Quân phiến loạn Mali Tuareg kí kết thỏa thuận ngừng bắn tại Kidal
Hai ngày sau khi cuộc đụng độ với quân đội diễn ra đe dọa sẽ đưa đất nước trở lại tình trạng bạo loạn, quân phiến loạn tại phía bắc Mali đã đồng ý kí kết thỏa thuận ngừng bắn tại cuộc hội đàm Kidal.
Ông Mohamed Ould Abdelaziz (trái) trước đó đã kêu gọi chính quyền Mali tham gia vào
cuộc đối thoại với quân phiến loạn
Ba nhóm quân phản loạn của Tuareg chiếm đóng các thị trấn trọng yếu của miền Bắc Kidal đã kí kết thỏa thuận này sau khi hội đàm với chủ tịch Liên minh Châu Phi, ông Mohamed Ould Abdelaziz.
Khoảng 20 binh lính Malian đã tử trận kể từ cuộc đụng độ diễn ra vào hôm thứ 4 (21/5). Những người li khai đã hoàn toàn kiểm soát miền bắc Mali trong những ngày gần đây. Vào năm 2012, một cuộc nổi dậy của Tuareg tại miền bắc Mali đã dẫn tới một cuộc đảo chính quân sự tại thủ đô Bamako và quân hồi giáo đã tiếp quản miền Bắc.
Video đang HOT
Ông Abdelaziz, Tổng thống Mauritania đã bay tới Kidal vào thứ 6 (23/5) để gặp các nhóm quân phiến loạn trong đó bao gồm cả phong trào giải phóng Azawad (MNLA). Phát ngôn viên của quân phiến loạn khẳng định về thỏa thuận ngừng bắn và ông cũng cho biế quân phiến loạn sẽ vẫn giữ nguyên vị trí của họ.
Bộ trưởng An ninh nội địa, ông Sada Samake thay mặt cho chính phủ Malian kí kết thỏa thuận ngừng bắn vào hồi 21:30 GMT, thứ 6 (23/5).
Các phóng viên cũng cho biết, thỏa thuận ngừng bắn bao gồm cam kết tham gia các cuộc đàm phán và thả tự do 300 tù nhân Tuareg đang bị giam giữ tại thủ đô.
Quân phiến loạn đã chiếm giữ tòa nhà chính phủ, giết chết ít nhất 8 người và giam giữ 30 con tin. Sau đó các con tin đã được thả tự do. Những người li khai cũng cho biết họ đã đánh bại lực lượng chính phủ ở thị trấn vào thứ 4 (21/5)
Các binh lính MNLA cũng đã nắm quyền kiểm soát một số thị trấn khác ở phía Bác, bao gồm Menaka, Agelhok, Anefis and Tessalit. Trước đó vào thứ 6 (23/5) họ cho biết rằng họ đã bao vây thành phố trung tâm Gao. Trước tình hình này, Chính phủ Malian và Pháp đã kêu gọi lệnh ngừng bắn ngay lập tức.
Theo ANTD
Khí đốt từ Mỹ không thể ảnh hưởng xuất khẩu năng lượng của Nga
Tổng thống Nga Putin đã loại bỏ khả năng nguồn cung khí đốt từ Mỹ sang châu Âu sẽ làm ảnh hưởng tới doanh thu bán khí đốt của Nga và cho biết các công ty Mỹ nên tập trung thị trường châu Á.
"Nhằm xuất khẩu khí đốt hoá lỏng, cơ sở hạ tầng phải được xây dựng ở cả hai bờ Đại Tây Dương và chắc chắn cả Mỹ và châu Âu đều hiểu điều đó. Điều này sẽ tiêu tốn cả thời gian lẫn tiền bạc", tổng thống Putin nói với các lãnh đạo công ty trong hội nghị kinh tế quốc tế ở St. Pertersburg.
"Giá khí đốt ở vùng châu Á Thái Bình Dương đang cao hơn khoảng 1,6 lần so với châu Âu. Đó là minh chứng cho việc các công ty Mỹ đầu từ vào thị trường châu Á sẽ có lãi hơn. Không ai muốn bỏ qua một cơ hội để kiếm được nhiều tiền hơn", ông Putin nói thêm.
Ông Putin nhận định rằng Mỹ chưa thể thay thế được mọi hoạt động cung cấp khí đốt từ Nga
Sau khi công nghệ "phân rã thuỷ lực" bùng nổ ở Mỹ, điều đang dần khiến nước này vượt Nga trở thành nhà sản xuất khí đốt lớn nhất thế giới, Washington đã thay đổi lại lệnh giới hạn xuất khẩu khí đốt. 7 công ty đã được trao quyền xuất khẩu và rất nhiều cảng khí hoá lỏng, cần thiết cho việc xuất khẩu, đang được xây dựng.
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là Mỹ có thể thay thế Nga trong mọi hoạt động cung cấp khí đốt. Năm 2013, riêng tập đoàn Gazprom đã đạt mức xuất khẩu 162,7 tỉ m3 khí đốt sang châu Âu, chiếm khoảng 1/3 nhu cầu khu vực này. Để thay thế được điều đó, Mỹ phải điều chỉnh 1/4 lượng khí đốt của mình sang châu Âu. Hơn nữa, cơ sở hạ tầng để vận chuyển khí đốt từ Mỹ sang châu Âu mới chỉ được lên kế hoạch xây dựng vào khoảng năm 2017 đến 2020.
"Giá khí đốt từ Nga rất cạnh tranh, và điều quan trọng là chúng tôi đặt giá sau khi đã nghiên cứu rất kĩ những nhân tố có thể khiến nó thay đổi", tổng thống Putin nói về những hợp đồng lâu dài mà Gazprom kí kết với các khách hàng quốc tế.
Ngoài việc phân tích về khí đốt của Mỹ, ông Putin khẳng định Nga sẽ tiếp tục phát triển ngành công nghiệp năng lượng: "Chúng tôi không những có kế hoạch duy trì và phát triển vị thế của mình là một nhà sản xuất khi đốt hàng đầu, mà sẽ còn cố gắng trong việc thay đổi chất lượng trong ngành công nghiệp này".
Nga mở cảng khí hoá lỏng đầu tiền ở vùng Sakhalin vào năm 2009 và có kế hoạch mở thêm 4 cảng tương tự trong những năm tới. Tất cả đều nằm ở vùng duyên hải phía đông đất nước.
Theo ANTD
Nga Kazakhstan hợp tác hiện đại hoá xe tăng T72 Nga sẽ hợp tác với Kazakhstan để hiện đại hoá xe tăng T-72 thời Xô-viết cùng nhiều phương tiện quân sự bọc thép khác, phó giám đốc hợp tác quân sự và kĩ thuật Nga Konstantin Biryulin cho biết vào hôm 23/5. "Dây chuyền sản xuất xe tăng hộ công BMPT-2 là một trong những dự án mà liên doanh Nga - Kazakhstan...