảnh: Hương Nguyễn
Duyên khoai duyên nếp
Bánh nếp, bánh khoai thực sự là những vị bánh quê duyên dáng. Tuy nhiên, vì quá giản dị, nên thức quà này nhiều lúc tưởng bị lãng quên trong "vũ trụ những người thích ăn thịt" bây giờ. "Nhưng có điều hay là sẽ luôn luôn có những người nhớ đến vị bánh mộc mạc của bánh khoai, bánh nếp đó. Không ai quên được vị bùi bùi của đỗ trộn lẫn với hạt tiêu. Cũng không ai quên được cái dẻo dính của bánh nếp, hay cảm giác mát lịm lưỡi và màu thoáng trắng tím của vỏ bánh khoai", ông Vũ Thế Long, một chuyên gia nghiên cứu ẩm thực, cho biết.
Ở Hà Nội, người ta có thể ăn quà bánh ở nhiều chợ nổi tiếng. Hàng bánh quê đông chủng loại nhất là ở Đinh Liệt với các loại bánh dày có nhân và không nhân, bánh giò, bánh gai, bánh xu xê... Dãy hàng bánh giò ở chợ Hôm hay bắt chẹt khách đã mua là phải mua cả bánh giò lẫn giò chả, thành ra một xuất tú ụ đủ no cho đàn ông ăn đi làm. Nhưng bánh nếp bánh khoai thì ít hàng hơn, cũng khó tìm hàng ngon hơn. Vì vỏ nếp chỉ cần dày một chút, không đủ đậm một chút là sẽ đớ ra, ngấy không chịu được dù chẳng có mỡ màng gì. Hoặc khi vớ phải chiếc bánh khoai sượng thì người ta sẽ hiểu thế nào là vô duyên.
Thành thử, có vài điểm bán bánh khoai bánh nếp nổi thì bánh đi nhanh liên tục, luân chuyển để tươi liên tục. Bánh nếp bánh khoai nhà bà Lũy ở chợ Hôm. Bánh nếp bánh khoai nhà Linh's Kitchen. Linh còn trẻ, là con gái của nghệ nhân ẩm thực Ánh Tuyết, chuyên trị cỗ nguyên thủ. Bánh nếp nhà Linh đa dạng đủ cả mặn ngọt. Nhà hàng Bể Cá cũng có món bánh nếp rất duyên. Linh's Kitchen và Bể Cá đều chung nhau món bánh nếp mặn, trong đó có cả loại nhân đỗ và loại nhân tôm thịt.
Cải tiến bánh xưa
Vũ Kiều Linh cho biết, để phục vụ khách, chiếc bánh cũng đều có cải tiến ít nhiều. Việc đầu tiên là cỡ bánh, thứ nữa là tỷ lệ nhân. "Khách hiện tại thích ăn bánh nếp có vỏ mỏng, nhân nhiều. Tuy nhiên, tổng thể bánh thì không cần to. Nhỏ thôi để ăn không thấy nhiều quá và có thể ăn chung với giò chả nếu muốn", chị Linh nói. Ăn bánh nếp bánh khoai với giò chả là cách ăn mới phát sinh, không phải cách thanh tao đơn giản cách đây vài chục năm.
Loại nhân bánh nếp tôm thịt là "sáng kiến" thú vị trong thời gian gần đây. "Bánh nếp tôm thịt thì dùng vai đầu giòn xay và tôm rảo tươi băm rối. Tiêu cũng quan trọng. Tôi dùng hồng tiêu Phú Quốc vì thơm và cay sâu. Bánh nếp cần phải có nhiều tiêu cay thơm để giảm ngấy và cân bằng thịt mỡ", chị Thu Hương, chủ nhà hàng Bể Cá nói. Chị Hương chỉ chuyên bánh nếp mặn, khác với nhà Linh's Kitchen có cả mặn lẫn ngọt.
Có thể có người băn khoăn bánh nếp tôm thịt khác gì bánh ít nhân tôm ở miền Trung. Chị Hương cho biết: "Cảm hứng cho món này chính là bánh ít tôm thịt nhưng tôi điều chỉnh để hợp với khẩu vị và thói quen ăn thanh của người Hà Nội đó là giảm đường, giảm mặn và không có hành mỡ tôm chấy rắc bên ngoài. Bánh nếp tôm thịt ăn sẽ thanh hơn bánh ít".
Hiện tại, bánh nếp có thể bảo quản trong ngăn đá. Tới khi ăn, bánh được hấp nóng trong 30 phút. Mặc dù vậy, nhiều nhà bánh ngon vẫn rất bảo thủ, giữ cách làm tươi mỗi ngày. Người làm bánh sống cả ngày với đời bánh. Lá phải được chuẩn bị từ hôm trước: rửa lá, phơi lá, xử lý cho lá thật dẻo. Gạo và đỗ phải ngâm từ đêm hôm trước. Sáng sớm phải xay bột, sú bột. Đồ đỗ, làm nhân, rồi sau đó là nặn bánh, vào lá, hấp bánh. Cầu kỳ là vậy, nên bánh nếp quê vẫn tiếp tục "phong tỏa" người ăn ở phố Hà Nội. Nó mang lại cảm giác ăn quà rất thanh bình, lan mãi theo chân những người giao hàng bằng xe máy.
Theo Thanhnien
Đặc sản giun cát kỳ dị giá bạc triệu của biển Quảng Ninh Nhìn cảnh những con giun hồng trắng trơn láng, lúc nha lúc nhúc khiến không ít thực khách phải nổi da gà, nhưng liệu có bao người biết rằng đây là loại đặc sản quý hiếm ở vùng biển Quảng Ninh Những bãi cát ven biển Quảng Ninh là nơi sinh sống của loài thân mềm từng được coi là linh hồn của...